Mùng 2 Tết, thị trường bắt đầu sôi động, giá cả ổn định

16:37 13/02/2021

Ngày 13/2 tức Mùng Ngày mùng 2 Tết, thị trường đã sôi động hơn ngày mùng 1 Tết, tuy nhiên hoạt động mua bán hàng hóa vẫn còn rất ít do đầu năm người dân chủ yếu đi lễ chùa và đi chơi Tết. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên người dân cũng hạn chế hơn việc đi đền chùa và thăm hỏi.

Một số siêu thị mở cửa xuyên Tết như Aeonmall, Circle K… và một số siêu thị khai trương sáng ngày mùng 2 Tết như Big C, Saigon Co.op… nên đã phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của người dân. Giá các mặt hàng tại các siêu thị nhìn chung ổn định so với thời điểm trước Tết.

Tại các chợ truyền thống, một số tiểu thương đã bày bán các mặt hàng hoa, quả phục vụ cho việc dâng lễ đầu năm và bắt đầu bán rau xanh, thực phẩm tươi sống trở lại (chủ yếu là cá, thịt lợn, thịt bò...). Nhìn chung, các mặt hàng được tiêu thụ trong ngày hôm nay chủ yếu là các mặt hàng như rau xanh, thủy sản, hoa, quả tươi, giá các mặt hàng này tương đương mức giá những ngày cận Tết.

Giá một số hàng hoá thiết yếu trong ngày mùng 2 Tết tại các siêu thị ổn định so với ngày mùng 1 Tết. Trong đó, mặt hàng thực phẩm: giá thịt lợn loại ngon (sườn non, ba chỉ, nạc vai đầu giòn) ở mức 170.000 – 200.000 đồng/kg; thịt loại 2 như sấn, nạc vai, thăn dao động ở mức 130.000 - 160.000 đồng/kg; giá gà ta làm sẵn của CP dao động phổ biến từ: 90.000-100.000đ/kg; giá gà công nghiệp (làm sẵn) dao động khoảng 60.000-70.000 đ/kg; thịt bò thăn dao động từ 310.000-330.000đ/kg.

Một số siêu thị mở cửa trong dịp Tết phục vụ nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân

Thực phẩm chế biến: Giá giò lụa phổ biến 180.000-200.000 đ/kg; giò bò 300.000-320.000 đ/kg; lạp xưởng vissan 3 Bông mai: 160.000-170.000 đ/kg.

Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước ( Bộ Công thương) cho biết, tính đến thời điểm ngày Mùng 2 Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021, hàng hóa trên thị trường dồi dào về nguồn cung, đa dạng phong phú về mẫu mã, chủng loại, hàng sản xuất trong nước đã chiếm được thị phần trên thị trường. Các cửa hàng, siêu thị thuộc chi nhánh trực thuộc và các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn cả nước đã chủ động dự trữ hàng hóa chuẩn bị phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân trong dịp Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021. Theo dự báo trong ngày mùng 3 Tết hoạt động mua bán hàng hóa sẽ sôi động hơn ngày mùng 2 Tết, các chợ dân sinh đã bắt đầu bán hàng trở lại phục vụ người dân, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng rau xanh, thịt, cá, giá bán nhích nhẹ so với dịp sát Tết.

Theo báo cáo nhanh của lực lượng QLTT, nhìn chung các cơ sở kinh doanh cơ bản đã chấp hành tốt việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ dân sinh tương đối đầy đủ; không phát hiện những diễn biến bất thường nổi cộm về buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

Sở Công thương Hà Nội cho biết, người dân Thủ đô đã hạn chế hầu hết các hoạt động vui chơi ngày tết, các điểm lễ hội, danh lam thắng cảnh, đình chùa, các điểm vui chơi không sôi động bằng các năm trước, các cơ sở kinh doanh hầu như đóng cửa. Hiện, toàn bộ hệ thống thương mại trên địa bàn Hà Nội đã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh phù hợp với diễn biến mới. Việc kinh doanh trực tuyến tiếp tục được đẩy mạnh. 100% hệ thống phân phối và siêu thị trên địa bàn đã báo cáo về việc triển khai công tác phòng, chống dịch; bố trí nhân viên ở các cửa ra vào để đo thân nhiệt, kiểm soát 100% khách ra vào phải đeo khẩu trang… Tuy nhiên, tại các chợ dân sinh vẫn còn trường hợp không đeo khẩu trang, hoặc đeo không đúng cách; không có cảnh báo khuyến cáo người dân quy định phòng dịch. Ngành Công thương cũng đã chỉ đạo các đơn vị sản xuất, kinh doanh tổ chức các điểm bán hàng phục vụ đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Bên cạnh tổ chức mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa, các cấp, ngành của thành phố Hà Nội cũng đẩy mạnh kiểm tra, giám sát nguồn gốc hàng hóa trên thị trường. Trong đó, Cục QLTT thành phố Hà Nội cùng các lực lượng chức năng đã triển khai nhiều đợt kiểm tra cao điểm dịp Tết, tập trung vào việc phòng, chống buôn bán hàng cấm, thực phẩm đông lạnh nhập khẩu, thuốc lá, quần áo.

