Một làn sóng đầu tư mới sẽ vào Việt Nam

11:06 25/11/2017
Sau sự kiện APEC Việt Nam 2017 tổ chức thành công, nhiều chuyên gia nhận định sẽ có một làn sóng đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam nhờ lợi thế ổn định chính trị và nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Chính phủ.


Kỳ vọng một làn sóng FDI mới

Hậu tuần lễ APEC 2017, cộng đồng DN kỳ vọng trong thời gian tới sẽ có thêm những cú bắt tay hợp tác, mang tới khoản đầu tư hàng tỷ USD vào Việt Nam từ các nền kinh tế thành viên APEC. Một cuộc chơi mới có thể bắt đầu ở không chỉ những lĩnh vực đầu tư truyền thống như chế biến, chế tạo, bất động sản…, mà còn là các lĩnh vực mới để đáp ứng dòng chảy của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0. 

Tại các sự kiện APEC, đã có rất nhiều biên bản ghi nhớ, nhiều hợp đồng được ký kết, mở ra nhiều sự hợp tác cho DN các nước, trong đó có Việt Nam. Được biết, trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, Nhật Bản và Việt Nam đã ký kết văn kiện hợp tác giữa các bộ ngành và các dự án đầu tư của DN Nhật Bản vào Việt Nam với tổng trị giá khoảng 5 tỷ USD.

Trên thực tế, các quốc gia trong khối APEC hiện đang giữ vai trò chủ lực trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Chỉ riêng trong 10 tháng của năm 2017, các nền kinh tế thành viên APEC đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 24 tỷ USD, chiếm tới 85% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. 

Còn nếu tính lũy kế đến tháng 10-2017, ngoại trừ Islands, 9/10 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc top đầu trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đều trong khối APEC với tổng vốn đăng ký khoảng gần 240 tỷ USD/tổng số 312 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam 30 năm qua.

Nhận định về sức hút để DN Nhật Bản quyết định đầu tư vào Việt Nam ông Shosuke Mori, Phó Tổng Giám đốc Bộ phận ngân hàng quốc tế, Ngân hàng Sumitomo Mitsui khẳng định, “sự ổn định kinh tế và chính trị của Việt Nam là yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư Nhật Bản hàng đầu. 

Minh chứng rõ nét là số lượng doanh nghiệp Nhật Bản hiện diện tại Việt Nam tăng mạnh trong giai đoạn từ 2005-2016, đặc biệt là từ năm 2007 kể từ sau khi Việt Nam tham gia Tổ chức thương mại thế giới. Từ 194 doanh nghiệp vào năm 2007 đã lên đến con số 1.716 doanh nghiệp vào năm 2016, theo đó số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng tăng lên mức gần 1.700 tỷ JPY, cao hơn con số 820 tỷ JPY năm 2007”. 

Đặc biệt, qua sự kiện APEC, nhiều DN Nhật Bản đã sang và tìm hiểu về môi trường đầu tư tại Việt Nam cũng như tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác với DN Việt. Đây là một tín hiệu tích cực trong sự dịch chuyển dòng vốn của Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian tới.

Trong khi đó, đại diện Tập đoàn Samsung cũng cho biết, ưu điểm nổi trội nhất của Việt Nam là sự ổn định chính trị - xã hội. Việt Nam là một điểm đến đầu tư hấp dẫn không chỉ đối với Samsung mà còn với các nhà đầu tư nước ngoài khác bởi Chính phủ Việt Nam luôn hỗ trợ các công ty nước ngoài thông qua nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, đưa ra các chính sách hấp dẫn nhằm thu hút vốn đầu tư và các hỗ trợ khác liên quan đến cơ sở hạ tầng. 

Những yếu tố này đáp ứng được những kỳ vọng và sự hài lòng của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Các chuyên gia cũng cho rằng, chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết, một sự bảo đảm xuyên suốt, có tác động mạnh mẽ, thúc đẩy nhà đầu tư quốc tế gia tăng hiện diện tại Việt Nam.

Chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ cũng cho rằng, sau APEC 2017, tin tưởng rằng sẽ có nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ đến Việt Nam bởi đã có hơn 1.000 DN lớn của các nước đã tập trung tại đây trong Hội nghị Cấp cao APEC 2017 vừa qua. Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao môi trường đầu tư của Việt Nam. Bên cạnh đó, đầu tư cũng là một nội dung được quan tâm trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), do đó triển vọng về đầu tư sẽ rất lớn trong thời gian tới.

Các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao môi trường đầu tư của Việt Nam.

Cơ hội của doanh nghiệp Việt hậu APEC 2017

Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có làn sóng đầu tư mới, theo đó nhiều lĩnh vực được DN FDI quan tâm là bất động sản, du lịch, dịch vụ, công nghệ cao, dịch vụ bán lẻ. Bà Nguyễn Thị Huyền – Giám đốc điều hành Vietrantour cho biết, trong năm 2017, nhiều DN lữ hành trong khối APEC đã tới Việt Nam để khảo sát và hợp tác thúc đẩy phát triển điểm đến, đầu tư khai thác dịch vụ, trao đổi khách.

