Không ít thách thức chờ đợi xuất khẩu lao động

07:56 25/02/2021
Đại dịch COVID-19 đã khiến lĩnh vực xuất khẩu lao động rơi vào hoàn cảnh điêu đứng. Năm 2020 dù đặt mục tiêu đưa 130 nghìn lao động đi nhưng chỉ đạt hơn 70 nghìn người. Bước sang năm 2021, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp như hiện nay, mục tiêu đưa 90 nghìn lao động ra nước ngoài làm việc vẫn chỉ là kỳ vọng.

Năm 2021, Bộ LĐ-TB&XH đặt mục tiêu đưa 90 nghìn lao động ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng. Đây là con số khiêm tốn sau kết quả 5 năm liền (trước năm 2020) số lao động ra nước ngoài làm việc của Việt Nam luôn vượt trên con số 100 nghìn người. Thậm chí, cao nhất vào năm 2019, số lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc lên tới 136 nghìn người. 

Tuy vậy đại dịch COVID-19 đã khiến lĩnh vực xuất khẩu lao động rơi vào hoàn cảnh điêu đứng. Năm 2020 dù đặt mục tiêu đưa 130 nghìn lao động đi nhưng chỉ đạt hơn 70 nghìn người. Bước sang năm 2021, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp như hiện nay, mục tiêu đưa 90 nghìn lao động ra nước ngoài làm việc vẫn chỉ là kỳ vọng.

Người lao động chỉ biết chờ đợi

Để hoàn thiện thủ tục đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản, gia đình anh Vũ Quang Vinh (Kim Bảng, Hà Nam) đã phải vay Ngân hàng Chính sách xã hội hơn 100 triệu đồng. Theo lịch của công ty, anh Vinh sẽ được xuất cảnh vào giữa tháng 12- 2020, tuy nhiên vì lý do dịch COVID-19 mà lịch bay đã hoãn lại. Giờ đã là cuối tháng 2-2021 nhưng anh Vinh cũng không biết chính xác lúc nào thì có thể xuất cảnh bởi dịch COVID-19 không những diễn biến phức tạp bên phía Nhật Bản mà tại Việt Nam làn sóng dịch cũng đang bùng phát. 

Xuất khẩu lao động là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19.

Anh Vinh thở dài thở dài, bố mẹ làm nông nghiệp, cuộc sống hết sức khó khăn. Học xong THPT, thi không đỗ đại học, mong muốn có cuộc sống khá hơn nên anh đã đi làm ngay, tuy nhiên nhận thấy lao động tự do rất bấp bênh, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài hiện nay nên gia đình quyết định vay mượn cho anh đi lao động có thời hạn ở Nhật Bản với nghề xây dựng. 

“Để tham gia được vào đơn hàng này, tôi đã vượt qua các vòng thi tay nghề, thi tiếng. Gia đình tôi phải vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện mới đủ kinh phí. Mọi thứ đã sẵn sàng, tuy nhiên ngày bay thì vẫn chưa biết đến khi nào... Gia đình tôi rất sốt ruột vì chưa thể đi được, mà tiền lãi ngân hàng thì vẫn phải trả”, anh Vinh chia sẻ.

Cũng trong cảnh chỉ biết ngồi nhà chờ đợi, chị Nguyễn Thị Huyền, (TT Liên Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội) cho biết, hai vợ chồng anh chị cùng đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan, sau 3 năm về nước, anh chị đã sửa chữa được ngôi nhà, đồng thời còn có thêm chút vốn để ổn định cuộc sống. Với mong muốn tích cóp thêm vốn để phát triển kinh tế, chị Huyền quyết định đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thêm một thời gian nữa. 

“Đã vượt qua kỳ thi tay nghề cho một đơn hàng may cho thị trường Nhật Bản, thời gian học tiếng cũng đã xong từ cuối tháng 11/2020. Theo lịch thì lẽ ra bây giờ tôi đã đang làm việc ở Nhật Bản rồi. Do tình hình dịch bệnh COVID-19 mà phải lùi lại, chưa biết khi nào mới xuất cảnh được. Cũng may là chi phí do vợ chồng tích cóp được từ chuyến đi Đài Loan trước, nếu phải đi vay lãi thì sẽ rất vất vả", chị Huyền cho hay.

