Đà Lạt công khai 17 cơ sở kinh doanh nông sản Trung Quốc

10:24 08/09/2018
Kết thúc đợt kiểm tra, các cơ quan chức năng đã công khai 17 cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản Trung Quốc, chủ yếu là khoai tây, hành tây, cà rốt, tỏi…

Trước thực trạng một số mặt hàng nông sản của Trung Quốc được các thương nhân nhập về Lâm Đồng rồi thay đổi mẫu mã, xuất bán với mác hàng Đà Lạt, gây nhầm lẫn, thiệt hại cho người tiêu dùng và nông dân địa phương, Sở Công thương Lâm Đồng vừa có đợt tổng kiểm tra hoạt động kinh doanh nông sản tại TP Đà Lạt, huyện Đơn Dương và Đức Trọng. 

Khoai tây Trung Quốc nhập về chợ nông sản Đà Lạt

Kết thúc đợt kiểm tra, các cơ quan chức năng đã công khai 17 cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản Trung Quốc, chủ yếu là khoai tây, hành tây, cà rốt, tỏi… 

Trong đó, TP Đà Lạt có 6 cơ sở, đều tập trung trong chợ đầu mối nông sản Đà Lạt. Gồm cơ sở của bà Lê Thị Nhung, Nguyễn Thị Vân, Đỗ Thị Mỹ, Trần Thị Thùy Trang, Đoàn Thị Chè và bà Vũ Kim Tùng. Tại huyện Đức Trọng có 7 cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản Trung Quốc. Gồm quầy rau Tèo Ly; cơ sở Hoa Lợi, đường Phan Huy Chú, thị trấn Liên Nghĩa; cơ sở Thảo Nam, đường Trần Nguyên Hãn, thị trấn Liên Nghĩa; cơ sở Hanh Vân, đường Lạc Long Quân, thị trấn Liên Nghĩa; vựa rau Liên Cẩu, đường Nguyễn Biểu, thị trấn Liên Nghĩa; cơ sở Toàn Luyện, đường Trần Hưng Đạo, thị trấn Liên Nghĩa và bà Nguyễn Thị Tạo, chợ Liên Nghĩa. Huyện Đơn Dương có 4 cơ sở kinh doanh nông sản Trung Quốc. Gồm vựa rau Chúc Em, thị trấn Thạnh Mỹ; cơ sở Huy Uyên, thị trấn Thạnh Mỹ; vựa rau gia đình ông Nguyễn Anh Tuấn và vựa rau gia đình bà Nguyễn Thị Ngọc Thảo, cùng xã Lạc Lâm. 
Khoai tây Trung Quốc được trộn với đất Đà Lạt

Trong quá trình kiểm tra, đoàn đã lấy 7 mẫu ngẫu nhiên, gồm 5 mẫu khoai tây Trung Quốc và 2 mẫu hành tây Trung Quốc. Kết quả kiểm tra đều đạt tiêu chuẩn về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, cơ quan chức năng lại phát hiện nhiều vi phạm về nhãn mác, sản phẩm không rõ ràng về nguồn gốc, khối lượng sản phẩm không khớp trên hóa đơn, chứng từ…Đoàn kiểm tra cũng đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính nhiều trường hợp về các hành vi trên.

Theo Sở Công thương Lâm Đồng, các mặt hàng nông sản của Trung Quốc rất khó phân biệt với sản phẩm được trồng tại địa phương này dẫn đến việc người tiêu dùng rất khó nhận diện, dễ gây nhầm lẫn. Vẫn còn tình trạng thương nhân nhập khoai tây Trung Quốc rồi trộn đất đỏ nhằm làm giả khoai tây Đà Lạt bán với giá cao. 

Thu hoạch khoai tây ở Đà Lạt

Cũng theo Sở Công thương Lâm Đồng, nông sản Trung Quốc khi nhập về Lâm Đồng có giá rất rẻ. Cụ thể, hành tây Trung Quốc khoảng 2.700 đồng/kg, khoai tây từ 1.900 - 3.700 đồng/kg, tỏi là 13.000 đồng/kg. Sau khi đưa về Lâm Đồng, trải qua vài khâu sơ chế đơn giản, các cơ sở này xuất đi tiêu thụ với giá sỉ ít nhất gấp 2 lần giá gốc. Thị trường lớn nhất là TP Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long và Campuchia. 

