Cần tính tới các giải pháp phục hồi du lịch sau dịch bệnh do virus Corona

18:49 05/02/2020
Làm thế nào để hạn chế tối đa các tác động từ dịch bệnh ngay trong thời điểm hiện tại cũng như sau khi hết dịch nhằm phục hồi du lịch là bài toán chung và cũng là chủ đề thu hút đông đảo người làm quản lý, doanh nghiệp hoạt động du lịch, dịch vụ liên quan tại hội nghị trực tuyến “Giải pháp hạn chế tác động của dịch bệnh viêm hổi cấp do chủng mới của virus Corona đối với du lịch Việt Nam” chiều ngày 5-2.

Chủ trì cuộc họp, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam đặt vấn đề: Tác động tiêu cực của dịch bệnh với ngành du lịch đến thời điểm này đã rõ ràng. Không chỉ lượng khách du lịch giảm trong thời điểm có dịch mà ngay cả khi dịch kết thúc thì du lịch cũng là ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất, sớm nhất, gặp nhiều khó khăn nhất. Làm thế nào để tận dụng sức lao động, trí tuệ tập thể của toàn ngành… để cùng phòng, chống dịch, vừa hạn chế tác động tiêu cực của dịch đối với du lịch trong thời điểm đang có dịch và tập trung khôi phục phát triển du lịch ngay khi dịch qua đi thì cần phải tính ngay từ bây giờ.

Hội nghị thu hút đông đảo các nhà quản lý, các hiệp hội, doanh nghiệp lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực liên quan

Về vấn đề này, ông Phùng Quang Thắng, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, Giám đốc Lữ hành Hanoitourist nhận định: Du lịch vốn là ngành nhạy cảm với thiên tai, tự nhiên, chiến tranh, dịch bệnh… trên thế giới. Dịch bệnh do virus Corona gây ra đã không chỉ làm thiệt hại to lớn cho nhiều nền kinh tế, làm suy giảm tốc độ tăng trưởng mà còn trực tiếp làm suy giảm ngành du lịch. 

Tại Việt Nam, du lịch ở vị thế tăng trưởng cao kỷ lục trong tháng 12 năm 2019, đầu tháng 1-2020 ngay lập tức rơi vào khủng hoảng mà nguyên nhân trực tiếp là dịch bệnh do virus Corona. Tình trạng hủy tour đã đặt, hủy đặt chỗ, hủy dịch vụ, không lên kế hoạch đi du lịch… là phổ biến. Ước tính thiệt hại đối với ngành du lịch là hàng chục ngàn tỷ đồng. 

Đặc biệt, mối nguy hiểm do dịch bệnh đã buộc nhiều quốc gia hành động quyết liệt, nhiều đường bay của các hãng hàng không không thể tiếp tục duy trì, do vậy, nhiều khách du lịch hiện nay còn đang mắc kẹt tại một số điểm đến như Khánh Hòa, Đà Nẵng… Các doanh nghiệp hiện nay đang phải gồng mình vừa phòng chống dịch, vừa phục vụ, giải quyết các tình huống phát sinh.

Nhiều khu, điểm du lịch đã trở thành “sa mạc”, so sánh với những gì đã xảy ra với ngành du lịch khi dịch SARS cách đây 17 năm thì ảnh hưởng của dịch bệnh do virus Corona đã tác động mạnh mẽ hơn đối với ngành du lịch. Dịch bệnh theo dự báo có thể sẽ kéo dài và khó có thể khắc phục trong vòng vài tháng. Do vậy, có thế xem đây là một cuộc “khủng hoảng” tác động tiêu cực tới nhiều doanh nghiệp du lịch và người lao động trong lĩnh vực du lịch. …

Hội nghị có sự tham gia thảo luận sôi nổi ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam

Trao đổi tại hội nghị, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Lữ hành Quốc tế Thái Sơn (Nghệ An) đã bật khóc và cho biết tình trạng khách hủy tour nhiều, dòi tiền đặt cọc nhưng làm việc với các đối tác, kể cả hãng hàng không, có những tour, đối tác không đồng ý hoàn phí đặt vé vì việc hoàn hủy vé phải theo quy định, có ngày tháng cụ thể, không phải hủy tour là được hoàn phí đã đặt cọc dịch vụ trước.

