Phạt tiền đến 100 triệu đồng nếu lao động bỏ trốn ở nước ngoài:

Không làm chặt, mất thị trường, mất hình ảnh lao động Việt

10:47 31/03/2018
Ngày 23-3, Việt Nam tiếp tục ký bản ghi nhớ với Hàn Quốc về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (gọi tắt là Chương trình EPS).

 Hiện có gần 50 nghìn lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc, trong đó có 38 ngàn người làm việc theo Chương trình EPS với mức lương bình quân từ 1.000 đến 1.500 USD/tháng. 

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất trong việc triển khai Chương trình EPS mà hai bên đang nỗ lực giải quyết đó là tình trạng người lao động Việt Nam sau khi hết hạn hợp đồng lao động đã không về nước mà tiếp tục ở lại cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc.

Không thể chỉ tuyên truyền

Hiện tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn ở lại Hàn Quốc đã tăng đến con số báo động gần 40%. Qua đó có thể thấy, những năm qua, việc tuyên truyền, vận động người lao động làm việc ở nước này về nước đúng thời hạn chưa hiệu quả. 

Theo thống kê, năm 2012, tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn sau khi hết hạn hợp đồng, ở lại bất hợp pháp tại Hàn Quốc là 55,76%. Trước tình hình này, Hàn Quốc đã tạm thời dừng thực hiện Bản thỏa thuận tiếp nhận thông thường lao động Việt Nam. 

Tỷ lệ bỏ trốn giảm từ 47% vào cuối năm 2013, xuống còn khoảng 35% vào cuối năm 2015. Tháng 5-2016, Hàn Quốc “quay lại” với Bản thỏa thuận tiếp nhận thông thường lao động Việt Nam trong 2 năm, đến 5- 2018, thì từ đó, tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn lại tăng lên, hiện lên tới gần 40%. 

Nguy cơ phía Hàn Quốc lại dừng hoặc dừng hẳn tiếp nhận lao động Việt Nam càng hiện hữu. Trong khi đó, lao động trong nước chừng 50.000 người đang “xếp hàng” để chờ sang Hàn Quốc, đã bị ảnh hưởng trực tiếp từ nguy cơ này.

 Một nguyên nhân giải thích cho lý do lao động Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc tăng cao là do mức lương ở Hàn Quốc khá cao, thu nhập từ 25 đến 30 triệu đồng, có người lên đến 40-50 triệu đồng/tháng. Các nhà máy địa phương, công trường xây dựng ở Hàn Quốc rất nhiều nên người lao động dễ tìm việc. 

Các ông chủ cần một lượng lớn nhân công, kể cả tay nghề không cao, nên vẫn chấp nhận thuê lao động bất hợp pháp. Biện pháp ký quỹ ở quê nhà thì chỉ áp dụng từ 2013, trong khi nhiều lao động bỏ trốn đi từ trước thời điểm trên và không chịu ảnh hưởng của việc ký quỹ. 

Thậm chí, trong suy nghĩ của lao động bất hợp pháp, thì đi làm khoảng nửa năm là bù lại được tiền ký quỹ hay tiền phạt. Rồi nếu trốn ở lại, làm càng lâu, số tiền kiếm được càng nhiều hơn. 

Một nguyên nhân nữa được giải thích là để đi xuất khẩu lao động, hầu hết qua “cò”, họ phải vay mượn số tiền khá lớn. Hai năm đầu, tích cóp trả nợ, năm thứ ba thì gửi tiền về và dành dụm. Thời hạn chỉ có 3 năm, họ về nước thì kiếm đâu ra công việc với mức lương đó? 

Phải tìm ra thêm những biện pháp khác nữa, hiệu quả hơn, chứ chỉ dừng ở mức “gào thét” tuyên truyền, vận động với ký quỹ 100 triệu đồng, thì không ngăn được. Chẳng hạn, lao động Việt Nam trốn ở lại vì tiền, vậy thì biện pháp xử phạt cũng sẽ là tiền ở mức đủ lớn, cùng việc siết chặt quản lý để lao động không đi qua “cò”?

Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng nếu bỏ trốn.

Xử phạt nặng

Theo quy định mới dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đang được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) lấy ý kiến sẽ phạt tiền từ 80-100 triệu đồng nếu bỏ trốn khỏi nơi làm việc, ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng. 

Theo ý kiến của chính các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, thì đây là biện pháp có thể cho là cứng rắn để giải quyết triệt để tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn ở nước ngoài hiện nay. 

“Chúng tôi tham gia vào lĩnh vực xuất khẩu lao động đã nhiều năm nay. Phải thừa nhận việc lao động bỏ trốn là vấn đề hết sức đau đầu. Đối với những lao động bỏ trốn này họ chỉ nghĩ tới cái lợi trước mắt mà quên mất rằng có rất nhiều người phải chịu khó khăn đằng sau. Chỉ cần một lao động bỏ trốn là hình ảnh của doanh nghiệp xây dựng nhiều năm, hình ảnh của lao động Việt Nam trong mắt các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng đi xuống. Chúng tôi rất ủng hộ những biện pháp xử lý mạnh mẽ để giải quyết triệt để vấn đề này”, ông Nguyễn Mậu Cường, Giám đốc doanh nghiệp xuất khẩu lao động Cường Thịnh chia sẻ.

