Lễ ghi nhận xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt mốc 500 tỷ USD

08:01 31/12/2019
Chiều 30-12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ ghi nhận xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt mốc 500 tỷ USD. Đặt mục tiêu năm 2020 Việt Nam cán mốc xuất khẩu 300 tỷ USD, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ để cán đích năm thứ 5 Việt Nam xuất siêu.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới diễn biến phức tạp, các nền kinh tế lớn tăng trưởng không đồng đều, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mạnh mẽ, từng bước thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, tranh thủ khả năng hợp tác thương mại, đầu tư, hội nhập, chuyển giao công nghệ, phát triển kinh tế đất nước.

Theo đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong giai đoạn 2000-2019 của Việt Nam đã đạt 3.995 tỷ USD, trong đó, chỉ tính từ năm 2015 đến năm 2019, xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 2.106 tỷ USD, cao hơn xuất nhập khẩu của cả giai đoạn 2000-2014 cộng lại.

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự phối kết hợp chặt chẽ, tích cực giữa các bộ, ngành và địa phương, thời gian qua Việt Nam đã liên tiếp đạt được các mốc kỷ lục xuất nhập khẩu hàng hóa. 

Cụ thể, bước vào năm 2001, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam chỉ đạt hơn 30 tỷ USD. Đến năm 2007, tổng trị giá xuất nhập khẩu cả nước đã đạt con số 100 tỷ USD, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). 

Đến năm 2011, tổng trị giá xuất nhập khẩu đã tăng gấp đôi đạt con số 200 tỷ USD. Đến năm 2015, xuất nhập khẩu Việt Nam cũng đã cán mốc trị giá 300 tỷ USD. Vào giữa tháng 12-2017, tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt mức 400 tỷ USD và đến nửa cuối tháng 12-2019, trị giá xuất nhập khẩu đã cán mốc 500 tỷ USD.

Đến nay, thứ hạng về xuất nhập khẩu của Việt Nam (theo công bố xếp hạng của WTO) đã tăng lên rõ rệt. Cụ thể, năm 2006 Việt Nam xếp hạng thứ 50 trên thế giới về xuất khẩu và xếp thứ 44 về nhập khẩu. Đến năm 2018, Việt Nam xếp thứ 26 về xuất khẩu và thứ 23 về nhập khẩu. 

Với kết quả này, Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trên phạm vi toàn cầu. Trong nội khối ASEAN, Việt Nam có vị trí thứ 3 về xuất nhập khẩu, sau Singapore và Thái Lan.

Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt thặng dư liên tục sau một thời gian dài thâm hụt (nhập siêu). Trong 11 tháng từ đầu năm 2019, với sự gia tăng quy mô xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, thặng dư cán cân thương mại đã lên tới 10,94 tỷ USD. 

Trong 11 tháng năm 2019, tổng trị giá xuất nhập khẩu của nhóm doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) đạt 297,87 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Xuất nhập khẩu của khối các doanh nghiệp trong nước 11 tháng năm 2019 đạt 15,1%, duy trì 3 năm liên tiếp đạt tốc độ tăng trên 10%.

Biểu dương các bộ, ngành, địa phương đóng góp vào kết quả xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt mốc 500 tỷ USD, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự vào cuộc đồng bộ của các bộ, ngành, đặc biệt có sự tham gia các tập đoàn, doanh nghiệp sản xuất xuất nhập khẩu để có được những thành tựu trên.

Thủ tướng đánh giá cao Bộ Công Thương và các bộ, ngành trong việc đàm phán các hiệp định thương mại tự do và qua đó, góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại của nước ta, trong đó phải kể đến Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA). Các cơ quan chức năng đã thực hiện tốt các cơ chế kiểm soát nhập khẩu. Bên cạnh các cơ quan trong nước thì các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài đã làm tốt vai trò cầu nối để đưa hàng hóa Việt Nam sang các thị trường quốc tế.

Đặt mục tiêu năm 2020 Việt Nam cán mốc xuất khẩu 300 tỷ USD, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các bộ, ngành, các cơ quan liên quan, các địa phương trên cả nước phối hợp chặt chẽ hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra, cán đích năm thứ 5 Việt Nam xuất siêu. 

Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam phối hợp, hợp tác, chia sẻ cùng có lợi, cùng kinh doanh với các doanh nghiệp FDI; tiếp tục công tác phòng vệ, bảo vệ hàng Việt Nam, hạn chế những sản phẩm tiêu cực, không cần thiết để bảo vệ các mặt hàng chủ lực; tránh kiện tụng trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Diệp Trương

Trong những năm gần đây, hoạt động sáng tác văn học nghệ thuật về người chiến sĩ CAND ngày càng đa dạng, trong đó có chủ đề về người chiến sĩ Cảnh vệ CAND. Các tác phẩm về đề tài này ra đời, không chỉ làm giàu thêm đời sống văn hóa tinh thần, động viên cán bộ, chiến sĩ (CBCS) mà còn lan tỏa hình ảnh đẹp về người chiến sĩ Cảnh vệ trong nhân dân.

Ngày 30/3, Bộ trưởng thương mại của Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản đã nhóm họp tại Thủ đô Seoul (Hàn Quốc) để thảo luận về các biện pháp tăng cường hợp tác kinh tế và bảo đảm ổn định chuỗi cung ứng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt nhiều biến động.

Trào lưu dùng nước cốt chanh vào buổi sáng vừa ngủ dậy khi bụng còn trống rỗng nhằm thải độc đang lan truyền trên mạng xã hội và được nhiều người làm theo. Thậm chí, “lời đồn” người bệnh ung thư phổi uống 4 lít nước pha với chanh/ngày sống khoẻ mạnh trong nhiều năm mà không cần điều trị.

Chịu tác động của không khí lạnh, các tỉnh thành tại miền Bắc trời rét, có mưa nhỏ rải rác; vùng núi cao rét hại với nhiệt độ dưới 10 độ C. Tây Nguyên và Nam Bộ xuất hiện mưa dông trái mùa, nguy cơ xảy ra lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh.

Trưa 30/3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị giao nhiệm vụ cho lực lượng QĐND Việt Nam tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Bãi chứa rác Rung Ré, huyện Di Linh (Lâm Đồng) bén lửa bốc cháy dữ dội. Khói đen, mùi hôi đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân trong khu vực.

Liên quan đến vụ “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Trung tâm Lý lịch tư pháp Quốc gia; Văn phòng công chứng Nguyễn Lâm, Văn phòng công chứng Lại Khánh và một số tỉnh, thành phố khác, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã chuyển hồ sơ đến Viện KSND Tối cao đề nghị truy tố 4 bị can nguyên là công chứng viên, nhân viên nghiệp vụ thuộc Văn phòng công chứng Lại Khánh (đổi tên từ Văn phòng công chứng Trương Thị Nga) và Văn phòng công chứng Nguyễn Lâm về tội “Lợi dụng chứng vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Bỉ là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên sau hơn 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ hai nước, đưa quan hệ hai nước bước vào chặng phát triển mới, với tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác được thúc đẩy thực chất và hiệu quả hơn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.