Lạm phát có thể tăng trở lại vào cuối 2016
- Lạm phát thấp, lãi suất cao, doanh nghiệp sống thế nào?
- Giảm lãi suất theo tín hiệu lạm phát và yêu cầu ổn định
- Có thể xuất hiện một vòng xoáy lạm phát - tỷ giá mới
Hoạt động xuất khẩu được dự báo có thể sẽ khó cải thiện đến hết quý I/2016, nhưng xuất khẩu sẽ hồi phục trong cả năm 2016, khi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được giải ngân vào các dự án. Về dài hạn, HSBC cho rằng các nhà sản xuất của Việt Nam nên tiếp tục nắm bắt thị phần xuất khẩu toàn cầu, khi những nỗ lực tự do hóa thương mại hiện tại bắt đầu mang lại thành quả. Tuy nhiên, nhu cầu nội địa đang tăng mạnh sẽ khiến thâm hụt thương mại của Việt Nam sẽ nới rộng thêm.
Nguyên nhân chính khiến thâm hụt tăng là hoạt động nhập khẩu gia tăng chứ không phải do xuất khẩu giảm. Nhu cầu trong nước gần đây đã hồi phục mạnh, phản ánh tình trạng kinh tế lại đang được hỗ trợ từ đòn bẩy tín dụng. Tăng trưởng tín dụng vẫn đang hướng tới mức tăng 17% trong năm nay.
Tuy nhiên, áp lực lạm phát vẫn thấp, có nghĩa là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có cơ hội giữ lãi suất ổn định trong thời điểm hiện tại. Nhưng tốc độ tăng trưởng có khả năng sẽ vẫn mạnh trong những quý tới, nên HSBC dự báo lạm phát sẽ tăng trở lại vào cuối năm 2016, lên mức 4,9% (trên cơ sở so sánh theo năm). Chính vì vậy, HSBC cho rằng, NHNN sẽ phải chuyển sang biện pháp quản lý thắt chặt vào năm sau và kỳ vọng NHNN sẽ tăng lãi suất thêm 0,5% nữa trong quý 3/2016 đưa mức lãi suất thị trường mở lên 5,5%.
Với nhu cầu trong nước mạnh hơn, HSBC cũng dự báo Việt Nam sẽ chứng kiến tài khoản vãng lai rơi vào ngưỡng thâm hụt trong năm 2016, với mức tương đương 1,6% GDP. Tuy mức thâm hụt này được cho là vẫn trong tầm kiểm soát, nhưng HSBC cho rằng NHNN có thể chọn giải pháp thắt chặt chính sách tiền tệ trong năm tới để duy trì một định hướng phát triển bền vững.
Một vấn đề đáng chú ý, phần cuối của bản báo cáo nhìn lại trạng thái căng thẳng trên thị trường ngoại tệ, cùng với sự thay đổi bất thường của đồng nhân dân tệ trong tháng 8-2015, đã tạo thêm áp lực đối với cán cân thanh toán. “Mặc dù quý 3/2015 đã trôi qua nhưng số liệu về cán cân thanh toán vẫn chưa có, dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, nguồn dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đã iảm 6,7 tỷ USD trong quý 3/g2015, còn 30,3 tỷ USD vào cuối tháng 9 vừa qua, tương ứng với 2,1 tháng nhập khẩu (trong khi đó vào tháng 6 là 2,6 tháng)”, báo cáo của HSBC viết. Với dữ liệu và dẫn chiều nguồn từ IMF nói trên, dự trữ ngoại hối của Việt Nam vừa có mức sụt giảm mạnh trong một khoảng thời gian ngắn.