Hấp dẫn khi đầu tư vào “Đất chín rồng”

08:08 14/11/2016
Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, ngành nông nghiệp đang trong giai đoạn phát triển, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện… tạo cho đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - nơi được mệnh danh là “Đất chín rồng” có môi trường đầu tư kinh doanh tốt.


ĐBSCL chiếm 19,3% dân số cả nước, 42% giá trị nông lâm nghiệp, thuỷ sản, hơn ½ sản lượng lúa và gần 60% sản lượng thuỷ sản, sức tiêu dùng chiếm 19,6% tổng mức cả nước. Tăng trưởng GRDP của ĐBSCL từ 2011-2015 bình quân khoảng 8,5%/năm, thu nhập (GRDP/người) vào khoảng 41 triệu đồng.

Vào năm 2015, cơ cấu kinh tế của vùng gồm: khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 33%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 25%, khu vực dịch vụ chiếm 25%.

TS Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) nhận định: “Có nhiều lý do để doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào ĐBSCL như: tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, môi trường đầu tư lý tưởng, lực lượng lao động hùng hậu, ngành nông nghiệp và thuỷ sản phát triển…”.

Các cảng ở ĐBSCL ngày càng hoàn thiện, giảm chi phí vận chuyển hàng hoá.

ĐBSCL có thời tiết, khí hậu ôn hoà, nhiệt độ nắng ấm, nhiều sông, kênh rạch, biển đảo, vùng ven biển nhiều gió. Đây là thuận lợi để phát triển các ngành như: nông nghiệp, kinh tế biển, giao thông, logistics, du lịch, nghỉ dưỡng, bán lẻ…

Theo ông Koji Takimoto, Trưởng đại diện Tổ chức thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản (Jetro) tại TP Hồ Chí Minh, ĐBSCL nằm ở trung tâm của ASEAN, có ưu thế về địa lý.

Đồng thời, do nằm giữa Hồng Kông (Trung Quốc) và Singapore nên có khả năng phát triển thành trung tâm hậu cần trong tương lai. “Sự phát triển của hạ tầng giao thông như các trục đường huyết mạch, đường cao tốc, cầu nên thời gian di chuyển được rút ngắn đáng kể, khu vực có thể di chuyển trong bán kính 2 tiếng đồng hồ từ TP Hồ Chí Minh.

Các tỉnh, thành ở ĐBSCL hiện nay thu hút nhiều doanh nghiệp Nhật Bản do lợi thế về đất đai và nhân công rẻ và hoàn thiện về hạ tầng giao thông các khu công nghiệp”, ông Koji Takimoto đánh giá.

Năm 2014, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào trong vùng ĐBSCL đã bắt đầu tăng lên, đạt mức gần 1 tỷ USD. Năm 2015, con số này tăng lên 3,5 tỷ USD; trong 9 tháng đầu năm nay, toàn vùng đạt mức 1,67 tỷ USD, chiếm 10,2% trong tổng vốn thu hút FDI cả nước. Hàn Quốc là quốc gia đầu tư nhiều nhất vào vùng, kế đến là Đài Loan, Trung Quốc và Nhật Bản.

Tính đến tháng 10-2016, vùng thu hút 50 dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp, tổng vốn đăng ký hơn 209,6 triệu USD. Hồng Kông (Trung Quốc) là vùng lãnh thổ có vốn đầu tư nhiều nhất với 5 dự án, tổng vốn 67,93 triệu USD; kế đến là Đài Loan với 9 dự án (gần 42 triệu USD), Nhật Bản 5 dự án (hơn 30 triệu USD), Úc có 7 dự án (19,85 triệu USD), Hoa Kỳ có 2 dự án (11,96 triệu USD)…

Tuy vốn FDI “chảy” vào nông nghiệp còn khiêm tốn, nhưng ông Dũng cho rằng sắp tới, tầng lớp trung lưu đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao, an toàn vệ sinh..., và điều này sẽ tạo ra áp lực lớn đối với nông nghiệp trong nước.

“Do vậy sẽ làm phát sinh nhu cầu phải đầu tư mới về ứng dụng khoa học công nghệ cho trồng trọt, cho chăn nuôi và thủy sản hay chế biến thực phẩm; kéo theo nhu cầu đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ khác như cơ khí, năng lượng tái tạo và công nghệ thông tin...”, ông Dũng thông tin.

Cùng quan điểm này, ông Kenta Noguchi (Công ty TNHH Business Innovation) đề xuất: “Dù còn nhiều khó khăn, hạn chế, nhưng cần nhìn thấy rằng, ngành nông nghiệp còn không gian để đầu tư. Trong đó, các máy móc thiết bị phục vụ cho ngành này là cơ hội lớn cho nhà đầu tư trong thời gian tới. Chúng tôi mong sẽ có sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực máy nông nghiệp”.

Như Anh

Khi biết Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh (Trung tâm CNSH) triển khai dự án trên 425 tỉ đồng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã làm quen, mua chuộc những lãnh đạo chủ chốt, bằng cách thường xuyên thăm hỏi, biếu quà. Khi đã thân thiết, Nhàn nhờ các lãnh đạo nâng giá thiết bị, nâng dự toán theo ý Nhàn. Sau đó, Nhàn lập liên danh dự thầu, bày "quân xanh" , thâu tóm các gói thầu, để AIC ngồi không hưởng lợi hàng trăm tỉ đồng.

Ngày 4/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đơn vị đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Đức Bình, SN 1994, trú tại xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, để điều tra về hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ khiến 1 người tử vong.

Sự phát triển nhanh chóng của Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội kéo theo việc người sử dụng tăng nguy cơ phải tiếp xúc với tin giả. Việc người dùng mạng xã hội thường xuyên phải tiếp cận với tin giả có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Thế nên việc nhận diện và xử lý tin giả là rất quan trọng, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Cơ quan phòng vệ dân sự bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil, ngày 3/5 (giờ địa phương) cho biết trận lũ lụt kỷ lục ở bang đã khiến 39 người thiệt mạng và 68 người khác vẫn mất tích, buộc hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.

Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) đang được triển khai xây dựng theo kiểu “rùa bò”, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải tỏa đền bù gặp khó khăn. Trong khi trường mới chưa được xây xong, thầy cô giáo cùng 562 học sinh nhà trường phải dạy và học trong ngôi trường cũ xập xệ, mất an toàn.

Một quan chức Liên hợp quốc (LHQ) cho hay, bất kỳ một cuộc tấn công bộ binh nào nhằm vào thành phố Rafah đều sẽ gây ra đau khổ, tổn thất lớn đối với cả triệu người Palestine tị nạn tại đây.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ các cá nhân riêng lẻ thực hiện, mà nay hoạt động này còn được “nâng cấp” bởi những ổ nhóm tội phạm có tổ chức dưới mác công ty, tập đoàn. Thay vì thành lập công ty, tập đoàn để hoạt động kinh doanh, sản xuất, mang lại giá trị tinh thần, vất chất cho xã hội, không ít đối tượng đã lấy đó làm bình phong để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文