Đầu tư, sản xuất khẩu trang quy mô lớn: Hãy thận trọng!

08:07 13/04/2020
Trong bối cảnh xuất khẩu dệt may đang gặp khó vì ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc linh hoạt chuyển hướng, đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu khẩu trang vải được nhận định là giải pháp khả thi giúp doanh nghiệp dệt may vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Tuy nhiên, để coi đây là một ngành sản xuất lâu dài thì cần tính đến một số yếu tố.


Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, hiện nay nhu cầu khẩu trang trên thế giới vẫn tăng cao do dịch COVID-19. Việt Nam nằm trong những nước “top” đầu về xuất khẩu dệt may nên chuyển sang sản xuất khẩu trang sẽ tạo ra một thị trường sôi động. 

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã nhanh nhạy khi sản xuất được các loại khẩu trang sử dụng vải thông thường, vải kháng khuẩn, không thấm nước, chống giọt bắn, thậm chí là ngăn được tia UV hay khẩu trang phủ muối độc đáo...

Ngành dệt may Việt Nam có thể sản xuất khoảng 150-200 triệu khẩu trang vải/tháng.

“Việc cung ứng khẩu trang vải cho thế giới hoàn toàn nằm trong tầm tay của Việt Nam. Chính sự chuyển hướng, tiếp cận nhạy bén và chuyển đổi nhanh chóng giữa các sản phẩm dệt may truyền thống với mặt hàng khẩu trang sẽ là bí quyết để các doanh nghiệp dệt may không chỉ cầm cự qua mùa dịch, mà còn có thể tạo ra một “sân chơi” mới, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp cũng như đất nước. Bởi, khả năng sản xuất khẩu trang của doanh nghiệp Việt Nam rất lớn, sau khi đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước thì có thể xuất khẩu. Việt Nam có đủ năng lực để trở thành một quốc gia sản xuất khẩu trang vải lớn trên thế giới”, ông Hải nhấn mạnh.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết, do ảnh hưởng dịch COVID-19, trong tháng 4-2020, Tổng công ty sẽ thiếu hụt gần 30% đơn hàng. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp đã có đối tác của Mỹ đặt mua 20 triệu khẩu trang vải trong 6 tuần và một đối tác Đức đặt mua 2 triệu khẩu trang vải.

Tuy nhiên, trên thực tế, sản xuất, xuất khẩu khẩu trang vải phụ thuộc vào các đơn hàng và nhu cầu về khẩu trang sẽ giảm dần khi dịch bệnh được kiểm soát. Hiện, dự báo nhu cầu khẩu trang có thể kéo dài đến hết năm 2020. Tuy nhiên, đơn hàng có thì doanh nghiệp mới có thể đầu tư sản xuất, trong khi sản xuất khẩu trang là mặt hàng mang tính thời vụ. Do vậy, khó khăn nhất hiện nay đối với doanh nghiệp sản xuất khẩu, xuất khẩu khẩu trang vải và các đồ bảo hộ y tế là đầu ra tiêu thụ sản phẩm.

Từ góc độ quản lý, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, khi tính đến phương án sản xuất khẩu trang là một ngành sản xuất lâu dài thì cần tính đến một số yếu tố, cụ thể như, trên thị trường thế giới, khẩu trang đồng nghĩa với khẩu trang y tế, việc sử dụng khẩu trang vải chưa phải phổ biến. Vì vậy, cần có sự thông tin, quảng bá thêm để người dùng nhận biết được lợi ích của khẩu trang vải và chuyển sang sử dụng loại khẩu trang này.

