Chanh đào rớt giá thảm hại

08:11 09/10/2017
Quyết định chuyển hơn 2ha đất đồi núi từ trồng ổi sang trồng chanh đào, nhưng 2 năm nay, anh Doãn Ngọc Tuấn ở Lương Sơn, Hòa Bình lại rơi vào cảnh thất thu.

Chanh đào 2 vụ nay đều có giá rất thấp, giá đầu mùa còn được 15.000 đồng/kg, nhưng vào chính vụ thì thương lái thu mua tại vườn chỉ còn 6.000 đồng/kg, và từ tháng 9 tới nay thì chỉ còn 3.000 – 4.000 đồng/kg. Nhiều hộ gia đình không buồn cắt bán, cứ để già tại vườn”, anh Tuấn cho hay.

Không chỉ riêng gia đình anh Tuấn, mà hàng nghìn hộ nông dân trồng chanh đào 2 – 3 năm trở lại đây đều rơi vào cảnh thất thu vì giá chanh quá rẻ. Theo khảo sát tại một số chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội như chợ đầu mối phía Nam (Hoàng Mai, Hà Nội), chợ đầu mối Long Biên (Long Biên, Hà Nội), chợ đầu mối Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội), giá chanh đào được đổ buôn từ 3.000 – 5.000 đồng/kg.

Sở dĩ giá chanh đào liên tục rớt giá trong 2-3 vụ gần đây là bởi, những năm trước, việc trồng chanh đào mang lại thu nhập cao nên nông dân ở khắp nơi đã mở rộng diện tích trồng, như Hòa Bình, Hà Nội, Ninh Bình, Bắc Giang, Quảng Ninh,… khắp nơi đều trồng chanh đào, dẫn tới cung vượt cầu. “5 – 6 năm trước, người dân đổ xô ngâm chanh đào với mật ong, đường phèn để chữa ho, dùng rất tốt nên chanh đào mới được giá. Thời điểm đó, giá chanh đào thường ở mức 50.000 – 60.000 đồng/kg, thậm chí là 70.000 đồng/kg. Thấy có lời nên nông dân đua nhau trồng đã khiến chanh đào rơi vào cảnh thừa thãi, giá rớt thảm hại”.

Chanh đào rớt giá thảm hại nhiều nơi nông dân đã tính chặt bỏ, chuyển đổi cây trồng khác.

Theo chị Đồng Thị Khánh, một tiểu thương buôn bán hoa quả ở chợ đầu mối phía Nam, ngoài nguyên nhân thị trường đã bão hòa, cung đang vượt  cầu thì năm nay, nắng nóng cũng ít, chủ yếu mưa mát trời nên lượng chanh mà người dân sử dụng cũng giảm đi đáng kể.

Do chanh đào liên tục mất giá trong 2 – 3 vụ gần đây, nên nông dân ở một số nơi đã bắt đầu chặt bỏ chanh đào để chuyển sang những loại cây trồng khác như mít, na. Tại Hòa Bình, nhiều hộ nông dân ở TP Hòa Bình, huyện Tân Lạc, Cao Phong, Lương Sơn, Kim Bôi đã bày tỏ ý định sau khi kết thúc vụ chanh năm nay sẽ chặt bỏ để trồng mít, bưởi hoặc cam.

Anh Nguyễn Xuân Trường ở xóm Mới, xã Thu Phong (Cao Phong, Hòa Bình) cho biết: “Cũng như năm ngoái, nhiều thương lái đi xem vườn rồi chê quả nhỏ, quả xấu, trả giá rẻ như cho. Nếu tính công cắt thì người trồng không được là mấy. Không như các loại hoa quả khác, chanh thu hoạch rất khó bởi nhiều gai, quả nhỏ. Thuê người đi cắt chanh cũng khó và công cao. Người cắt quen mỗi ngày được trên dưới 1 tạ. Trả công cắt, người trồng chỉ còn được 2.000 - 3.000 đồng/kg. Trước tình hình giá chanh rẻ như vậy, nhiều người tận dụng thu rồi chặt bỏ cây mặc dù đang kỳ trưởng thành cho năng suất cao. Cuối vụ, tôi cũng chặt tỉa cây để đỡ công chăm sóc và cho cây khác lên”.

Một số chuyên gia nông nghiệp cho rằng, nếu cứ còn tình trạng nông dân nuôi trồng theo phong trào thì việc “được mùa rớt giá” sẽ lặp đi lặp lại, không chỉ đối với chanh mà với tất cả cây trồng, vật nuôi khác. Để giảm tình trạng này, giảm thiệt hại thì nông dân phải chủ động, tiếp cận, tìm hiểu thị trường, cộng với định hướng của cơ quan chuyên môn để có phương án sản xuất.

Đã sang thế kỷ XXI, cách mạng công nghệ 4.0, nông dân không thể chỉ dựa vào Nhà nước, mà phải chủ động trong sản xuất, nắm bắt thị trường để sản xuất theo thị trường, bỏ dần thói quen sản xuất theo phong trào”, một chuyên gia nông nghiệp bày tỏ.

Diệp Linh

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文