CPTPP và thách thức của ngành chăn nuôi

09:01 20/02/2019
Với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ngành chăn nuôi Việt Nam được nhận định đã và đang ngày càng đối mặt với nhiều khó khăn hơn là cơ hội, mặc dù trong năm 2018 ngành chăn nuôi trong nước đã có những bức phá thoát ra được sự khủng hoảng về giá.


Trong thời gian tới, để hội nhập với “sân chơi” chung của CPTPP, ngành chăn nuôi trong nước cần nỗ lực đổi thay, hình thành nền chăn nuôi chuyên nghiệp...

Năm 2017 ngành chăn nuôi lợn trong nước rất khó khăn khi giá lợn hơi thấp kịch điểm chỉ còn khoảng 20.000 - 25.000 đồng/kg, người chăn nuôi lỗ lớn. Nhưng đến 2018, sau khi thực hiện các giải pháp của Chính phủ và của bộ, ngành liên quan, giá lợn hơi đã hồi phục trở lại với mức khoảng 45.000 - 50.000 đồng/kg. Đây là giá tốt để người chăn nuôi có lãi và người tiêu dùng (NTD) chấp nhận được. Như vậy, năm 2018, ngành chăn nuôi được mùa, được giá, có lợi cho người chăn nuôi và DN.

Thịt lợn có truy xuất nguồn gốc đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.

Nếu như trước đây, Việt Nam chỉ có thể xuất khẩu lợn sữa và lợn choai sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch thì trong năm 2018 Việt Nam đã xuất khẩu được thịt lợn tươi đông lạnh sang Myanmar theo đường chính ngạch. Mặc dù số lượng thịt xuất chưa lớn, nhưng có thể khẳng định vị thế của thịt lợn Việt Nam tại thị trường xuất khẩu. Theo số liệu của Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), năm 2018 Việt Nam xuất khẩu 550 triệu USD các sản phẩm chăn nuôi gồm: Thịt lợn sữa các loại đông lạnh, trứng vịt muối, mật ong, sữa và các sản phẩm từ sữa.

Từ những kết quả đạt được của ngành chăn nuôi trong năm 2018, nhiều ý kiến cho rằng Hiệp định CPTPP có hiệu lực từ đầu năm 2019 thì ngành chăn nuôi trong nước sẽ có nhiều thuận lợi hơn là khó khăn. Tuy nhiên, theo nhận định của ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi: Khi tham gia CPTPP, thì ngành chăn nuôi trong nước gặp khó khăn nhiều hơn là thuận lợi.

Cụ thể, trong số các quốc gia thành viên của CPTPP, Việt Nam sẽ gặp bất lợi về các sản phẩm thịt bò và sữa từ các nước có ngành chăn nuôi với trình độ vượt trội là Canada, Australia và New Zealand. Một khó khăn nữa đó là số lượng nông dân tham gia vào ngành chăn nuôi của Việt Nam còn quá lớn nhưng quy mô nhỏ với gần 8 triệu hộ chăn nuôi gia cầm, 3 triệu hộ chăn nuôi lợn và khoảng 2 triệu hộ dân chăn nuôi trâu bò.

Điều này khiến khả năng áp dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao để hạ giá thành, nâng chất lượng sản phẩm vẫn còn khá khó khăn. Ngoài ra, việc tổ chức, liên kết theo chuỗi giá trị trong ngành chăn nuôi hiện vẫn còn lỏng lẻo, khiến ngành chăn nuôi tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững.

Thực tế cho thấy, ngoài những yếu tố trên thì ngành chăn nuôi trong nước vẫn chưa khắc phục triệt để tình trạng dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường... trong khi đó, tại thị trường xuất khẩu như Nhật Bản, Australia, New Zealand… lại có hàng rào kỹ thuật khá cao, sản phẩm chăn nuôi của DN Việt Nam muốn tiếp cận, mở rộng vào các thị trường này cần phải đạt được yêu cầu về kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ở chiều ngược lại, sản phẩm chăn nuôi từ các nước thành viên CPTPP sẽ ồ ạt nhập vào thị trường Việt Nam khi thuế khập khẩu giảm xuống 0% theo lộ trình của CPTPP. Điều này, đã tạo áp lực khi ngành chăn nuôi trong nước chưa chuẩn bị kỹ để trở thành ngành chăn nuôi chuyên nghiệp.

Hiện, việc sắp xếp, quy hoạch lại ngành chăn nuôi đã trở nên cầp thiết khi đầu năm 2019, CPTPP đã có hiệu lực và Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu ngành nông nghiệp phải phấn đấu trong 10 năm nữa, đưa Việt Nam lọt vào nhóm 15 quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhất thế giới.