Theo con số của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), kế hoạch năm 2020 do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, đặc biệt là ở các thị trường truyền thống tiếp nhận số lượng lớn lao động Việt Nam như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... nên tổng kết năm 2020 chỉ đạt 60,5% kế hoạch. Một số thị trường lao động xuất cảnh chính gồm: Nhật Bản 38.891 lao động (15.900 nữ), Đài Loan 34.573 lao động (12.452 nữ), Hàn Quốc 1.309 lao động (44 nữ)… Tuy nhiên số lượng này tập trung chủ yếu vào 3 tháng đầu năm 2020, khi dịch bệnh chưa bùng phát mạnh.

Phụ thuộc phía tiếp nhận   

Theo đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ- TB&XH), việc đưa lao động ra nước ngoài làm việc hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu tuyển dụng từ phía bạn và chính sách biên giới từ các nước này. Chẳng hạn như thị trường Nhật Bản do một số doanh nghiệp vẫn có nhu cầu, cuối năm 2020 khi dịch tạm thời lắng xuống, một số lao động đã được nhập cảnh. 

Tuy nhiên hiện nay, phía Nhật Bản đang ban bố tình trạng khẩn cấp ở một số vùng trọng điểm có sân bay quốc tế, nên việc đưa lao động vào thị trường này lại tiếp tục phải dừng lại. Hay như thị trường Đài Loan, do chính sách kiểm soát dịch bệnh tốt nên vùng lãnh thổ này vẫn tiếp nhận lao động Việt Nam. Dù không còn nhiều như trước nhưng mỗi tháng vẫn đưa được vài nghìn lao động vào. Do đó, việc đưa được lao động đi hay không phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu và chính sách biên giới của nước bạn.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước Đặng Sĩ Dũng cho biết, hiện hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch COVID-19, sau ngành hàng không và khách sạn, du lịch. Do tác động của dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp của nước tiếp nhận phải điều chỉnh quy mô hoạt động, thu hẹp và sản xuất, cắt giảm số lượng lao động đang làm việc cũng như giảm hoặc hủy bỏ nhu cầu tiếp nhận lao động mới từ nước ngoài. 

“Bên cạnh thực hiện kế hoạch được Chính phủ và Bộ LĐ-TB&XH giao đưa 90 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tập trung vào các thị trường có thu nhập cao, ổn định. Vấn đề cần quan tâm trước mắt là tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan hữu quan của các quốc gia/vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động theo dõi sát sao tình hình của người lao động làm việc ở nước ngoài, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn tiến phức tạp tại các quốc gia/vùng lãnh thổ này”, ông Dũng cho biết.

Nhìn ở góc độ tích cực, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động, cho rằng, dù khó khăn do tình hình chung, song lại là "giai đoạn vàng" để tạo nguồn lao động, giúp người lao động có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi các thị trường lao động khơi thông trở lại. 

“Mỗi lao động khi muốn đi làm tại các thị trường lao động chất lượng như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan hay các nước Trung Đông đều phải qua quá trình đào tạo hơn 6 tháng. Sau đào tạo còn phải chờ đợi đơn hàng từ doanh nghiệp ở nước bạn rồi mới đưa được lao động xuất cảnh. Thế nên việc đào tạo cũng cần được tiến hành từ bây giờ, để khi tình hình dịch bệnh ổn định  sẵn sàng có đủ nguồn lao động xuất cảnh. Do đó, người lao động có nhu cầu chủ động học nghề, ngoại ngữ để có đủ điều kiện, sẵn sàng tham gia dự thi và trúng tuyển vào các đơn hàng đòi hỏi chất lượng cao”, ông Quỳnh nói.

Phan Hoạt

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文