Tại TP Hồ Chí Minh: Tình hình mua sắm trên địa bàn thành phố không sôi động như các năm trước, người dân hiện nay hạn chế tiếp xúc ở nơi đông người và chuyển sang hình thức mua sắm thực phẩm trực tuyến của các siêu thị và cửa hàng tiện lợi như Coop Mart, Bách hóa xanh,…

Trước tình hình dịch COVID-19 đang diển biến ngày càng phức tạp ngày 9/02/2021 thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, tất cả hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, thẩm mỹ viện, karaoke, vũ trường, quán nhậu, quán bar, pub, beer club, massage, xông hơi, các điểm kinh doanh trò chơi điện tử được đề nghị tạm dừng. Ngoài ra các trung tâm tiệc cưới, phòng trà, sân khấu kịch, rạp chiếu phim, cơ sở kinh doanh thể thao cũng ngừng mở cửa. Các nghi lễ tôn giáo và hoạt động 20 người trở lên ở cơ sở thờ tự cần tạm ngừng cho đến khi có thông báo mới. Tại Trung tâm thương mại dược phẩm và trang thiết bị y tế Quận 10, các điểm kinh doanh trên tuyến đường Nguyễn Giản Thanh, Tam Đảo, các nhà thuốc trên địa bàn quận 10 vẫn mở cửa bán các mặt hàng thuốc, khẩu trang y tế, trang thiết bị, vật tư y tế,... nhu cầu mua khẩu trang y tế vẫn ổn định, không có biến động, chưa phát hiện có dấu hiệu vi phạm găm hàng, bán nâng giá.

Tại Quảng Ninh: Tính đến 15h00 ngày 12/2, trên địa bàn tỉnh đã có 59 ca dương tính với COVID-19 biến thể mới. Tình hình giá cả các mặt hàng vật tư y tế, khẩu trang, dung dịch sát khuẩn cơ bản không biến động, không có hiện tượng găm hàng, tăng giá. Tình hình giá cả lương thực, thực phẩm ổn định, không có hiện tượng người dân tích trữ lương thực. Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hảng giả trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiểm soát, không có điểm nóng về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại chưa hoạt động.

Tại Tại Hải Dương, tính đến thời điểm 16 giờ ngày 12/2 tình hình kinh doanh, dịch vụ hạn chế, các siêu thị lượng mua hàng giảm đi nhiều so với những ngày thường, một số cửa hàng hộ kinh doanh đã đóng cửa, một số mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm vẫn được bán tại các cửa hàng và trung tâm thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, không có hiện tượng găm hàng và tăng giá đột biến. Mặt hàng thiết yếu vẫn cung ứng đủ cho thị trường, giá cả đa số không tăng so với trước thời điểm công bố dịch. Các mặt hàng lương thực, thực phẩm phục vụ tết lưu thông chậm do dịch bệnh, sức mua giảm. Tình hình thị trường tính đến ngày 12/2 vẫn bình ổn, trên địa bàn tỉnh không xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá các mặt hàng phòng chống dịch và mặt hàng phục vụ Tết, không có hiện tượng khan hiếm, giá cả ổn định như khi không có dịch.

Tại Điện Biên: Nguồn cung các mặt hàng thiết yếu như khẩu trang vải, khẩu trang vải kháng khuẩn, khẩu trang y tế, nước sát khuẩn, lương thực, thực phẩm, xăng dầu, gas,... cơ bản đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh.

 


Lưu Hiệp

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Sáng 30/4, Công an huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, lực lượng chức năng vừa dập tắt vụ cháy lớn xảy ra tại Cửa hàng điện tử - điện lạnh Ninh Trang (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn). Vụ cháy không gây thiệt hại về người, song đã thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị trong cửa hàng.

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra một tuyên bố cho biết, Kiev đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cho Ukraine, được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 6 tới tại Thụy Sĩ.

Cả nước ghi nhận 207 ca mắc sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca ho gà nào thì năm nay số mắc tăng 8 lần. Theo nhận định của chuyên gia dịch tễ, thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ có nguy cơ tăng cao.

Nhà đầu tư cho rằng do địa phương chưa được Thủ tướng phê duyệt dự án này vào trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; trong khi chính quyền thì báo cáo do nhà đầu tư chưa hoàn thành thủ tục bổ sung mục tiêu hoạt động kinh doanh đặt cược đua chó. Do vậy, từ năm 2016 đến nay, trường đua chó trị giá 300 tỷ vẫn phơi sương cùng tuế nguyệt.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文