Để kích cầu du lịch đạt hiệu quả

08:17 22/06/2020
Sau dịch COVID-19 có khá nhiều hội thảo để phát triển du lịch trong nước và người dân nghe nhiều đến từ “kích cầu du lịch”. Vậy, cần kích cầu du lịch bằng cách nào cho phù hợp và hiệu quả cao nhất?


Theo ông Lê Ngọc Anh, CEO Vietpearl Travel, những đơn vị nào tham gia kích cầu và kích cầu những sản phẩm nào phải cụ thể chứ không nên chung chung. Ví dụ, TP Hồ Chí Minh kích cầu giai đoạn từ ngày 15/7 đến 15/8, giá phòng từ 1 triệu đến 1,2 triệu/phòng giành cho đơn vị lữ hành, còn giá khách lẻ thì khác. 

Việc kích cầu này phụ thuộc vào bản thân các doanh nghiệp, họ phải tự kích cầu. Công ty tổ chức tour du lịch gắn kết với đơn vị kinh doanh lưu trú để cùng hỗ trợ nhau. Vì họ đã có mối quan hệ khăng khít với nhau thì sẽ tự thoả thuận giá cả hợp lý trong giai đoạn này. Hiệp hội du lịch không thể can thiệp vào việc kinh doanh của các doanh nghiệp lưu trú, lữ hành,… vì đây là cách kinh doanh của mỗi đơn vị. 

Hiện có nhiều cơ sở lưu trú không nhận kháchở một đêm mà chỉ nhận khách ở từ hai đêm trở lên. Một số du khách và doanh nghiệp lữ hành cho biết, ở Nha Trang (Khánh Hoà), Phan Thiết (Bình Thuận),Vũng Tàu,… khách du lịch muốn đến đây hai ngày một đêm nhưng khó đặt được phòng nghỉ, ngay cả đơn vị lữ hành cũng không đặt được phòng nghỉ cho khách tour.
Vườn chà là hút khách ở miền Tây.

Cũng có doanh nghiệp có tư duy kinh doanh du lịch độc quyền, chẳng hạn như một khu du lịch ở Đà Nẵng, khi doanh nghiệp lữ hành liên hệ để đặt tour cho khách thì nhân viên nơi đây nói là sản phẩm của công ty họ độc quyền nên không cần gì phải vội và không nhất thiết phải giảm giá.

Theo nhiều doanh nghiệp lữ hành, nếu kích cầu thì cần có danh sách các đơn vị tham gia công khai, thậm chí những sản phẩm cụ thể được kích cầu. Đặc biệt là giá lưu trú, vé máy bay,… để du khách và doanh nghiệp lữ hành biết. Được biết, hiện nay Đà Lạt và Vũng Tàu là hai địa phương có lượng khách du lịch đổ về có thể nói là đông nhất cả nước, nên hầu như ít có phòng nghỉ còn trống, nhất là dịp cuối tuần, nếu còn thì giá khá cao. Chính vì vậy, những người kinh doanh lưu trú ở đây không lo lắng thiếu khách, do đó họ không quá quan tâm đến có kích cầu hay không kích cầu.

Nhiều doanh nghiệp lữ hành cho biết họ chưa từng được hưởng bất cứ ưu đãi nào từ cơ quan quản lý, vẫn phải trả tiền thuế, tiền điện, tiền lương cho nhân viên,… như bình thường; rồi bảo hiểm xã hội của nhân viên thì cho nợ mà nợ thì phải trả chứ không giảm, thủ tục lãnh bảo hiểm thất nghiệp cho nhân viên cũng khá rắc rối… làm cho các doanh nghiệp nản.

Cách tốt nhất để kích cầu là tập hợp các cơ sở lưu trú đăng ký kích cầu, cam kết giá cho công ty lữ hành và cam kết giá bán đó phải thấp hơn giá bán lẻ. Thực hiện được vấn đề này thì đơn vị kinh doanh phải đặt cái tâm vào.

Anh Phạm Thanh Lâm (ở phường 2, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) cho biết, khi liên hệ với một số công ty du lịch để đặt tour gọi là kích cầu, anh đều được giải thích đại khái rằng “tiền nào của nấy”, giống như tình trạng “giá thịt heo giảm ở trên ti vi, nghe ti vi nói giảm giá thì lên ti vi mà mua!”.