Theo phân tích của ông Cường, việc xử phạt tới 100 triệu đồng nếu lao động bỏ trốn sẽ khiến người lao động phải cân nhắc. “100 triệu là số tiền không nhỏ, nếu anh trốn ra ngoài, chẳng may bị bắt, bị trục xuất về nước vừa không còn cơ hội được tiếp tục xuất khẩu lao động, lại mất một khoản tiền lớn thì đương nhiên anh phải cân nhắc”, ông Cường phân tích.

Năm 2017, Bộ LĐ-TBXH tạm dừng tuyển chọn lao động sinh sống tại 58 quận/huyện, thuộc 12 tỉnh, thành có số lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc cao. Trong đó, Nghệ An có 11 huyện; Hải Dương 7 huyện; Hà Tĩnh 6 huyện; Hà Nội 5 huyện; Nam Định 5 huyện; Bắc Ninh 5 huyện; Thanh Hóa 4 huyện; Thái Bình 4 huyện; Quảng Bình 3 huyện; Hưng Yên 3 huyện; Bắc Giang 3 huyện; Phú Thọ 2 huyện. 

Ngoài ra, còn 51 quận/huyện khác cũng vào "tầm ngắm", không loại trừ sẽ bị tạm dừng tuyển trong năm 2018. Theo Bộ LĐ-TBXH, trong hơn 12 năm triển khai chương trình EPS, hơn 96.000 lượt người lao động Việt Nam đã được phái cử đi làm việc. 

Chương trình đã mang lại cơ hội việc làm, thu nhập cao, giúp nâng cao đời sống cho người lao động và gia đình. Đã có hơn 50.000 người lao động tham gia chương trình này về nước, tuy vậy, tình trạng lao động bỏ trốn vẫn diễn biến khá phức tạp.  

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, thời gian tới, đơn vị này sẽ áp dụng nhiều biện pháp để ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn. 

Ông Nguyễn Gia Liêm, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, thời gian tới, đặc biệt đối với thị trường Hàn Quốc, nếu doanh nghiệp nào đưa lao động đi mà xảy ra tình trạng lao động bỏ trốn có tỷ lệ cao thì doanh nghiệp đó sẽ bị dừng tuyển và không được tiếp tục đưa lao động sang thị trường này nữa. 

“Hiện, cục cùng với các địa phương đang tích cực tuyên truyền, vận động để lao động bỏ trốn về nước. Đề xuất hạn chế tuyển lao động mới ở các địa phương này là để tăng cường trách nhiệm của các địa phương, vì thế, các địa phương có tỷ lệ bỏ trốn cao cũng đang ráo riết thực hiện vấn đề này. Chúng ta đã có nhiều biện pháp, rồi cả xử phạt, thế nhưng đáng nói nhất ở đây chính là ý thức của người lao động”, ông Liêm cho biết.

Phan Hoạt

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

Sáng ngày 8/5, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức sự kiện chuyển đổi số ngành ngân hàng 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự phát biểu chỉ đạo. Tại hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có bài phát biểu tham luận với chủ đề "Ứng dụng dữ liệu dân cư hỗ trợ phát triển dịch vụ và đảm bảo an ninh an toàn trong chuyển đổi số ngân hàng"...

Thanh tra Bộ Giáo dục- Đào tạo vừa có kết luận thanh tra việc liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam đối với Công ty TNHH Giáo dục IDP Việt Nam (gọi tắt Công ty IDP) có trụ sở đặt tại số 161-161A, đường Hai Bà Trưng, quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Tàu cá mang số hiệu QB 92198 TS của ngư dân Quảng Bình đang đánh bắt trên vùng biển gần đảo Cồn Cỏ thì bất ngờ bốc cháy dữ dội. Trên tàu có 7 ngư dân may mắn đã được cứu nạn an toàn.

Không chỉ sử dụng chữ ký “khô” (dấu chữ ký) của GS Trần Phương – Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu trưởng nhà trường để điều hành các hoạt động, HUBT hiện cũng chưa hoàn thành việc chuyển đổi mô hình từ trường đại học dân lập sang mô hình đại học tư thục theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và cũng chưa thành lập được Hội đồng trường (HĐT) theo quy định. Điều đó dẫn tới việc HUBT nhiều năm nay rơi vào tình trạng khủng hoảng công tác quản trị, nội bộ mất đoàn kết; các vụ tố cáo, khiếu nại kéo dài.

70 năm về trước, phát huy truyền thống của quê hương Xôviết anh hùng, bằng ý chí, quyết tâm, quân và dân xứ Nghệ đã cùng dốc sức đồng lòng, góp máu xương làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Những người lính từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ nay đều đã cao tuổi, song ký ức về năm tháng “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, về chiến tranh khốc liệt mà hào hùng và cảm xúc hân hoan trong ngày vui chiến thắng vẫn còn nhớ như in...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文