Trong năm 2019, riêng ngành chăn nuôi, phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất trên 4,15%; tổng sản lượng thịt các loại 5,59 triệu tấn, tăng 4,1% so với năm 2018. Trong đó, sản lượng thịt lợn hơi khoảng 3,96 triệu tấn, tăng 4%; sản lượng thịt gia cầm khoảng 1,16 triệu tấn, tăng 5,7%; sữa khoảng 1,05 triệu tấn, tăng 9,3%; trứng các loại khoảng 12,57 tỷ quả, tăng 6,6%. Phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi từ 550 triệu USD trong năm 2018 lên 800 triệu USD trong năm 2019...

Để ngành chăn nuôi hội nhập sâu vào “sân chơi” cùng với các quốc gia thành viên CPTPP cũng như đạt được mục tiêu đề ra cho ngành chăn nuôi, theo Bộ NN&PTNT mục tiêu trước mắt trong năm 2019 là phải phát triển mạnh và nhanh hơn nữa về ngành chăn nuôi.

Giải pháp cụ thể đó là phải hoàn thiện các văn bản pháp quy để thực thi Luật Chăn nuôi; Tập trung phát triển chăn nuôi theo chuỗi liên kết, dần loại bỏ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Tập trung ổn định thị trường, tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh; chú trọng kiểm soát chất lượng vật tư, an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo thói quen cho người chăn nuôi, người giết mổ, chế biến thực phẩm nói không với chất cấm, hóa chất công nghiệp trong sản phẩm chăn nuôi.

T.Hà

Bộ Công an vừa ban hành hướng dẫn tuyển sinh CAND năm 2025 với các trình độ đào tạo đại học chính quy tuyển mới, trung cấp CAND và tuyển sinh văn bằng 2 đối với công dân đã tốt nghiệp trình độ đại học trở lên. Trong đó, tuyển sinh trình độ đại học chính quy tuyển mới đối với học sinh tốt nghiệp THPT vào các học viện, trường CAND từ nhiều năm nay luôn nhận được sự quan tâm lớn từ học sinh và dư luận xã hội.

Ngày 1/4, Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết, Cơ quan CSĐT đang tạm giữ đối với Huỳnh Tấn Tài (SN 2009, ngụ tại xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) để điều tra về hành vi giết người xảy ra tại thị trấn Tam Bình (huyện Tam Bình).

Sau bao năm sống trong những ngôi nhà tạm bợ, dột nát, giờ đây hàng nghìn hộ dân ở Đắk Lắk đã có được những căn nhà mơ ước. Những căn nhà không chỉ nhận được sự hỗ trợ, quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhà hảo tâm mà ở đó, còn có những giọt mồ hôi, những tình cảm sâu sắc của hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ ở địa phương...

Các chính sách liên quan đến việc quy hoạch, bố trí quỹ đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư… chưa đồng bộ khiến nhà ở chưa phát triển mạnh, ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 theo đề án của Chính phủ. Đây là những đánh giá của các nhà quản lý, các chuyên gia tại toạ đàm “Giải pháp đảm bảo có ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội”: Vấn đề thực hiện chính sách do Báo Nông thôn ngày này (Danviet.vn) tổ chức ngày 1/4.

Từ khi đặt chân tới Myanmar, mảnh đất đang chịu nhiều đau thương bởi động đất, các CBCS của Đội CNCH Bộ Công an Việt Nam đã nỗ lực chạy đua với thời gian, vượt qua mọi khó khăn giúp người dân vùng động đất. Thời gian nghỉ ngơi để ăn uống được toàn Đội rút ngắn hết sức có thể nhằm chắt chịu từng giây phút cho nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn các nạn nhân còn đang mất tích.

Sáng nay (1/4), một tổ công tác của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đã đến thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) thực thi lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Tiến Hải (SN 1985, trú ở thôn 4, xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) về hành vi gây rối trật tự công cộng theo quy định tại điều 318 BLHS.

Sáng 1/4, Công an thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đang điều tra làm rõ vụ đánh bác sĩ gây thương tích khi đang làm việc tại Trung tâm y tế huyện Chư Sê.

Bộ Công an đã xác định “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” là tổ chức khủng bố, phản động lưu vong. Mặc dù thời gian qua, nhiều đối tượng tham gia tổ chức này đã bị cơ quan Công an xử lý nghiêm nhưng vì sự mù quáng, sự ảo tưởng nên nhiều đối tượng khác vẫn bất chấp pháp luật để móc nối, viết đơn xin gia nhập vào tổ chức này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.