Để ngăn chặn hàng Trung Quốc đột lốt nông sản Đà Lạt, tháng 6-2018, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt đề án thí điểm nhận diện sản phẩm khoai tây Đà Lạt. UBND TP Đà Lạt cũng đã thông báo từ ngày 15-9 tới đây, các tiểu thương sẽ bị cấm đưa nông sản Trung Quốc vào chợ đầu mối nông sản Đà Lạt. Sở Công thương Lâm Đồng cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với UBND các huyện, thành phố tiếp tục rà soát, kiểm tra các cơ sở kinh doanh nông sản Trung Quốc.

Khắc Lịch

Theo Sở Y tế Quảng Ninh, ngay sau khi kích hoạt phương án cấp cứu thảm họa trong vụ lật tàu du lịch, ngành Y tế địa phương cũng chuẩn bị các phương án ứng phó với bão số 3 như phương tiện xe cấp cứu, thuốc men, giường bệnh, sẵn sàng ứng trực cấp cứu và điều trị bệnh nhân trong thời gian bão số 3 đổ bộ.

Chuyển đổi giao thông xanh là một yêu cầu cấp thiết, một xu thế không thể đảo ngược và hiện xu thế này đã giúp thay đổi thói quen, nhận thức của nhiều người dân. Tại Hà Nội, một bằng chứng là số lượng người dân đi làm, đến công sở bằng phương tiện công cộng (xe buýt, tàu điện…) ngày càng nhiều.

"Các địa phương tính toán kỹ lưỡng phương án ứng phó với bão số 3, trong đó, bảo vệ tính mạng người dân là ưu tiên hàng đầu. Cấp ủy, chính quyền xã phải chịu trách nhiệm nếu không thực hiện nghiêm yêu cầu và để xảy ra thiệt hại về người, tài sản". Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương để ứng phó với bão số 3, sáng 20/7, tại Trụ sở Chính phủ.

Bà Võ Thị Quế Hương, Phó Giám đốc Sở Tài chính TP Huế cho biết, liên quan đến việc triển khai dự án (DA) tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đoạn tuyến đi qua địa bàn TP Huế có chiều dài khoảng 95,1km, trải dài qua 12 xã, phường, với tổng diện tích bị ảnh hưởng lên tới 825 ha. Trong đó, hơn 8.100 hộ dân chịu tác động trực tiếp từ công tác giải phóng mặt bằng. Khoảng 900 hộ trong số này sẽ phải di dời và bố trí vào khu tái định cư (TĐC) và khoảng 6.850 lăng mộ phải di dời.

Công an tỉnh đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH, CSGT huy động 14 tàu, xuồng và hơn 200 CBCS phối hợp với các lực lượng và ngư dân chia thành 28 mũi để triển khai ngay các biện pháp tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, đưa người bị thương vào cấp cứu tại các bệnh viện, bảo vệ tài sản của người bị nạn.

Vĩnh Ô từng là điểm nóng về "vàng tặc" suốt nhiều năm. Cơn khát vàng không chỉ xới tung từng triền núi, lòng suối, mà còn làm rạn vỡ niềm tin và cướp đi sự bình yên của người dân miền sơn cước. Những lán trại mọc sâu trong rừng. Những đường hầm, giếng đất khoan cắm thẳng vào lòng núi. Những bóng người lạ mặt từ khắp nơi kéo đến, ăn ở hàng tháng, hàng năm giữa đại ngàn, sống lầm lũi như những chiếc bóng bên các mạch suối đầu nguồn.

"Đừng để bị dẫn dắt - Bắt cóc online không chừa một ai". Đó là lời cảnh báo từ Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Hồ Chí Minh, sau hàng loạt vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn ngày càng tinh vi, nhắm vào đối tượng là học sinh, sinh viên và cả những người có trình độ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.