Bức xúc của chị cũng là nỗi niềm chung của nhiều doanh nghiệp. Không ít doanh nghiệp lên tiếng “kêu cứu” vì khách hủy tour nhiều, trong khi  đơn vị đã chuyển tiền đặt cọc sử dụng các dịch vụ phục vụ tour như lưu trú, đi lại, ăn ở… 

Với các tour đi Trung Quốc thì đã tương đối rõ ràng nhưng hiện tại, rất nhiều tour khai thác thị trường khác cũng đã hủy nhưng chưa có thông tin về việc được hoàn tiền đặt cọc. Nhiều doanh nghiệp cũng cho hay, các văn bản chỉ đạo chống dịch thời qua nhiều nhưng rất chung chung. Nhiều đơn vị lúng túng, muốn mua khẩu trang, địa chỉ y tế cần thiết khi có trường hợp nghi nhiễm bệnh nhưng cơ quan quản lý chưa cung cấp hoặc sau đó cung cấp muộn.

Ông Hoàng Văn Tuyên Chủ tịch Hiệp hội Du lịch của Lào Cai thông tin: Hiện nay có khoảng 30% đến 50% khách sạn tại Lào Cai bị hủy dịch vụ, di lịch tỉnh đang thiệt hại rất lớn. Sau dịch, du lịch Lào Cai còn tiếp tục khó khăn vì rất khó trông chờ vào nguồn khách du lịch từ Trung Quốc. Vì vậy, ngay từ bây giờ, du lịch Lào Cai đã chuyển hướng tập trung khai thác thị trường nội địa và các thị trường khác.

 “Nhưng vấn đề là làm sao kích cầu và chống khủng hoảng ngay sau dịch. Cần có giải pháp để có sự phối hợp tốt nhất giữa các hãng lữ hành, nhà hàng, khách sạn, hãng vé máy bay để giữ chân du khách trong thị trường nội địa và các thị trường quốc tế chúng ta đang hướng tới. Vì các nước ở ngay cạnh chúng ta cũng sẽ có những chính sách kéo khách về với họ sau dịch”. Ông Tuyên chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Bảo, Chủ tịch Hiệp hội du lịch tỉnh Quảng Ninh cũng cho hay, khách đến Quảng Ninh giảm đến 90% mặc dù hiện nay Quảng Ninh chưa phát hiện trường hợp nào. Dịch vụ tham quan Hạ Long, cùng thời điểm này, năm trước đón 12.000 lượt người/ngày, hiện nay chỉ còn 3.000 lượt/ngày và sắp tới còn thấp nữa. Đang có dịch, khách sạn có thể cho lao động tam thời nghỉ việc nhưng có những dịch vụ vẫn phải nuôi lao động như như đội tàu du lịch hơn 500 chiếc với trên 4.000 lao động, họ vẫn phải trực, phải trả lương, trong khi không hoạt động.

Khẳng định dịch bệnh đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến du lịch và du lịch sẽ còn tiếp tục chịu nhiều ảnh hưởng sau dịch, tại hội nghị, các đại biểu 3 miền cũng đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm, giải pháp trong chủ động phòng, chống dịch bệnh. 

Nhiều giải pháp nhằm khắc phục hậu quả của dịch bệnh cũng được đề xuất như chung sức, phối hợp xây dựng các chiến dịch kích cầu ngay sau khi dịch kết thúc, chủ động ây dựng kế hoạch và dự kiến thời điểm tổ chức các hoạt động xúc tiến lại các thị trường du lịch quốc tế và nội địa, trong đó đặc biệt quan tâm thúc đẩy du lịch nội địa. Những thị trường du lịch quốc tế không nằm trong vùng dịch vẫn đang diễn ra tương đối bình thường cần đẩy mạnh hoạt động… 

Cần có kế hoạch giữ gìn lực lượng nhân sự của doanh nghiệp trong giai đoạn khủng hoảng vì dịch bệnh thông qua các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, chỉnh trang, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi với công tác quản lý. Hiệp hội Du lịch Việt Nam cần kiến nghị chính phủ có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch đẩy mạnh thu hút khách vào Việt Nam như tiền điện nước, thuê đất, giảm thuế VAT, miễn visa…

Tiếp thu các ý kiến, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết, Hiệp hội sẽ tiếp thu các ý kiến, chọn lọc và từng bước kiến nghị tới các cơ quan chức năng phù hợp….


N.Hoa

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Ngày 23/11, Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thông tin, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 23/11, Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án “Điều khiền phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải của Nước CHXHCN Việt Nam” của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để tiến hành điều tra theo quy định pháp luật. Đồng thời, các cơ chức năng, đại lý hàng hải được chủ tàu ủy quyền, công ty bảo hiểm cũng đang phối hợp chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm môi trường và khắc phục hậu quả vụ tai nạn.

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文