Hóa chất tẩy rửa soda đóng vai trò gì trong sản xuất nước mắm?

07:29 15/01/2020
Liên quan đến vụ việc 3 công ty sử dụng hóa chất công nghiệp soda để sản xuất nước mắm (Báo CAND ngày 14-1 đã đưa tin), ông Nguyễn Văn Tiến, Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) chia sẻ, đây là lần đầu tiên, Bộ thành lập một đoàn kiểm tra liên ngành có sự tham gia của lực lượng Công an.


Đoàn kiểm tra lên đến 30 người, cùng một lúc kiểm tra 4 công ty. “Chúng tôi sợ các đơn vị này có liên kết với nhau nên nếu kiểm tra từng công ty thì lo ngại “bứt dây động rừng” tẩu tán tang vật nên đã bí mật đến phút cuối, cùng Cục An ninh kinh tế, Bộ Công an triển khai kế hoạch”- ông Tiến chia sẻ.

Kết quả ban đầu, lực lượng chức năng phát hiện 3 công ty (Công ty TNHH MTV Điều Hương; Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Hòa Hiệp; Công ty TTHH Thực phẩm Tấn Phát) có sử dụng chất công nghiệp soda. Đoàn kiểm tra đã lấy mẫu tại chỗ, dừng sản xuất, niêm phong tất cả sản phẩm đã sản xuất và vật tư. 

“Chúng tôi đã xử lý hết sức nghiêm minh. Cũng phải nói rằng, quyết định xử phạt hành chính đối với 3 đơn vị này với số tiền 782 triệu đồng là số tiền xử phạt rất lớn, chưa từng có”- ông Tiến cho biết. Ngoài ra, lực lượng chức năng đã yêu cầu 3 công ty sử dụng soda công nghiệp phải chuyển đổi mục đích sử dụng. Các đơn vị này không thể sử dụng sản phẩm này nữa bởi lực lượng chức năng đã niêm phong.

Liên quan đến Công ty CP Chế biến thủy hải sản Liên Thành, ông Tiến thông tin, lực lượng chức năng cũng nhận được tin báo nhưng khi vào kiểm tra thì không phát hiện thấy soda công nghiệp, bởi vậy doanh nghiệp này chỉ bị phạt 6 triệu đồng với lỗi khi sản xuất không che chắn đảm bảo. Còn lại 3 công ty có sử dụng soda công nghiệp thì 1 công ty chưa có đủ giấy phép đủ điều kiện sản xuất, còn lại 2  công ty không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

“Việc sai phạm của 3 công ty dùng soda công nghiệp đã được phát hiện kịp thời và được ngăn chặn có hiệu quả. Vụ việc đã được xử lý nghiêm minh. Đây là lần đầu tiên sản phẩm soda bị phát hiện với mục đích bán cho các cơ sở sản xuất nước mắm, nhưng chưa kịp bán đã bị phát hiện. Hành vi này chủ yếu là gian lận thương mại” - Chánh Thanh tra Bộ NN&PTNT nhìn nhận.

Ông Tiến tiết lộ, nếu sản xuất nước mắm thì phải làm chượp, ủ chượp một thời gian dài mới làm nguyên liệu sản xuất nước mắm được. Nhưng các cơ sở này đã dùng nước trong quá trình sản xuất bột ngọt, trong nước này có tỉ lệ đạm rất nhỏ, cho chảy qua bể chượp chủ yếu là bã, bổi tôm lấy mùi tanh. Do rất chua nên phải dùng soda công nghiệp để khử chua trung hòa vị, sau đó cho chất tạo màu và đun tách thủy phân, cô đặc đạt độ đạm 30-35 độ, từ đó bán cho các cơ sở chế biến nước mắm.

Theo ông Tiến, soda công nghiệp không phải chất cấm, không phải hàng cấm, được bán nhiều trên thị trường. Chất này chỉ cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm cho người, nếu chưa quá mức vi phạm thì chỉ bị phạt hành chính, nhưng nếu vượt ngưỡng sẽ bị xử lý hình sự.

N.Yến

Hội nghị thượng đỉnh EU – Trung Quốc lần thứ 25 đã diễn ra vào ngày 24/7 tại Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng thương mại và địa chính trị bao trùm quan hệ song phương. Trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết tăng cường hợp tác với Liên minh châu Âu (EU), phía Brussels lại bày tỏ nhiều lo ngại, đặc biệt về tình trạng mất cân bằng thương mại và vai trò của Trung Quốc trong các vấn đề toàn cầu.

Mới đây, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra đề nghị truy tố đối với các bị can: Huỳnh Thế Năng (SN 1959, cựu Tổng giám đốc Vinafood II), Đinh Trường Chinh (SN 1974, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phát triển và kinh doanh nhà) và Nguyễn Thọ Trí (SN 1961, cựu Phó Tổng giám đốc Vinafood II) về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Thông tin nhà thiết kế Nguyễn Công Trí - người được mệnh danh là “phù thủy thời trang Việt Nam” bị bắt liên quan đến đường dây ma túy và sử dụng trái phép chất ma túy, khiến dư luận sửng sốt. Từ một tên tuổi gắn liền với thời trang cao cấp, thảm đỏ danh giá và những bộ sưu tập làm rạng danh làng mốt Việt, Công Trí giờ đây sụp đổ, đánh đổi bao năm gây dựng hình ảnh bằng một lựa chọn sai lầm.

Trước khi sáp nhập, năm học 2024-2025 ngành GDĐT TP Hồ Chí Minh có hơn 1,7 triệu học sinh, Bình Dương có khoảng 520.700 học sinh và Bà Rịa - Vũng Tàu có 300.000 học sinh. Sau khi sáp nhập, hiện thành phố có khoảng 2,6 triệu học sinh, nhiều nhất cả nước. Về quy mô trường lớp, sau khi sáp nhập, TP Hồ Chí Minh hiện có khoảng 3.500 trường học từ bậc mầm non tới THPT.

Tối 24/7, tại Nhà hát Hồ Gươm đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt chủ đề “Cho muôn đời sau”. Dự chương trình có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và TP Hà Nội; các đồng chí trong Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, gia đình nhạc sĩ Hoàng Vân cùng đông đảo khán giả yêu âm nhạc.

Liên quan đến vụ lật tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long do dông lốc bất ngờ khiến nhiều người thiệt mạng vừa qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) khẳng định đây là trường hợp hy hữu, đồng thời kêu gọi các cơ quan truyền thông, cộng đồng chia sẻ để ngành Du lịch tiếp tục vực dậy sau đại dịch COVID-19.

Chiều 24/7, tại xóm Bản Đồn, xã Tân Kỳ, tỉnh Thái Nguyên, Bộ Công an phối hợp Tỉnh uỷ, UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thái Nguyên tổ chức Lễ khởi công "điểm" thực hiện Đề án của UBND tỉnh về "Xây dựng 1.000 căn nhà cho nhân dân thực hiện mục tiêu xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sau sáp nhập tỉnh từ nguồn kinh phí đề nghị Bộ Công an hỗ trợ".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.