Gạo Việt Nam tạo thương hiệu trên thị trường thế giới

08:50 23/12/2018
Ngày 18 đến 24-12, tại tỉnh Long An diễn ra Festival lúa gạo Việt Nam lần 3. Sự kiện này do Hội Nông dân Việt Nam phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), UBND tỉnh Long An tổ chức, thu hút hơn 1.100 gian hàng của hơn 400 đơn vị tham gia.

Ông Lương Quốc Đoàn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cho biết: “Festival lúa gạo Việt Nam lần 3 là sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... có ý nghĩa quan trọng, nhằm quảng bá thương hiệu lúa gạo Việt Nam. Đồng thời, ghi nhận và tôn vinh các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp (DN), nhà khoa học và nông dân với những đóng góp vào sự phát triển kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”. 

Đại diện Hội Nông dân Việt Nam cũng cho rằng, sự kiện này còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của BCH Trung ương (Khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg, ngày 25-10-2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Gạo Việt đang khẳng định vị thế tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh minh họa: CTV.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Quốc Toản, Quyền Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT): Sau 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, từ một nước thiếu lương thực đến nay sản xuất nông nghiệp của Việt Nam không chỉ đáp ứng nguồn cung lương thực, thực phẩm và nguyên liệu cho tiêu dùng và chế biến trong nước mà còn tham gia ngày càng mạnh mẽ vào thị trường xuất khẩu. Nông sản Việt Nam hiện nay đã có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ của thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu 10 năm gần đây (2008-2017) đạt 261,28 tỷ USD, tăng bình quân 9,24%. Riêng trong năm 2017, kim ngạch xuất khẩu đạt 36,52 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay, và có 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên. 

Đến nay, Việt Nam đã trở thành quốc gia có nhiều mặt hàng nông sản đứng vị trí hàng đầu về xuất khẩu trên thế giới. Trong số đó, lúa gạo là mặt hàng thiết yếu và có ý nghĩa chiến lược đảm bảo an ninh lương thực và có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Trong năm 2017, riêng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng gạo đạt 5,82 triệu tấn (tăng 21% về lượng và 22% về giá trị so năm 2016). Theo số liệu hải quan, trong 11 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã xuất khẩu ước đạt 5,63 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 2,83 tỉ USD. 

Dự báo, cuối năm 2018 mặt hàng gạo xuất khẩu giữ vững đà tăng trưởng, kỳ vọng có thể đạt 6,15 triệu tấn, với kim ngạch đạt 3,15 tỉ USD (tăng 5,7% về lượng và 19,6% về trị giá so với năm 2017). Hiện, gạo Việt Nam đã xuất khẩu đến khoảng 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó Châu Á chiếm 68,41%, Châu Phi chiếm 14,93%, Châu Mỹ chiếm 6,54%, Châu Đại Dương chiếm 5%.

Định hướng đổi mới và nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại nông sản, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu để bảo hộ sản phẩm là một trong những định hướng quan trọng đã được Chính phủ chỉ đạo đối với ngành nông nghiệp trong thời gian tới. Do đó, đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là nhiệm vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Lúa gạo của Việt Nam đã được công bố logo thương hiệu.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ, năm 2017 Bộ NN&PTNT phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị liên quan tổ chức cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam. Ngay trong lễ khai mạc Festival lúa gạo lần 3, Logo thương hiệu Quốc gia gạo Việt Nam đã được chính thức công bố. Logo này được chọn từ 500 tác phẩm dự thi của các tác giả trong và ngoài nước, với trọng tâm là bông lúa cách điệu, lá lúa được biến tấu tạo hình chim Lạc Việt đang tung cánh là biểu tượng của Việt Nam đã được thế giới biết đến. Logo thương hiệu gạo Quốc gia đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp văn bằng bảo hộ trong nước và đang trong quá trình đăng ký bảo hộ quốc tế theo hệ thống Madrid của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (Wipo).

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, đây chỉ là bước khởi đầu nhằm xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam. Tuy nhiên, không phải tất cả gạo Việt Nam xuất khẩu đều có gắn logo này, mà chỉ có những sản phẩm đáp ứng các tiêu chí nhất định về chủng loại, chất lượng mới có.

Trong thời gian diễn ra Festival, có nhiều hoạt động triển lãm giới thiệu thành tựu trong sản xuất và kinh doanh lúa gạo Việt Nam qua các thời kỳ có chủ đề “Hạt gạo làng ta vươn ra thế giới”. Trưng bày máy móc, thiết bị vật tư nông nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn… Các hội thi “Gạo ngon thương hiệu Việt”, ảnh nghệ thuật “Đồng xanh sinh lúa vàng - Ruộng sạch cho gạo ngon”. Bên cạnh đó, còn có các hội thảo bàn giải pháp ứng phó bảo vệ cây lúa và phát triển hạt gạo Việt trước thực trạng xâm nhập mặn và khô hạn, cùng nhiều hoạt động tôn vinh công lao đóng góp tích cực của người nông dân, các nhà khoa học, quản lý và DN… cho ngành nông nghiệp.

T.Hà

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà… đều tăng số ca mắc.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Hoàng Thái Thụy (SN 1988, trú tại khu 5A, thị trấn Na Dương), Hoàng Ngọc Công (SN 1999) và Hoàng Ngọc Anh (SN 2001), cùng trú tại khu 6, thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Ngày 5/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Đinh Vũ Đức Anh (SN 2008), trú tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ và Dương Trung Kiên (SN 2008), trú tại TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) để điều tra làm rõ về hành vi cướp tài sản. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文