FTA sẽ giúp hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam tăng mạnh

08:25 19/02/2021
Đến nay, trong số 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam tham gia, 13 FTA đã có hiệu lực, 1 FTA sắp có hiệu lực và 2 FTA đang đàm phán.

Với phạm vi cam kết rộng và toàn diện, các FTA mở ra nhiều cơ hội giúp Việt Nam có thể vươn lên chiếm lĩnh thị trường thế giới - đặc biệt thông qua việc rộng cửa các cam kết về thuế xuất nhập khẩu (XNK).

Trong năm 2020, mặc dù chịu các tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 nhưng XNK vẫn ghi nhận những nét tích cực. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2020, tổng trị giá XNK của cả nước đạt 545,36 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm trước. 

Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu (XK) đạt 282,65 tỷ USD, tăng 7,0%, tương ứng tăng 18,39 tỷ USD và nhập khẩu đạt 262,70 tỷ USD, tăng 3,7%, tương ứng tăng 9,31 tỷ USD. Về đối tác thương mại, XNK giữa Việt Nam với châu Á tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (64,7%) trong tổng trị giá XNK của cả nước. 

Và trong tháng 1/2021, tổng trị giá XNK cả nước ước đạt 54,1 tỷ USD; trong đó tổng trị giá XK ước đạt 27,7 tỷ USD, tăng 0,2% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 26,4 tỷ USD. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2020, trị giá XNK của cả nước đều tăng cao, trong đó XK tăng 41% và trị giá nhập khẩu tăng 45,7%. Với diễn biến trên, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 1-2020 ước tính thặng dư 100 triệu USD.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho hay, để nghiêm túc tuân thủ cam kết thuế quan trong các FTA, Chính phủ đã ban hành 13 Nghị định về biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện các FTA áp dụng cho từng giai đoạn.  

Đơn cử với Hiệp định CPTPP, các nước tham gia cam kết xóa bỏ từ 97% - 100% số dòng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam theo lộ trình 10 năm. Đáng chú ý, phần lớn hàng nông sản XK chủ lực của Việt Nam được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3 - 5 năm. 

Trong khi đó, với EVFTA, ngay sau khi hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch XK của Việt Nam sang EU. Sau 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch XK của Việt Nam. 

Về phía Việt Nam, nước ta cũng sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch XK của EU vào Việt Nam ngay khi Hiệp định có hiệu lực và sẽ tăng lên 91,8% số dòng thuế sau 7 năm. Cam kết thuế được xây dựng trên cơ sở phù hợp với năng lực của ngành sản xuất trong nước. 

Thuế suất được cắt giảm có lộ trình; một số nhóm mặt hàng đặc biệt có lộ trình cắt giảm thuế dài hơn. Đáng chú ý trong năm 2019, tức là 3 năm sau khi Hiệp định CPTPP được ký kết, XNK giữa Việt Nam và các thành viên tham gia CPTPP đã tăng đột biến 111%, cao hơn rất nhiều so với các năm trước và là năm có tốc độ tăng cao nhất trong giai đoạn 2015-2019.

Tận dụng cơ hội từ các FTA thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực vào ngày 1/8/2020, mặc dù diễn biến dịch bệnh tại EU và các nước trên thế giới rất phức tạp, nhưng XK của Việt Nam sang thị trường EU vẫn liên tục ghi nhận mức tăng cao. 

Kim ngạch XK sang thị trường EU các tháng 8, 9, 10/2020 lần lượt đạt 3,25 tỷ USD, 3,07 tỷ USD và 3,3 tỷ USD, tăng 4,2%, 8,7% và 6,3% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, sau gần 5 tháng thực thi Hiệp định EVFTA, kim ngạch hàng hóa XK của Việt Nam sang thị trường EU sử dụng C/O mẫu EUR.1 đạt tỷ lệ khá cao, chiếm khoảng trên 14% tổng kim ngạch XK sang thị trường này. 

Theo thống kê của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, tính đến hết tháng 11 năm 2020, các cơ quan tổ chức đã cấp trên 54.000 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch gần 2,1 tỷ USD đi 28 nước bao gồm EU-27 và Anh.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực và được áp dụng tạm thời ngay từ ngày 1/1/2021 đã có ý nghĩa to lớn, hứa hẹn sẽ là động lực mới cất cánh quan hệ tốt đẹp về thương mại và đầu tư Việt Nam và Vương quốc Anh. 

