Giá thịt lợn vẫn ngoài vòng kiểm soát
- Kéo giảm giá thịt lợn thì phải tái đàn và tăng nhập khẩu
- Giải pháp thay thế khi giá thịt lợn tăng cao
- Giá thịt lợn vẫn tăng hàng ngày giữa “thủ phủ” chăn nuôi
- Thủ tướng chỉ đạo giảm giá thịt lợn, giá điện
Giá thịt lợn trong nước bất ngờ bùng phát, do ảnh hưởng dịch tả lợn Châu Phi. Tuy nhiên, đến nay dịch tả lợn Châu Phi cũng đã đi qua, những giá thịt lợn không những không chịu hạ mà càng lúc càng có xu hướng tăng mạnh.
Nhằm bình ổn thị trường thịt lợn, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các doanh nghiệp (DN) chăn nuôi từ ngày 1/4 phải giảm giá lợn hơi xuống mức 70.000 đồng/kg, tiến tới giá thấp hơn vào những quý cuối năm 2020. Thực hiện chỉ đạo, có ít nhất 15 doanh nghiệp (DN) chăn nuôi vàkinh doanhlớn trong nước cam kết với Bộ NN-PTNT đưa giá lợn hơi về 70.000 đồng/kg.
Nhưng trên thực tế, hơn một tháng qua giá lợn hơi trên cả nước liên tục tăng và hiện đang áp sát mức 100.000 đồng/kg. Qua tìm hiểu được biết, hiện một số DN chăn nuôi lớn vẫn đưa ra giá lợn hơi với mức giá 70.000 đồng/kg đúng như giá cam kết, nhưng số lượng... nhỏ giọt. Thay vì các DN chăn nuôi lớn bán lợn hơi nguyên con cho các thương lái, hoặc các công ty cung cấp thịt lợn ra thị trường, thì các DN này đã trực tiếp thuê gia công giết mổ, hoặc một số DN đầu tư hệ thống để trực tiếp giết mổ cho ra thịt lợn mảnh (bỏ đầu và nội tạng). Thịt lợn mảnh sẽ đưa thẳng vào các chuỗi bán lẻ, chợ đầu mối, chợ dân sinh, tiểu thương sẽ pha lóc thịt lợn mảnh ra thành nhiều loại khác nhau như để bán với nhiều mức giá khác nhau.
Giá thịt lợn tại TP Hồ Chí Minh vẫn còn ở mức cao. |
So với bán lợn hơi nguyên con, thì bán lợn mảnh sau khi giết mổ, sau khi trừ các chi phí thì DN chăn nuôi sẽ lời hơn 1-1,1 triệu đồng/con 100kg. Với mức chênh lệch khá cao như vậy, nhiều DN chăn nuôi có xu hướng tự giết mổ để bán lợn mảnh, và đó cũng là chiêumà các DN lách cam kết bán giá 70.000 đồng/kg lợn hơi. Các thương lái trước đây chủ yếu mua lợn hơi về giết mổ thì nay cũng đã chuyển sang mua lợn mảnh đưa về các chợ đầu mối.
Từ đầu tháng 5 đến nay, số lượng thịt lợn mảnh về hai chợ đầu mối Bình Điền và Hóc Môn (TP Hồ Chí Minh) dao động khoảng 5.000 con/ngày, giá lợn mảnh dao động khoảng 110.000 - 125.000 đồng/kg. Ông Lê Văn Tiển, Phó Giám đốc Công ty TNHH Quản lý và Kinh doanh chợ đầu mối Nông sản thực phẩm Hóc Môn giải thích, số lượng hàng về chợ đầu mối Hóc Môn giảm vì mức tiêu thụ giảm do thời gian qua, NTD đã chuyển sang sử dụng các mặt hàng thay thế như: Thịt gà, vịt, cá, thịt nhập khẩu...
Giá thịt lợn mảnh về chợ đầu mối tăng cao dẫn đến giá thịt lợn tại các chợ truyền thống, các chuỗi bán lẻ cũng tăng mạnh. Điển hình,giá bán của công ty Vissan, ngày 18-5 nạc vai giá 136.900 đồng/kg, nhưng sang ngày 19-5 giá tăng vọt lên 145.000 đồng/kg (tăng 8.100 đồng), tương tự bắp giò 115.000 đồng/kg tăng lên 128.000 đồng/kg (tăng 13.000 đồng), dựng 121.000 đồng/kg tăng lên 135.000 đồng/kg (tăng 14.000 đồng)...
Tại các chợ dân sinh khu vực TP Hồ Chí Minh, giá thịt lợn dao động từ 140.000 - 270.000 đồng/kg, các tiểu thương cho rằng cố kềm giữ giá để có thể bán được hàng. Mức giá này cũng đã tăng sát với giá thịt lợn bán trong các siêu thị.
Giải thích việc giá thịt lợn “neo” ở mức cao suốt thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Công Thương- Đỗ Thắng Hải cho rằng bản chất vấn đề thịt lợn hiện nay là câu chuyện cung - cầu. Thời điểm này, nhiều địa phương chưa công bố hết dịch tả lợn châu Phi, nên người nông dân chưa yên tâm tái đàn. Trong khi đó, giá lợn giống tăng cao, có nơi có thời điểm lên tới 2-3 triệu đồng/con lợn giống, nên người dân tính toán có đầu tư cũng không hiệu quả.
Do vậy, để giải quyết tận gốc vấn đề giá thịt lợn tăng cao, ông Đỗ Thắng Hải cho rằng phải giải quyết được bài toán về nguồn cung. Trong đó phương án được ưu tiên trước hết là tái đàn và phương án còn lại nhập khẩu.