Bên cạnh đó, công tác xúc tiến thương mại, tìm khách hàng cần được đẩy mạnh trong bối cảnh nhiều khách hàng nước ngoài chưa biết về khả năng sản xuất khẩu trang vải của Việt Nam. Ngoài ra, khi dịch bệnh bùng phát, khẩu trang trở thành một mặt hàng thiết yếu nhưng khi dịch bệnh qua đi, nhu cầu về khẩu trang cũng sẽ giảm xuống. Do vậy, đây là một mặt hàng có tính thời vụ, tính ổn định không cao.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp dệt may có thể tranh thủ khai thác thị trường tại thời điểm này, nhưng để coi đây là một sản phẩm lâu dài, đầu tư quy mô lớn thì cần thận trọng. Các doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang vải cũng cần lưu ý, thị trường các nước phát triển thường đòi hỏi yêu cầu cầu cao về chất lượng, tính an toàn với người sử dụng. Do vậy, các doanh nghiệp cần tìm hiểu về các tiêu chuẩn này để đáp ứng, xin các giấy chứng nhận phù hợp để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.

Lưu Hiệp

Trong chuyến công tác thu thập tư liệu, hiện vật cho Bảo tàng truyền thống của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, tôi có dịp về thăm đồng chí Ngô Văn Núi – nguyên chiến sĩ Trung đoàn 600 – Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, một trong số những cán bộ chiến sĩ vinh dự được bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc giai đoạn kháng chiến chống Pháp cho đến khi Người qua đời. Ở tuổi 94, mặc dù sức khỏe không được tốt, đi lại khó khăn, nhưng người lính cận vệ năm xưa vẫn minh mẫn lạ thường khi kể về những kỷ niệm của ông với Bác Hồ trong suốt 15 năm được may mắn, vinh dự bảo vệ Người.

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) Trịnh Xuân An cho biết, thực chất, khoản 8, Điều 8 Luật hiện hành (Luật Giao thông đường bộ năm 2008) đã cấm tuyệt đối: "cấm điều khiển ô tô, xe máy chuyên dùng mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Việc này vừa có cơ sở pháp lý, vừa có cơ sở lý luận, khoa học.

Nhiều công trình, dự án trên địa bàn Thủ đô đang được triển khai nên nhu cầu vận chuyển vật liệu xây dựng tăng cao dẫn đến tình trạng xe vi phạm quá khổ, quá tải có thể tái diễn, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn. Tối 18/5, Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Hà Nội) đã tổ chức tuyên truyền, nhắc nhở đến các đơn vị thi công, doanh nghiệp kinh doanh vận tải và đội ngũ lái xe bảo đảm TTATGT.

Một nhóm 9 du khách, thanh thiếu niên khi vui chơi, tắm biển tại bãi biển Đà Nẵng đã gặp sự cố đuối nước. Mặc dù lực lượng cứu hộ cứu nạn bãi biển tích cực ứng cứu, nhưng do sóng to, khu vực tắm có biển báo cấm tắm nguy hiểm nên trong số 8 du khách đưa vào bờ, có 2 du khách đã tử vong, 1 nạn nhân mất tích.

Hơn 1 tháng sau khi giải vô địch các câu lạc bộ Pencak Silat Quốc gia 2024 khép lại, tranh cãi một lần nữa nổi lên. Lần này, câu chuyện xoay quanh một VĐV bị đơn vị chủ quản cũ cấm thi đấu, nhưng vẫn đầu quân cho một địa phương khác và lên ngôi vô địch.

Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024), trong những ngày gần đây, các học giả, các hãng truyền thông quốc tế đã đăng tải nhiều bài viết ca ngợi cuộc đời nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

“Tôi đã được gặp rất nhiều người từng tiếp xúc và gặp gỡ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ kể cho tôi nghe những câu chuyện xúc động và những kỷ niệm đã nằm lòng về Người. Qua câu chuyện của họ, tôi thật sự ngưỡng mộ Bác Hồ. Ông không chỉ là nhà lãnh đạo của riêng Việt Nam, ông còn là nhà lãnh đạo của những người bị nô lệ trên toàn thế giới”, nhà văn người Mỹ Lady Borton nói.

Tại buổi tọa đàm về các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội khóa XV tổ chức 17/5, đại diện Cục CSGT, Bộ Công an đã trả lời về nồng độ cồn do uống nước hoa quả, sirô trong xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông. 

Tối 18/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Khoa Minh về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文