Chính sách tiền tệ cần thích ứng kịp thời với các biến động kinh tế
Chiều 11-4, tại Hà Nội, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách ( Trường ĐH Kinh tế- Đại học Quốc gia- VEPR) công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam quý I/2019.
- Brexit có nguy cơ đẩy Campuchia vào khủng hoảng kinh tế?
- Truyền thông Triều Tiên đánh giá cao tiềm năng kinh tế của Việt Nam
- Đảm bảo an ninh trật tự, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội
- “Lôi” kinh tế ngầm ra ánh sáng: Giảm tham nhũng, tăng quy mô nền kinh tế
- Sẽ công bố số liệu thống kê về khu vực kinh tế chưa được quan sát
- Xung đột kinh tế - văn hóa trong phát triển du lịch tâm linh
- Phát huy tinh thần tự lực, tự cường ở vùng kinh tế trong điểm miền Trung
- Thu hút đầu tư nước ngoài đóng góp lớn sự phát triển của nền kinh tế
Trong đó, nhóm nghiên cứu phân tích, tỷ giá trung tâm của Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đà tăng nhẹ từ đầu quý 4/2018 cho đến hết quý 1/2019. Cụ thể, tính đến hết tháng 3, tỷ giá trung tâm tăng gần 1% so với cùng kỳ năm 2018.
Thực tế này cho thấy Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tỷ giá theo mức độ hợp lý. Mức tăng này thấp hơn mức 1,8% của quý 4/2018, nguyên nhân do tiến trình bình thường hoá chính sách tiền tệ tại các nước lớn đã giảm bớt giúp Ngân hàng Nhà nước nhẹ gánh nặng điều chỉnh lãi suất, tỷ giá.
Tỷ giá giao dịch VND/USD của ngân hàng thương mại trong quý 1/2019 neo sát mức trần 3% (so với tỷ giá trung tâm) mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra, tuy có một số biến động nhẹ trước Tết. Tỷ giá giao dịch tại các ngân hàng thương mại vào thời điểm 31/3/2019 ở mức 23.250 VND/USD, tăng không đáng kể so với quý 4/2018 tại 23.245 VND/USD và cao hơn 1,8% so với cùng kỳ 2018.
Trước Tết, thị trường thường chứng kiến hoạt động chuyển đổi mạnh từ ngoại tệ sang VND. Nhu cầu VND những ngày cao điểm thanh toán, chi trả đã đẩy tỷ giá VND/USD giảm xuống 23.196 VND/USD (ngày 28/1/2019), tỷ giá trung tâm cũng được điều chỉnh xuống mức thấp trong quý tại 22.858 VND/USD.
Bản báo cáo cũng cho biết, đầu quý 1/2019, Ngân hàng Nhà nước đã bắt đầu mua ròng ngoại hối, linh hoạt giải quyết được nhu cầu VND trong đợt Tết và gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia.
Nguyên nhân là nhờ tỷ giá thị trường ngoại tệ trong quý 1 ổn định, nguồn cung ngoại tệ đầu năm dồi dào, thanh khoản trên thị trường tốt. Bên cạnh đó, so với cùng kỳ năm 2018, lãi suất liên ngân hàng quý 1/2019 có xu hướng cao, biên độ dao động hẹp hơn trong khoảng 3,38% (giữa tháng 1) cho tới 5,6% (cuối tháng 2 – trước Tết Nguyên đán).
Cổ phần hóa khu vực DNNN gần như không có sự tiến triển trong suốt một năm qua. Khó khăn trong quá trình định giá tài sản và tâm lý sợ trách nhiệm dường như đang là những rào cản chính của quá trình này |
“Sức ép từ tiến trình bình thường hóa tiền tệ ở các nền kinh tế lớn trên thế giới đã giảm bớt. Điều này sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước bớt áp lực hơn trong việc điều hành tỷ giá và lãi suất. Chúng tôi cho rằng, hai biến số này sẽ không có sự biến động nhiều trong năm 2019 và có thể nằm trong mức mục tiêu đã đề ra”. Nhóm nghiên cứu nhận định.
Chuyên gia tài chính ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm mất đi một phần thanh khoản cho các ngân hàng, khi đó các ngân hàng phải đẩy lãi suất lên để thu hút tiền gửi. |
Chuyên gia tài chính ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm mất đi một phần thanh khoản cho các ngân hàng, khi đó các ngân hàng phải đẩy lãi suất lên để thu hút tiền gửi.
Đây là điểm góp phần tăng lãi suất, tuy nhiên việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc có nghĩa các ngân hàng phải gửi một khoản tiền với Ngân hàng Nhà nước và khi các ngân hàng cần tiền có thể lấy ra. Về sinh lời thì điều này không tốt nhưng để duy trì ổn định cho ngân hàng thì đây là điều tích cực.
PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR khuyến nghị, chính sách tiền tệ cần thích ứng kịp thời với các biến động kinh tế. Ưu tiên hàng đầu là điều hành tỷ giá linh hoạt, nhằm hấp thụ bớt tác động từ các cú sốc bên ngoài. Lãi suất nên được giữ mức ổn định tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với thị trường vốn, đặc biệt đối với các ngành đang trên đà tăng tưởng và tiềm năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Ngoài ra, việc hạ thấp đòn bẩy và lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng cũng cần được tiếp tục tiến hành.
Lạm phát quý 1/2019 mặc dù ở mức vừa phải nhưng có xu hướng tăng trước những điều chỉnh giá điện và xăng dầu gần đây. Tác động của các cú sốc này tới giá cả trong nước có thể kéo dài tới nhiều tháng tiếp theo nên đòi hỏi sự điều hành thận trọng từ phía Ngân hàng Nhà nước đối với tăng trưởng cung tiền và tín dụng trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, sự chuyển dịch của dòng FDI vào Việt Nam nhằm tận dụng cơ hội từ CPTPP, EVFTA và phòng ngừa rủi ro từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung là một điểm cần chú ý khác trong năm nay. Trong Quý 1/2019, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam. Dòng vốn từ Trung Quốc ngoài những tích cực đem lại cho việc làm và tăng trưởng, thì cũng có thể kéo theo những rủi ro về môi trường và quản lý lao động nước ngoài.
“Đã đến lúc Việt Nam cần rà soát lại các chính sách ưu đãi về thuế khóa hay đất đai đối với FDI nhằm tạo ra môi trường bình đẳng hơn với các doanh nghiệp trong nước. Cổ phần hóa khu vực DNNN gần như không có sự tiến triển trong suốt một năm qua. Khó khăn trong quá trình định giá tài sản và tâm lý sợ trách nhiệm dường như đang là những rào cản chính của quá trình này.
Theo đó, ở mức độ dài hạn hơn, Việt Nam cần từng bước xây dựng đệm tài khóa, trước tiên thông qua việc tinh giản bộ máy nhà nước và cắt giảm chi tiêu thường xuyên. Một khi vấn đề thâm hụt ngân sách cao và nợ công tăng nhanh chưa được giải quyết, những thành tích về tăng trưởng hay lạm phát đang phải dựa vào một nền tảng bấp bênh.” PGS.TS Nguyễn Đức Thành nhấn mạnh.