Gỡ khó cho xuất khẩu rau quả tươi

10:48 30/10/2017
Việt Nam là quốc gia sản xuất nông nghiệp chiếm phần lớn. Thời gian qua, ngoài việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho đất nước các cấp chính quyền cũng rất quan tâm tới việc đầu tư để xuất khẩu hàng nông nghiệp, trong đó có rau quả tươi.

Là một doanh nghiệp (DN) hoạt động có thâm niên trong lĩnh vực công nghiệp và đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, ông Nguyễn Thanh Hải tiên phong đầu tư trồng dưa lưới xuất khẩu. Ông Hải cho biết, mảnh đất Nam Bộ, đất đai bạt ngàn, khí hậu ưu đãi nên muốn đem sức mình cống hiến cho quê hương.

Ông nghĩ nông nghiệp Việt Nam hiện nay muốn theo đuổi được thị trường ở nước lớn cần phải thay đổi về cách làm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong trồng trọt.

Ông Hải đã mua đất tại huyện Củ Chi để đầu tư trồng dưa lưới. Đến nay, vườn dưa lưới 5 hécta cho thu hoạch và xuất khẩu đã giúp gia đình thu nhập ổn định. Tuy nhiên, để có thể phát triển hơn trong xuất khẩu, theo ông Hải có lẽ rất khó bởi những yêu cầu khắt khe từ thị trường các nước. Bên cạnh đó là nguồn vốn trong việc đầu tư cũng cần phải nhiều hơn.

Các DN Việt Nam cần tuân thủ các khâu đảm bảo VSATTP trước khi xuất khẩu.

Để gỡ khó cho lĩnh vực xuất khẩu rau quả tươi của nước ta, trung tuần tháng 10 vừa qua, Bộ Công Thương phối hợp với Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU - Mutrap) tổ chức họp bàn giải pháp duy trì và mở rộng thị trường rau quả tươi xuất khẩu của Việt Nam và thị trường châu Âu.

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đạt, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau củ quả Việt Nam, cho biết, những năm trước, kim ngạch xuất nhập khẩu rau quả tươi của Việt Nam tăng trưởng chậm thì năm nay lại rất khả quan, có những bước tăng ngoạn mục. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2,642 tỷ USD, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm 2016.

Kim ngạch nhập khẩu 1,153 tỷ USD, tăng 78,2%. Xuất siêu rau củ quả ước đạt 1,489 tỷ USD. Thị trường châu Á điển hình như Nhật, Hàn Quốc là khu vực dẫn đầu xuất khẩu rau của Việt Nam, chiếm 85,9%, khu vực châu Âu chiếm 3,8% và thị trường các khu vực khác chiếm 6,3%. Sản phẩm rau củ chế biến xuất khẩu chiếm tỷ lệ lớn nhất với 46,9%, còn lại rau và trái cây tươi.

Tuy nhiên, việc xuất khẩu rau quả tươi của nước ta cũng gặp phải nhiều khó khăn khi mà các DN Việt bị xếp vào nhóm có nguy cơ vướng các rào cản kỹ thuật liên quan đến tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó đáng kể phải nói đến là nhóm doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm trái cây tươi và rau gia vị.

Vì thế, theo ông Đạt, để các DN của nước ta có thể xuất khẩu ổn định và tăng trưởng ở lĩnh vực xuất khẩu rau quả tươi, các doanh nghiệp nhất định phải đảm bảo được tiêu chuẩn trồng rau trong nhà lưới, có truy xuất nguồn gốc, có chứng nhận quốc tế về kiểm định thực vật. Đặc biệt, là các DN cần tích cực tuân thủ trồng theo tiêu chuẩn VietGAP để giảm thiểu nguy cơ rau củ, quả, trái cây nhiễm bệnh dịch hại...

 Ông Rugguero Malossi, Chuyên gia quốc tế, Dự án EU-MUTRAP, cũng thông tin, khi xuất khẩu rau quả tươi sang châu Âu, DN phải tuân thủ các quy định về hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu và chịu sự kiểm soát với các hình thức: kiểm tra giấy tờ, kiểm tra danh tính và kiểm tra thực tế hàng hóa.

Ông Rugguero Malossi cũng thông tin, ngày càng có nhiều người tiêu dùng EU thích các sản phẩm thực phẩm được sản xuất và chế biến bằng các phương pháp tự nhiên. Trái cây và hoa quả hữu cơ có chi phí sản xuất cao hơn, nhưng cũng được đánh giá cao hơn ở thị trường EU.

Tuy nhiên, để tiếp thị được sản phẩm hữu cơ ở EU, sản phẩm cần được sản xuất theo phương pháp hữu cơ được quy định trong luật của EU. Hơn nữa, các phương pháp này phải được áp dụng ít nhất hai năm trước khi bán trái cây và rau quả hữu cơ.

“Tiềm năng nhập khẩu rau quả tươi của thị trường EU là rất lớn. DN Việt Nam nên thông qua các hội chợ thương mại như Biofach hoặc Fruit Logistica và các danh bạ về các công ty buôn bán và cung cấp thực phẩm hữu cơ để tìm các nhà nhập khẩu”, ông Rugguero Malossi nhấn mạnh.

Hoàng Phạm

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文