Hàng tiêu dùng cấm nhập vẫn có mặt ở thị trường nội địa

10:00 02/01/2018
Để qua mắt các lực lượng kiểm tra, các đối tượng buôn lậu đã thường xuyên thay đổi phương thức thủ đoạn vận chuyển và thường đưa hàng về điểm tập kết khoảng tầm 4h sáng.

Đánh giá tình trạng hàng lậu “đổ về” thị trường TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Văn Bách, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Hồ Chí Minh cho biết: “Việc vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Hàng lậu qua đường bộ biên giới các tỉnh miền Bắc, miền Trung, Tây Nam Bộ rồi vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không vào TP Hồ Chí Minh. Hàng nhập lậu thông qua hành lý xách tay, hàng nhập khẩu chính ngạch, tiểu ngạch, gian lận khai báo hải quan về chủng loại, số lượng”.

Đặc biệt, thời gian gần đây, “nổi lên” tình trạng hàng lậu từ nước ngoài tuồn vào thị trường TP Hồ Chí Minh gồm đồ điện, điện tử, điện máy, điện gia dụng,... đã qua sử dụng. Mặc dù bị cấm nhập khẩu, nhưng bằng nhiều thủ đoạn, các mặt này vẫn có mặt tại thị trường nội địa, sau đó được tân trang lại như mới, bán nhan nhản ra thị trường đáp ứng nhu cầu sắm sửa Tết của người tiêu dùng (NTD)...

Theo Nghị định 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ, các mặt hàng đồ điện, điện tử, điện máy, điện gia dụng,... đã qua sử dụng nằm trong danh mục hàng hóa thuộc diện cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, tại thị trường nội địa, đây là những mặt hàng có nhu cầu mua bán, sử dụng lớn do có giá rẻ, phù hợp với túi tiền của NTD có thu nhập thấp. 

Hàng đã qua sử dụng nhập lậu vào nội địa đã bị cơ quan chức năng bắt giữ.

Nắm bắt tâm lý NTD chuộng các nhãn hiệu nổi tiếng như Panasonic, Misubishi, Daikin, Toshiba... và nhất là sản phẩm có xuất xứ Nhật Bản, nhiều tổ chức, cá nhân đã ồ ạt nhập khẩu các mặt hàng này, sau đó tân trang lại bán ra thị trường với giá cao gần bằng giá hàng mới chính hãng nên được tiêu thụ khá mạnh, nhất là nhu cầu trang hoàng nhà cửa để chuẩn bị đón Tết của người dân.

Gần đây nhất, ngày 24-11-2017, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh phối hợp Đội QLTT 2A - Chi cục QLTT TP Hồ Chí Minh phát hiện tại bãi xe 96 Lê Thế Truyện, phường Tân Thới Nhì, quận Tân Phú một xe tải lớn đang vận chuyển khoảng 150 bộ máy lạnh cũ đã qua sử dụng cùng vải vóc các loại. Ngoài ra, tại bãi xe này, lực lượng chức năng còn phát hiện một kho hàng chứa máy lạnh cũ, tủ lạnh đã qua sử dụng. 

Theo các trinh sát, để qua mắt các lực lượng kiểm tra, các đối tượng buôn lậu đã thường xuyên thay đổi phương thức thủ đoạn vận chuyển và thường đưa hàng về điểm tập kết khoảng tầm 4h sáng. Các đối tượng buôn lậu thuê kho ở bãi xe này để tập kết hàng hóa. 

Sau đó dùng xe tải nhỏ đem đi tiêu thụ ở các cửa hàng kinh doanh máy lạnh cũ ở TP Hồ Chí Minh. Sau khi được tân trang, bộ máy lạnh cũ này bán ra thị trường với giá từ 4-5 triệu đồng/bộ.

Trước đó, Đội QLTT 2A phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm buôn lậu – Bộ Công an khám theo thủ tục hành chính 2 xe ôtô tải đang dừng đậu trong khuôn viên của Công ty TNHH TM DV Vinh Phúc do ông Huỳnh Đoàn Minh làm chủ (tại quốc lộ 1A, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân), phát hiện trên xe tải BKS 89C-03253 có 97 máy giặt, nồi cơm điện, máy lọc không khí, bếp từ do Nhật sản xuất. 

Còn xe tải BKS 30Z – 6223 có 277 máy giặt hiệu Panasonic, Toshiba và cục nóng, cục lạnh máy điều hòa nhiệt độ hiệu Fujitsu, Daikin do Nhật Bản, Trung Quốc sản xuất, tất cả cũng đã qua sử dụng và cũng không hóa đơn chứng từ. 

Tiếp tục kiểm tra điểm chứa trữ, kinh doanh đồ điện lạnh trong khuôn viên của công ty này, lực lượng kiểm tra phát hiện tiếp 477 cục nóng, lạnh máy điều hòa nhiệt độ hiệu Panasonic, Misubishi, Daikin, Toshiba... do Nhật Bản, Trung Quốc sản xuất, đã qua sử dụng, không hóa đơn chứng từ.

Là đơn vị trực tiếp kiểm tra các vụ buôn lậu những mặt hàng thuộc diện cấm nhập này, ông Đinh Minh Tân, Đội trưởng Đội QLTT 2A cho biết, trong năm 2017 vừa qua, Đội QLTT 2A đã phối hợp với lực lượng Công an kiểm tra và xử lý 11 trường hợp vi phạm về hàng hóa nhập lậu thuộc diện cấm nhập khẩu, tạm giữ tổng cộng 3.960 đơn vị sản phẩm gồm các mặt hàng đồ điện, điện máy, điện lạnh như: cục nóng, cục lạnh máy điều hòa nhiệt độ, máy rửa chén, màn hình ti vi, thùng CPU máy tính để bàn, tủ lạnh, máy giặt, quạt bàn... đã qua sử dụng do các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan sản xuất. 

“Những mặt hàng này có khả năng được vận chuyển nhập lậu vào TP Hồ Chí Minh qua hình thức tạm nhập tái xuất để trốn tránh và qua mắt lực lượng kiểm tra, kiểm soát tại các cửa khẩu biên giới, cảng biển”, ông Tân nhận định.

“Mặt hàng đồ điện, điện tử, điện máy, điện gia dụng, công nghệ thông tin đa dạng, được sử dụng rộng rãi trong đời sống và có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, an toàn của NTD. Vì vậy, cần tăng cường kiểm tra các mặt hàng thuộc diện cấm nhập khẩu này trong thời gian tới để ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. Riêng Đội QLTT 2A, thông qua hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm, Đội còn kết hợp tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đến các đơn vị kinh doanh các mặt hàng này”, ông Tân nêu giải pháp.

Thúy Hà

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文