Đơn giản hóa thủ tục vay vốn ngân hàng để đẩy lùi tín dụng đen

20:07 14/08/2018
Đây là chủ trương chủ trương của ngành ngân hàng trước thực trạng tín đụng đen hoành hành ở các vùng nông thôn, miền núi. Đặc biệt gần đây, Tây Nguyên đang được đánh giá là địa bàn phức tạp về tín dụng đen, với hàng vạn hộ gia đình nợ tư nhân với lãi suất rất cao, dẫn đến nhiều nguy cơ vỡ nợ.


Là một tỉnh có “tai tiếng” về hoạt động tín dụng đen, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Gia Lai cũng đang chìm ngập trong nợ nần.

Ông Nguyễn Dự - Giám đốc ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Gia Lai cho biết tín dụng đen trên địa bàn hình thành từ thói quen, tập tục sinh hoạt của chính những đồng bào dân tộc thiểu số. Do cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, nên khi mua nhu yếu phẩm cho cuộc sống hàng ngày như đường sữa, mắm muối, bà con thường ghi nợ, hay khi cần tiền, có thể chỉ là một vài triệu, thậm chí dăm bảy trăm nghìn, họ vay tạm để chi tiêu. Số tiền có thể không lớn, nhưng nhiều lần dồn lại, cộng với cách tính “lãi khủng” của những đối tượng cho vay, nên lãi mẹ đẻ lãi con dẫn đến họ trở thành con nợ, đến mùa phải gán tất cả nông sản để trả nợ còn không đủ, nhiều hộ mất khả năng thanh toán, phải gán nhà, gán đất, dẫn đến ngày càng nghèo đói.

Agribank nỗ lực cho vay vốn, đẩy lùi tín dụng đen.

Trong báo cáo của mới đây của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)-Chi nhánh tỉnh Gia Lai, tình trạng tín dụng đen trên địa bàn tỉnh, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu sốđược đánh giá là ngày càng diễn biến phức tạp. 

Một trong những nguyên nhân được cho là vì người dân không thể tiếp cận được vốn giả rẻ của ngân hàng, do việc vay vốn ngân hàng phải đảm bảo các điều kiện, thủ tục theo quy định, trong khi đó, bà con khi cần một lượng tiền ít và muốn có ngay nên thường dễ dàng chấp nhận vay bên ngoài.

Bên cạnh đó, đa phần hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí thấp và chưa có thói quen tích lũy. Một bộ phận vẫn còn tâm lý ỷ lại, trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Một số hộ tuy có đất sản xuất nhưng hiện đã cho thuê dài hạn hoặc bán đứt nên không có nhu cầu vay vốn ngân hàng... 

Để góp phần hạn chế và đẩy lùi “tín dụng đen” ở khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, về phương diện quản lý nhà nước, ông Dự cho rằng chính quyền các cấp cần tăng cường rà soát, nắm tình hình, đẩy mạnh tuyên truyền để đồng bào dân tộc thiểu số hiểu rõ tác hại của tín dụng đen; đồng thời, phối hợp với ngành Ngân hàng trong công tác triển khai các chương trình tín dụng chính sách.

Về phía cấp ủy, chính quyền địa phương cần tăng cường công tác khuyến nông, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, định hướng phát triển kinh tế theo lợi thế từng vùng nhằm giúp người dân sử dụng vốn hiệu quả; tăng cường vai trò của Chủ tịch UBND cấp xã, không để hộ nghèo, hộ cận nghèo nào thực sự cần vốn mà lại thiếu vốn.

“Với riêng ngân hàng Agribank, chúng tôi chúng đang nỗ lực đưa vốn đến những buôn làng xa xôi nhất, bằng việc mở các phòng giao dịch hoặc xe cho vay lưu động. Nếu như trước đây, người dân cần vay vốn phải tìm đến ngân hàng, thì ngày nay, chính ngân hàng đang tìm đến từng người dân để mang vốn đến cho họ, giúp họ sản xuất kinh doanh để sớm thoát nghèo”, ông Dự cho biết.

Để tháo gỡ nút thắt từ chính sách cho vay vốn của ngân hàng, trong phiên trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội mới đây, Thống NHNN Lê Minh Hưng nêu rõ bản chất của tín dụng đen là hoạt động cho vay dân sự, không qua các tổ chức tài chính tín dụng chính thức. Đối tượng đi vay thường là người có nhu cầu rất cấp bách về vốn để xử lý các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Có một số đối tượng có nhu cầu vay để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như đánh bạc, hoặc doanh nghiệp, người dân đến hạn trả nợ nhưng không có nguồn trả thì phải tìm đến tín dụng không chính thức.

Thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt việc xử lý những vấn đề bức xúc về tín dụng đen, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.Chính phủ, NHNN đã có nhiều giải pháp, như đưa ra quy định lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực, trong đó, lãi suất cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở mức ưu đãi. Cùng với đó là các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân khu vực nông nghiệp, nông thôn...