Trong khi đó, đối với ngành bán lẻ Việt Nam, ông Nguyễn Thái Dũng- Phó Tổng giám đốc Big C Thăng Long cho biết, APEC Việt Nam 2017 là tiền đề và cơ hội cho các nhà đầu tư đến với Việt Nam. Tuy nhiên, trong ngành bán lẻ Việt Nam trong những năm qua đã có sự hội nhập và cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà đầu tư ngoại và DN nội. 

Thị trường bán lẻ hấp dẫn, sự cạnh tranh càng khốc liệt, minh chứng là DN Việt cũng phải nỗ lực để xây dựng thương hiệu và chất lượng để cạnh tranh được với những “ông lớn” trong ngành bán lẻ của thế giới đang hiện diện tại Việt Nam

ÔngNguyễn Anh Đức– Phó Tổng Giám đốc thường trực Saigon Co.op cũng cho rằng, Việt Nam một thị trường tiềm năng được giới đầu tư nước ngoài quan tâm, theo đó từ 3-5 năm tới sẽ có làn sóng đầu tư vào Việt Nam. 

DN FDI vào nhiều sẽ mang đến cả cơ hội và thách thức cho DN Việt trong đó có ngành bán lẻ Việt Nam. Việc hội nhập kinh tế quốc tế cùng với làn sóng những nhà bán lẻ khổng lồ quốc tế thâm nhập thị trường Việt Nam là một xu thế tất yếu. 

Vấn đề còn lại chính là nội lực của doanh nghiệp trong nước và mỗi doanh nghiệp phải chọn cho mình một chiến lược với những giải pháp phù hợp với mục tiêu, tôn chỉ riêng. 

Thách thức của doanh nghiệp Việt Nam gặp phải chính là thế mạnh của các nhà đầu tư nước ngoài, khi mà họ đã có hàng trăm năm phát triển và cùng với lịch sử tư bản, bên cạnh vốn và công nghệ, quản lý, họ còn có “sức mạnh toàn cầu”, đây là yếu tố cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực bán lẻ. 

Bản thân doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cũng có những cơ hội: Động lực để phấn đấu có chất lượng tốt hơn. Hầu hết các nhà bán lẻ Việt Nam đều đã có sự chuẩn bị về nguồn lực và chiến lược phù hợp với quy mô và định hướng phát triển để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh ở thị trường nội địa, sẵn sàng cho thách thức và đón đầu những cơ hội từ khối APEC.

Lưu Hiệp

Lúc 14h ngày 15/4/2025, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên chuyên cơ, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước lần thứ tư đến Việt Nam. Trong số những người tiễn ông ở sân bay quốc tế Nội Bài, có Thượng tá Hoàng Văn Tú, cán bộ Đội bảo vệ khách quốc tế, Phòng Bảo vệ sự kiện đặc biệt quan trọng và khách quốc tế, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an. Đây là lần thứ ba, anh có vinh dự làm nhiệm vụ bảo vệ vị khách đặc biệt này.

Để có được những chiếc VinFast VF 9 hoàn hảo làm nhiệm vụ dẫn đoàn diễu binh, diễu hành kỷ niệm đại lễ 30/4, đội ngũ kĩ sư, kĩ thuật viên từ nhiều bộ phận của VinFast đã làm việc trong hàng nghìn giờ với sự giám sát nghiêm ngặt để đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối.

Dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân do Bộ Công an chủ trì xây dựng là một dự án luật quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân đồng thời cũng là bước đi thận trọng, kỹ lưỡng, có quá trình và sự chuẩn bị công phu của Chính phủ. Báo CAND đã có cuộc trò chuyện với Thượng tá Nguyễn Bá Sơn, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an, đơn vị được giao chủ trì tham mưu xây dựng dự án Luật xoay quanh những nội dung của dự án Luật.

Ngày 27/4, Công an tỉnh Trà Vinh cho biết, Cơ quan CSĐT đã khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Tây (SN 1997), Nguyễn Minh Điền (SN 1986, cùng huyện Càng Long), Nguyễn Phương Đông (SN 1999), Triệu Văn Đạt (SN 1997, cùng ngụ huyện Châu Thành) và Nguyễn Hoàng Chánh (SN 2001, ngụ huyện Cầu Kè) để điều tra về hành vi đánh bạc.

Tháng Tư về, khi những cơn gió đầu hè mơn man qua từng tán cây xà cừ trên đường phố Hà Nội cũng là thời điểm bà Elisabeth Dahlin - cựu Tổng Thư ký Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thụy Điển (Save The Children), nhà ngoại giao kỳ cựu, người bạn của Việt Nam - trở lại mảnh đất bà từng gọi là “mái nhà thứ hai” sau hơn hai thập kỷ gắn bó.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.