Nâng cao chất lượng gạo mới mong chiếm lĩnh được thị trường

08:36 13/08/2018
Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu gạo khá khả quan, ghi nhận tín hiệu tích cực tại nhiều thị trường.

Tuy nhiên, xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc đang gặp khó khăn, trong khi đây là thị trường đang chiếm thị phần lớn nhất của Việt Nam.

Thống kê mới nhất từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - NN&PTNT) cho thấy, hết tháng 7, xuất khẩu gạo ước đạt 3,9 triệu tấn và gần 2 tỷ USD, tăng 12,2% về khối lượng và tăng 29,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá gạo xuất khẩu bình quân nửa đầu năm đạt 508 USD/tấn, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước.

Nửa đầu năm nay, Trung Quốc tiếp tục đứng vị trí thứ nhất nhập khẩu gạo của Việt Nam với 26,8% thị phần, tiếp theo là Indonesia với 18,2% thị phần và Philippines với thị phần 10,4%. 

Đáng chú ý, xuất khẩu gạo sang các thị trường như Iraq, Malaysia, Philippines, Bờ Biển Ngà đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước với giá trị và mức tăng tương ứng lần lượt là 85,5 triệu USD, gấp 2,5 lần; 138,2 triệu USD, tăng gấp 2,1 lần; 183,4 triệu USD, tăng 76,8% và 66,4 triệu USD, tăng 16,8%. 

Trong khi đó, dù đứng ở vị trí hàng đầu trong các thị trường xuất khẩu gạo Việt, song nửa đầu năm nay, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc lại chỉ đạt 891,7 nghìn tấn, tương đương 474,8 triệu USD, giảm 27,4% về khối lượng và giảm 14,6% về giá trị. Và trong các loại gạo thì gạo thơm hiện đang được Trung Quốc nhập khẩu mạnh. 

Đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho hay: “Trung Quốc hiện vẫn là thị trường tiêu thụ gạo nếp lớn nhất của Việt Nam với thị phần trên 80%. Tuy nhiên, từ tháng 7 vừa qua, Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch với gạo nếp từ 5% lên 50% khiến xuất khẩu gạo nếp sang thị trường này giảm mạnh và giá xuất khẩu cũng giảm 50 – 60 USD/tấn so với trước khi áp thuế, xuống còn 425 – 435 USD/tấn”. 

Ngoài ra, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc còn bị siết chặt hơn bởi một số chính sách kiểm dịch của nước này.

Có thể thấy dư địa xuất khẩu nông sản nói chung, gạo nói riêng sang thị trường Trung Quốc còn rất lớn. Tuy nhiên, từ nông dân cũng như các doanh nghiệp cần nhìn nhận lại, Trung Quốc không còn là thị trường đông dân dễ tính. 

Quốc gia này ngày càng kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu, coi trọng chất lượng sản phẩm. Hàng hóa nhập khẩu cũng đang được Trung Quốc chuyển dịch dần từ tiểu ngạch sang chính ngạch để kiểm soát chất lượng, giảm thất thu thuế. 

Từ nay đến cuối năm, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định: Thị trường Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu và tăng cường kiểm soát chất lượng là yếu tố quan trọng khiến cho ngành gạo đối mặt nhiều khó khăn khi muốn tăng xuất khẩu.  

TS.Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long cho rằng, không thể xem đây là những động thái gây khó của phía  Trung Quốc, các doanh nghiệp nên nhìn nhận ở góc độ tích cực hơn, làm sao tuân thủ chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm,  đáp ứng tốt yêu cầu của nước bạn. 

Ngoài ra, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cũng khuyến cáo, bên cạnh tập trung đẩy mạnh kiểm soát chất lượng gạo xuất khẩu, các doanh nghiệp cần thúc đẩy, tìm kiếm thêm các thị trường xuất khẩu mới, tránh lệ thuộc thị trường Trung Quốc.

Chi Linh

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Israel và Lebanon đã chấp nhận đề xuất của Washington nhằm chấm dứt cuộc xung đột tàn khốc giữa Israel và Hezbollah, mở đường cho việc kết thúc gần 14 tháng giao tranh xuyên biên giới đã giết chết hàng nghìn người.

Những tuyên bố gần đây của NATO về khả năng thực hiện các cuộc tấn công “phòng ngừa” nhằm vào Nga đã làm gia tăng căng thẳng giữa hai bên, đẩy thế giới đến gần hơn với nguy cơ xung đột trực tiếp.

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 26/11 cho biết sẽ áp thuế đáp trả Mỹ, sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế nhập khẩu 25% đối với hàng hóa Mexico nếu nước này không ngăn chặn dòng ma túy và người di cư qua biên giới.

Theo báo cáo của Chính phủ, công tác giải phóng mặt bằng vẫn là khâu khó khăn, phức tạp nhất, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ, chất lượng các dự án, trong đó có dự án cao tốc Bắc - Nam. Vậy nhưng đến nay, các địa phương đã hoàn thành giải phóng mặt bằng và bàn giao 720,4/721,25km (đạt khoảng 99,9%), trong đó, nhiều địa phương đã bàn giao 100% mặt bằng.

Ngày 27/11, Công an TP Hà Nội cho biết, một người đàn ông ở tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã bị mất hơn 200 triệu đồng khi cài đặt phần mềm “giả mạo” để đóng thuế điện tử. Để phòng tránh lừa đảo, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác trước thủ đoạn trên; tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng lạ gọi đến.

Cuối năm là thời điểm nhu cầu tuyển dụng việc làm tăng cao, cùng với đó nhu cầu tìm việc làm cũng tăng, nhất là đối với những lao động muốn tìm kiếm việc làm thời vụ để có thêm tiền trang trải dịp Tết. Nắm bắt được tâm lý của người lao động, các đối tượng lừa đảo đã dùng nhiều hình thức tinh vi để lôi kéo, dụ dỗ.

Đội tuyển Việt Nam đang trong quá trình chuẩn bị cho AFF Cup 2024. Nhiệm vụ của ông Kim Sang-sik và ban huấn luyện không chỉ xây dựng đội hình mà còn phải tìm ra một đội trưởng mới.

Tính từ đầu năm đến nay, nhờ xử lý quyết liệt, tình hình trật tự an toàn giao thông (ATGT), trật tự xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh cơ bản được giữ vững ổn định, hoạt động giao thông thông suốt. Không xảy ra ùn tắc, đua xe trái phép, gây mất trật tự công cộng. Thế nhưng, Trưởng phòng CSGT Hà Tĩnh bày tỏ: “Xử lý vi phạm nhiều mà tai nạn vẫn diễn biến phức tạp, chúng tôi còn trăn trở lắm”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文