Đảm bảo bình ổn thị trường hàng hóa dịp Tết

08:00 04/01/2021
Còn hơn một tháng nữa tới Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp (DN) hiện đang tất bật chuẩn bị cho mùa kinh doanh lớn nhất trong năm. Theo kế hoạch, năm nay lượng hàng chuẩn bị cho thị trường Tết Tân Sửu 2021 tăng so với Tết 2020, sẵn sàng để hàng hóa Tết không bị đẩy giá trong bối cảnh người tiêu dùng (NTD) còn nhiều khó khăn sau dịch.

Đồng thời, các DN cũng tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá hơn để san sẻ khó khăn với NTD...

Chị Nguyễn Thị Sáu, tiểu thương ngành hàng thực phẩm khô ở chợ Bình Tây (TP Hồ Chí Minh) cho biết: Thông thường cuối năm, nhu cầu cần vốn để chuẩn bị nguồn hàng Tết của tiểu thương rất lớn, nên năm nào cũng có ngân hàng gọi điện đến để hỗ trợ tiểu thương vay vốn ưu đãi, tránh vay nóng bên ngoài. Tuy nhiên năm nay, do ảnh hưởng dịch, nhiều quầy sạp chịu không nổi đã đóng cửa, số còn lại cố bám trụ phần lớn là chủ sạp không phải chịu phí mặt bằng.

Người dân chọn mua sắm tại quầy hàng rau, củ, quả trong siêu thị Big C Thăng Long. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN.

Trong khi nhiều chợ truyền thống, các tiểu thương còn dè dặt trong việc nhập hàng về bán, thì ngược lại nhiều DN sản xuất, các hệ thống siêu thị đang tăng tốc để chuẩn bị kịp nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết. Điển hình, Công ty Phú Hồng Thành chuẩn bị đưa ra thị trường Tết bộ quà tặng “Phúc Lộc Sơn Hà” gồm các sản phẩm chế biến từ nhân sâm Hàn Quốc, nhung hươu Hương Sơn, Hà Tĩnh, yến sào Hồng Tuyết Linh để đáp ứng nhu cầu biếu, tặng dịp Tết 2021 của NTD.

Ông Nguyễn Viết Hồng – Giám đốc điều hành Công ty Phú Hồng Thành cho biết: “Trong năm 2020, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều người hiểu rõ hơn tầm quan trọng không gì có thể thay thế được của sức khoẻ. Vì vậy, xu hướng tặng quà Tết năm nay được nhắm đến những sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, bồi bổ cơ thể, giúp nâng cao thể lực và bộ sản phẩm “Phúc Lộc Sơn Hà” đã đáp ứng nhu cầu này”.

Hàng Tết lên siêu thị từ rất sớm.

Tại các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng..., các nhà bán lẻ cũng đã nhộn nhịp đưa hàng phục vụ Tết của DN lên kệ. Ông Nguyễn Anh Đức – Tổng Giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) cho biết: “Do tình hình dịch bệnh kéo dài từ đầu năm đến nay gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất cung cấp hàng hóa, nên Saigon Co.op đã chủ động lên phương án dự trữ hàng hóa Tết từ rất sớm. Saigon Co.op đã phối hợp với các đơn vị sản xuất, nhà cung cấp chuẩn bị kế hoạch tăng cường lượng hàng thiết yếu lên từ 2 lần nhằm chủ động nguồn cung dự trữ điều tiết giá hàng hóa Tết. Đồng thời để đảm bảo chất lượng hàng hóa, đơn vị cũng đã có kế hoạch tăng cường tần suất kiểm soát chất lượng hàng hóa lên từ 5 đến 10 lần so với tháng kinh doanh thông thường, đặc biệt là nhóm hàng thực phẩm Tết”.

Đến nay, Saigon Co.op đã chuẩn bị xong lượng hàng hóa thiết yếu lớn, có thể phục vụ trọn 3 tháng trước, trong và sau Tết Tân Sửu với tổng giá trị lên đến gần 5.000 tỉ đồng, tăng gần 20% so với năm trước.

Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, đã xây dựng kế hoạch cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu Tết Tân Sửu 2021. Theo đó, hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu cung ứng cho thị trường TP Hồ Chí Minh chủ yếu từ 3 nguồn: Các DN tham gia chương trình bình ổn thị trường (chiếm tư â30% - 40% thị phần), các chợ đầu mối (chiếm 60% - 70%) và các DN khác (chiếm 10% - 20%).

Các DN chuẩn bị sản xuất, dự trữ cung ứng hàng hóa cho 2 tháng Tết là 19.679,7 tỉ đồng (tăng 3,43% so với nguồn vốn chuẩn bị Tết CanhTý 2020). Nhiều nhómhàng chuẩn bị lượng lớn, chi phối từ 22% - 54,5% nhu cầu thị trường như: Thịt gia cầm 7.488,2 tấn, trứng gia cầm 67,9 triệu quả, thực phẩm chế biến 1.051,8 tấn, thịt gia súc 5.594,4 tấn, dầu ăn 1.671,8 tấn, gạo 3.943,2 tấn... Các DN tham gia chương trình bình ổn thị trường cam kết giữ ổn định giá, không điều chỉnh tăng giá bán trong 1 tháng trước Tết và 1 tháng sau Tết.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, việc chuẩn bị hàng Tết căn cứ vào sức mua của cùng kỳ năm trước cũng như quy mô thị trường, do đó lượng hàng Tết cần chuẩn bị tăng so với kế hoạch TP Hồ Chí Minh giao 4,4% - 17,3%, đề phòng thiếu hụt do sức mua tăng đột biến. Hiện, công tác chuẩn bị hàng Tết đang được các DN thực hiện theo đúng kế hoạch, tiến độ.

Thúy Hà

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

Ngày 1/5, Công an TP Cần Thơ cho biết, cơ quan điều tra đã bắt giữ đối tượng Võ Chí Cường (SN 1995, ngụ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) để làm rõ về hành vi giết người và cố ý gây thương tích. Cường bị bắt khi đang lẩn trốn ngoài cánh đồng tại ấp Thới Trung, xã Thới Đông (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ).

Từ trưa 1/5, sau 5 ngày nghỉ lễ, người dân từ khắp các tỉnh thành đã quay trở lại Hà Nội. Theo đó, trên tuyến cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ, hướng về trung tâm Hà Nội, lượng phương tiện cũng gia tăng nhanh chóng dẫn đến tình trạng ùn ứ, các phương tiện di chuyển chậm dần.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文