"Thông qua các kênh cho vay như Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), tổ chức tài chính vi mô, Quỹ Tín dụng nhân dân… đã phần nào giải quyết nhu cầu về tiếp cận vốn của người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế cũng còn một bộ phận doanh nghiệpvà người dân có nhu cầu vay vốn gấp, trong khi các tổ chức tín dụng cần có thời gian để thẩm định và cho vay, thực hiện quy định về phòng ngừa rủi ro...", Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết.

Trong phạm vi quản lý nhà nước của mình, đại diện NHNN cho biết cơ quan này đã có nhiều giải pháp; đó là, tạo điều kiện cho các ngân hàng như hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), các quỹ tín dụng mở các chi nhánh, cung ứng các dịch vụ thanh toán, tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng qua hình thức ngân hàng lưu động, áp dụng các công nghệ mới trong hoạt động để đáp ứng nhu cầu thanh toán và vay vốn của người dân; thực hiện tốt hơn nữa các chương trình tín dụng ưu đãi thông qua NHCSXH, các chương trình tín dụng đặc thù của Chính phủ để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vốn tốt hơn; chỉ đạo các tổ chức tín dụng giải quyết, đơn giản hóa các thủ tục cho vay, thanh toán để giúp người dân tiếp cận vốn dễ dàng hơn...

Lệ Thúy

Toàn bộ 153 ha đất khu tái định canh của Dự án Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng tại thị trấn Lộc Thắng và xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã bị người dân lấn chiếm trái phép. Việc giải tỏa công trình, hoa màu trên đất bị lấn chiếm đang gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ mất ANTT. Trong khi đó, giữa Ban Quản lý Dự án Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng và UBND huyện Bảo Lâm vẫn chưa thống nhất được quan điểm xử lý đối với diện tích đất tái định canh bị lấn chiếm. Sự việc đã kéo dài hơn 10 năm qua và câu chuyện vẫn đang là “bài toán nóng”...

Chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc từ ngày 16-17/5 là chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi ông Putin nhậm chức Tổng thống nhiệm kỳ 5 vào ngày 7/5 vừa qua, diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ song phương đang phát triển ổn định, gắn bó.

Để trộm cắp tài sản, nhóm đối tượng có tiền án, tiền sự chuẩn bị nhiều dụng cụ nhằm cắt khóa cửa, bỏ ghế sau của xe ô tô, cho tất cả tài sản trộm cắp được mang về Hà Nội tiêu thụ.

Thông tin từ UBND xã Hòa An, huyện Phú Hòa (Phú Yên) trưa 16/5 cho biết, sau nhiều giờ nỗ lực tìm kiếm, khoảng 10h15 cùng ngày, các lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể nạn nhân Lê Đức Cường (SN 1978, trú ở thôn Đồng Thành, xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa).

Theo Phòng Cảnh sát hình sự Công an Đà Nẵng, ngoài 3 đối tượng tham gia ẩu đả làm chết người xảy ra tối 7/5 tại đường Nguyễn Tất Thành, quận Thanh Khê bị bắt giữ khi đang lẩn trốn tại Đồng Nai, đến nay có thêm 3 đối tượng khác liên quan đến vụ việc này đã đến Cơ quan Công an đầu thú về hành vi "Gây rối trật tự công cộng".

Ngày 16/5, Cơ quan CSĐT Công an quận 1 TP Hồ Chí Minh cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Hong Jungpyo (SN 1995, quốc tịch Hàn Quốc) về hành vi “Mua dâm người dưới 18 tuổi”; Đỗ Văn Tuấn (SN 1986) và Bùi Đức Thắng (SN 1972, cùng quê Vĩnh Phúc) về hành vi “Môi giới mại dâm”.

Sáng 16/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết, đang tiếp tục điều tra vụ án “Cưỡng đoạt tài sản” do 3 đối tượng quê Thanh Hóa thực hiện; đồng thời đề nghị những ai từng vay tiền hoặc bị 3 đối tượng này cưỡng đoạt tài sản thì khẩn trương liên hệ với Công an huyện Duy Xuyên để giải quyết.

Liên quan sự cố tai nạn xảy ra tại công trình thi công xây dựng cầu Đà Rằng, thuộc dự án đường cao tốc Bắc – Nam bắc qua hạ lưu sông Ba, kết nối huyện Phú Hòa và Tây Hòa (Phú Yên) như Báo CAND đã thông tin, đến 8h30 sáng nay 16/5, các lực lượng cứu hộ vẫn còn đang nỗ lực tìm kiếm dấu tích 2 nạn nhân còn lại.

Qua 10 năm thực hiện Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (từ năm 2013 đến 2023), công tác phòng, chống tội phạm mua bán người của Việt Nam đã đạt được những bước tiến quan trọng, góp phần hạn chế tội phạm mua bán người ở Việt Nam. Và một trong những kết quả đạt được, chính là tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文