Theo chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển (TP Hồ Chí Minh), kích cầu du lịch thì phải tài trợ cho khách hàng chứ không phải cho các doanh nghiệp, vì không thể hỗ trợ được hết cho tất cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch. Chỉ kích cầu để đem du khách tới các nơi du lịch, còn du khách tới nơi nào là do họ lựa chọn và nơi đó làm tốt hay không. Ví dụ Nhà nước hỗ trợ giảm vé máy bay, giá vận chuyển… cho mỗi du khách; có thể khách đến nơi du lịch thì được giảm giá phòng nghỉ - Nhà nước có thể hỗ trợ một phần cho du khách. Như vậy là hết sức công bằng đi vào trực tiếp khách hàng chứ không phải đưa cho doanh nghiệp.

“Đây là kích cầu ngắn hạn nhưng là vấn đề rất cần thiết để lôi du khách trở lại đi du lịch, đưa du lịch vào guồng hoạt động.Kích cầu cần phải hướng tới tạo ra giá trị gia tăng, giá trị bền vững sau này để hiệu ứng nhiều vấn đề khác”, ông Hiển cho biết.

Giảm giá nhiều dịch vụ

Theo Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, chương trình kích cầu du lịch bắt đầu từ tháng 6 này đến hết năm 2020 và có khoảng 140 doanh nghiệp (DN) tham gia, nhiều dịch vụ được giảm giá nhằm thu hút du khách. 57 doanh nghiệp (DN) lưu trú, 36 DN về dịch vụ ăn uống, 25 DN về tham quan, 22 công ty bán tour du lịch… tham gia trong đợt kích cầu này. Các dịch vụ tại những nơi này giảm từ 10-50%.

Ông Đỗ Đoàn Hoài Vũ, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Mai Linh Tây Đô thông tin, để kích cầu, thu hút khách du lịch nội địa về với Cần Thơ, từ tháng 7, đơn vị này khai trương tuyến tàu cao tốc Cần Thơ - Côn Đảo. Trong khi đó, bà Lê Thị Bé Bảy, người tư vấn du lịch cộng đồng Cồn Sơn, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ thông báo, điểm du lịch tại đây đã và chuẩn bị tung ra nhiều dịch vụ mới thu hút khách, bao gồm dịch vụ massage cá có vảy, bắt cá trên cạn, đưa vào sử dụng ngôi nhà nón lá…

Những ngày qua, một điểm tham quan thu hút đông du khách là vườn chà là nằm trên tuyến đường hoa Sa Nhiên - Cai Dao (phường Tân Quy Đông, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp). Vườn chà là có hơn 100 cây trên 10 năm tuổi, lớn nhất miền Tây hiện nay. Đây là năm đầu tiên khu vườn mở cửa đón khách vào tham quan, mỗi ngày thu hút từ 400 đến 500 khách, còn cuối tuần lượng khách tăng gấp đôi. Ông Võ Tiến Thành, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp mong muốn các đơn vị lữ hành thu hút khách đến Đồng Tháp nhiều hơn, xây dựng các tour ngắn ngày, tour đi theo nhóm, gia đình, khách lẻ, khám phá sinh thái, tour miệt vườn. Đồng thời liên kết với các khu, điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn xây dựng combo sản phẩm du lịch Đồng Tháp.

Ông Trịnh Công Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Bạc Liêu thông tin, tham gia Chương trình kích cầu du lịch, 12 đơn vị tham quan tại Bạc Liêu không thu tiền vào cổng hoặc giảm giá từ 10-20%, sẵn sàng đón khách du lịch. (Như Anh)

Nguyễn Cảnh

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

Với khoảng 1,2 triệu lao động từ các tỉnh, thành khác đến Bình Dương sinh sống và làm việc đã góp phần rất lớn để phát triển kinh tế của vùng đất công nghiệp Bình Dương. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng kéo theo không ít đối tượng "đầu trộm đuôi cướp", "đá cá lăn dưa" và những thành phần bất hảo, côn đồ tìm đến ẩn náu và gây án…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文