Giải quyết tốt quan hệ thị trường vốn - tài chính và tiền tệ

08:54 22/08/2018
Thị trường vốn Việt Nam phát triển chậm, doanh nghiệp Việt vốn mỏng… là những đánh giá được đưa ra tại diễn đàn chuyên đề vốn - tài chính với chủ đề “Mở rộng thị trường vốn-tài chính Việt Nam, thách thức và giải pháp”, do Diễn đàn Kinh tế Việt Nam tổ chức sáng 21-8.

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho biết, phát triển thị trường vốn - tài chính là một trong những giải pháp của Chính phủ trong phát triển doanh nghiệp (DN) Việt Nam. 

Theo Phó Thủ tướng, vấn đề đáng quan tâm hiện nay là DN có vốn mỏng. Tổng cục Thống kê công bố số liệu vào cuối năm 2016 chỉ có 47% DN hoạt động ở Việt Nam có lợi nhuận và 53% số DN không có lợi nhuận. Phải chăng là do vốn mỏng làm lợi nhuận kém? 

Nhiều DN tham gia đầu tư dự án mà vốn chủ sở hữu thấp, chi phí tài chính rất cao cùng với các chi phí tiếp cận, logistics… Kể cả các ngân hàng thương mại cung ứng vốn.

Ông Fiachra MacCana, Giám đốc điều hành trách nhiệm Khối Khách hàng tổ chức và nghiên cứu, Công ty cổ phần Chứng khoán TP HCM (HSC) cho rằng, thị trường vốn của Việt Nam thiếu vốn dài hạn. Phát triển vốn dài hạn là một trong những giải pháp để các ngân hàng cần nâng vốn để giảm tình trạng vốn mỏng, đồng thời cung cấp các giải pháp để có gói vay dài hơn.

Để đa dạng nguồn vốn, phải gia tăng vai trò của các định chế phi ngân hàng.

Đáng chú ý, chia sẻ tại diễn đàn, ông Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc phát triển, Đại học Fulbright Việt Nam cho biết, việc phát triển thị trường vốn hiện nay mới giải quyết được nguồn vốn cho DN lớn và có quy mô trung bình. Tuy nhiên, nhiều DN vừa và nhỏ vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn và buộc phải sử dụng đến nguồn "tín dụng đen". 

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Kim Hùng - Giám đốc Verco - đơn vị có thời gian làm việc với nhiều công ty nhận định, hiện với các DN nhỏ và vừa có doanh thu dưới 500 tỷ đồng hầu hết chưa có cấu trúc vốn, đồng thời có sự lẫn lộn giữa vốn ngắn, trung và dài hạn. 

Đáng chú ý, ông Hùng cho rằng tại một số DN nhỏ và vừa, tới 60% tổng vốn sản xuất kinh doanh của họ là từ tín dụng đen. Theo ông Hùng, nên tạo ra một khung pháp lý để nếu DN phải sử dụng nguồn vốn “tín dụng đen” mà vẫn có thể được hợp thức hóa. 

“Đây là khoản chi phí rất lớn nhưng không được hạch toán vào chi phí hợp lệ nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ buộc phải xử lý nó vào chi phí khác và lợi nhuận còn cuối cùng rất thấp”, ông Hùng nói. 

Trước chia sẻ này, ông Hà Huy Tuấn - Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng bổ sung số liệu từ Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho thấy, các DN phải dùng 30% chi phí không chính thức để sản xuất kinh doanh.

Rõ ràng việc thị trường vốn phát triển chậm đang “níu chân” sự phát triển của các doanh nghiệp. 

Ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng có 3 lý do khiến thị trường vốn tài chính Việt Nam phát triển chậm gồm: Một là, phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của đất nước khi chuyển từ thời kỳ bao cấp sang kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Hai là, do nhận thức xã hội và ba là, chưa có nền tảng để phát triển, cụ thể là các kế hoạch, hoạch định chiến lược phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

Góp ý về phát triển thị trường vốn, chuyên gia Ngân hàng Thế giới - ông A. Alatabani cho rằng nền kinh tế nước ta có tỷ lệ tích lũy trong dân cao, tới khoảng 60 tỷ USD nằm trong người dân mà ta chưa huy động hết. 

Đây là tiềm năng lớn, bởi vậy, “Khi đầu tư dài hạn, cần nghĩ xem làm cách nào để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi của người dân, đồng thời, tạo ra môi trường tốt để có khoản đầu tư dài hạn, tạo điều kiện cho thị trường trái phiếu chứng khoán của Việt Nam phát triển", ông A. Alatabani nói.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đồng tình với các chuyên gia kinh tế và nhấn mạnh giải pháp quan trọng để đa dạng nguồn vốn là gia tăng vai trò của các định chế phi ngân hàng, giải quyết tốt mối quan hệ giữa thị trường vốn - tài chính và thị trường tiền tệ. 

Ông cho rằng, tái cấu trúc thị trường tài chính gắn liền với ứng dụng các thành quả của kinh tế số, cần ưu tiên xây dựng hệ sinh thái cho sự phát triển của nền kinh tế số trước khi xây dựng khung khổ quản lý; phát triển mạnh các dịch vụ tài chính vi mô, Fintech, cho thuê tài chính,... 

Chính phủ mong muốn được nghe nhiều hơn các kinh nghiệm vận hành, quản lý “tín dụng phi chính thức” của các quốc gia, nền kinh tế khác trên thế giới để đa dạng các nguồn cung cấp vốn cho nền kinh tế. 

Coi chứng khoán là kênh dẫn vốn quan trọng, có quy mô tới 70% GDP vào cuối năm 2017 (trong khi mục tiêu đặt ra là cho năm 2020), Phó Thủ tướng cho biết thông điệp của Chính phủ là kiên trì, kiên quyết xây dựng thị trường chứng khoán Việt Nam lành mạnh, ổn định, sớm được công nhận là thị trường chứng khoán mới nổi vào năm 2020 để huy động hiệu quả các kênh vốn trung và dài hạn của quốc tế. Hiện nay Bộ Tài chính đang xây dựng đề án để thực hiện lộ trình này. 

Bên cạnh đó, để phát triển thị trường trái phiếu DN, Phó Thủ tướng cho rằng cần xây dựng trung tâm giao dịch trái phiếu DN và đưa vào giao dịch ở thị trường trái phiếu bình thường để tăng tính thanh khoản. 

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1191/QĐ-TTg để thực hiện lộ trình này, đồng thời cần tạo dựng môi trường minh bạch, công khai trong thực thi chính sách, tăng cường giám sát nội địa, năng lực của hệ thống công cụ tư vấn như thuế, kiểm toán,…

PV

Châu Âu đang đối mặt với những thách thức kinh tế và địa chính trị nghiêm trọng có thể làm xói mòn nền tảng thịnh vượng đã xây dựng suốt hàng thập niên qua. Sự trở lại của ông Donald Trump, cùng với căng thẳng thương mại gia tăng và sự suy thoái trong đổi mới, đang đẩy Liên minh châu Âu (EU) đối diện với bài toán sống còn.

Đội tuyển Việt Nam đang chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi ASEAN Cup 2024. Lúc này cái tên Nguyễn Xuân Son được quan tâm nhiều hơn cả. Nhưng nên nhớ rằng, đội tuyển là một tập thể vẫn còn nhiều nhân tố quan trọng.

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Liên quan vụ truy bắt đối tượng trộm cắp xe ô tô ở Ninh Thuận, chiều 24/12 Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, vừa nhận được thư cảm ơn của ông Võ Tấn Long (SN 1976, trú ở 126 Hải Thượng Lãn Ông, phường Tấn Tài, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文