Đặc biệt, ngay từ những ngày đầu tháng 1/2021, lô hàng 60 tấn gạo thơm XK sang Anh được hưởng ưu đãi thuế quan. Đây là mở đầu đáng phấn khởi cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước. 

Theo Bộ Công Thương, XK giai đoạn 2021-2025 sẽ tập trung khai thác hiệu quả các FTA, mở rộng và đa dạng hoá thị trường XK. Đặc biệt, trong năm 2021, ngành Công Thương đặt mục tiêu phấn đấu tổng kim ngạch XK tăng khoảng 4-5% so với năm 2020, cán cân thương mại tiếp tục duy trì đà xuất siêu. 

Bởi, năm 2021, XK của Việt Nam có sự hỗ trợ tích cực từ các FTA thế hệ mới như CPTPP; EVFTA đã trải qua giai đoạn thực thi ban đầu, với ưu đãi về thuế quan và các điều kiện tiếp cận thị trường mở ra cơ hội đẩy mạnh XK các mặt hàng Việt Nam có lợi thế sang thị trường các nước thành viên. 

Ngoài ra, năm 2021 cũng kỳ vọng sự dịch chuyển luồng đầu tư của các DN FDI từ các nước trong khu vực sang Việt Nam, định vị lại chuỗi cung ứng cũng như tận dụng các ưu đãi mang lại từ các FTA mà Việt Nam đã ký kết. 

Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, XK của Việt Nam để đạt được mục tiêu thì còn phụ thuộc vào triển vọng của kinh tế thế giới, khi khống chế được dịch COVID-19 cùng hàng loạt giải pháp về thị trường XK. 

Do vậy, để duy trì tăng trưởng kim ngạch XK năm 2021, Bộ Công Thương xác định sẽ tiếp tục tổ chức khai thác, tận dụng cơ hội từ các FTA để tìm giải pháp phát triển thị trường và tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới; tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của đại dịch COVID-19 trên thế giới để có các biện pháp ứng phó kịp thời.

Lưu Hiệp

Nhiều khu đất lớn đang trong giai đoạn chính quyền TP Đà Nẵng rao bán đấu giá bị doanh nghiệp ngang nhiên lấn chiếm làm công trình, bãi tập kết máy móc, vật liệu xây dựng. Thậm chí, có trường hợp chiếm đất công rồi tổ chức cho người khác đổ xà bần, rác thải để thu tiền theo đầu xe. Đã có trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự... 

Cơn bão Man-yi, hiện cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 2.000 km được đánh giá là cơn bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17, có khả năng tiến vào Biển Đông trong ngày 18/11.

Không chỉ nhiều lần phớt lờ chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về vấn đề quản lý đất công như Báo CAND đã phản ánh vào ngày 9/11, tại Phân viện Thanh Thiếu niên miền Nam (TP Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh) thuộc Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam còn để xảy ra tình trạng công trình trị giá 34 tỷ đồng được đầu tư bằng vốn ngân sách sau 15 chưa quyết toán xong và có nguy cơ phải đập bỏ do xây dựng không phép…

"Không thể để Thủ đô cứ mưa lớn lại ngập, trong nội đô ngập, ở ngoại đô, người dân phải chèo thuyền vào tầng 2 nhà mình",  TS Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát biểu như vậy tại Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” được tổ chức sáng 14/11 tại Hà Nội.

Ngày 14/11, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã có kết luận điều tra về đường dây chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng số lượng lớn do bị can Lềnh Chi Và (SN 1984) và Nguyễn Trung Hiếu (SN 1991), cùng ngụ tại huyện Định Quán (Đồng Nai) thực hiện hành vi phạm tội.

Trưa 14/11, Giải đua ghe Ngo trong Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần VH-TT&DL Sóc Trăng lần thứ 1 năm 2024 chính thức khai mạc tại Khán đài đua ghe Ngo (sông Maspero, TP Sóc Trăng), với sự tranh tài của 60 đội ghe Ngo (53 đội nam, 7 đội nữ) đến từ các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ.

Sáng 14/11, Phòng Tham mưu Công an TP Hồ Chí Minh đã cung cấp thông tin xung quanh việc mở rộng đấu tranh Chuyên án VN10, xử lý triệt để các đối tượng đã từng mua ma túy từ các đối tượng bị bắt giữ trong chuyên án để tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Đáng chú ý, các đối tượng liên quan tới cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文