Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam

09:14 11/12/2018
Đó là mục tiêu của ngành cà phê Việt Nam trong thời gian tới, hướng tới phát triển bền vững và tăng giá trị cho hạt cà phê. 

Nội dung tái cơ cấu ngành cà phê được quan tâm tại hội thảo quốc tế “Phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam”, một hoạt động bên lề chuỗi sự kiện Ngày Cà phê Việt Nam lần thứ 2 tại Đắk Nông do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, UBND tỉnh Đắk Nông và Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam tổ chức.

Các chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp bàn giải pháp phát triển cà phê bền vững.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), 3 sản phẩm chế biến chính của cà phê nước ta là cà phê nhân xuất khẩu, cà phê rang xay và cà phê hòa tan. Nếu như trước đây, cà phê Việt Nam chủ yếu xuất khẩu thô thì thời gian qua, đã có sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng giảm tỷ trọng xuất khẩu cà phê nhân, tăng tỷ trọng chế biến và xuất khẩu cà phê hòa tan, cà phê rang xay.

Việc chủ yếu xuất khẩu thô dẫn đến cà phê Việt Nam không có thương hiệu, giá trị mang lại thấp.

“Trong vòng 4 năm qua, công suất chế biến cà phê hòa tan (gồm cả cà phê nguyên chất và cà phê hỗn hợp) tăng từ 150.000 tấn/năm lên trên 180.000 tấn/năm. Từ năm 2014, sản lượng cà phê hòa tan xuất khẩu không ngừng tăng lên. Nếu như vụ 2014 – 2015 mới đạt 1,28 triệu bao thì đến vụ 2016 – 2017 đã đạt mức 2,1 triệu bao. Cà phê rang xay cũng có sự tăng trưởng”, đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết.

Tuy vậy, tỷ trọng xuất khẩu cà phê nhân vẫn chiếm đa số trong tổng sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Các doanh nghiệp FDI có thương hiệu và tài chính dồi dào chiếm ưu thế trong xuất khẩu cà phê chế biến sâu như Nestle, Olam, Tập đoàn Neumann Gruppe…

Việc chủ yếu xuất khẩu thô dẫn đến cà phê Việt Nam không có thương hiệu, giá trị mang lại thấp. Do đó, việc xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt Nam, đầu tư cho chế biến sâu và hướng đến xuất khẩu cà phê đã qua chế biến trở thành ưu tiên số 1 của ngành cà phê hiện nay.

Trao đổi với phóng viên báo Tin tức bên lề hội thảo, ông Nguyễn Nam Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam cho biết, muốn phát triển cà phê bền vững, xuất khẩu cà phê có thương hiệu thì ưu tiên số 1 là phát triển nguồn nguyên liệu đạt chuẩn quốc tế, tiếp theo là đầu tư công nghệ cho dây chuyền sản xuất, chế biến sâu.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ tiềm lực để đầu tư theo chuỗi từ khâu nguyên liệu đến chế biến sâu. Nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp nội địa chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ông Nguyễn Nam Hải dẫn chứng, đầu tư một dây chuyền chế biến sâu cà phê hòa tan có chi phí lên đến 700 triệu đồng, vượt khả năng của doanh nghiệp trong nước. Do đó, các doanh nghiệp cần được sự hỗ trợ về cơ chế vốn của Nhà nước thì mới có thể dần chuyển dịch từ xuất khẩu thô sang chế biến sâu.

Ngành cà phê Việt Nam đặt mục tiêu nâng kim ngạch xuất khẩu lên 6 tỷ USD vào năm 2030; đồng thời giữ vững vị trí nước sản xuất và xuất khẩu cà phê nhân lớn thứ 2 thế giới.

Đồng thời, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, nâng tỷ lệ cà phê hòa tan, cà phê rang xay từ trên 10% hiện nay lên 25% vào năm 2020; tập trung khuyến khích đầu tư nhà máy chế biến cà phê rang xay hiện đại với công suất 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên và chế biến cà phê hòa tan hiện đại với công suất 3.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.

KH

Từ kết luận của Thanh tra TP Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều đơn vị được giao quản lý tài sản công ở khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh xem tài sản nhà nước như của riêng mình. Tự tiện cho thuê khi chưa có đề án và cũng tự tiện sử dụng tiền cho thuê tài sản như thể của riêng đơn vị mình...

Bệnh sởi đã có vaccine phòng ngừa và mấy năm qua chỉ rải rác người mắc. Nhưng năm 2024, bệnh sởi bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, chuyển hướng mắc nhiều ở nhóm trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng và người lớn. Nhiều người lớn chủ quan không nghĩ mình mắc sởi, đến khi nặng mới nhập viện. 

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan "tín dụng đen", với sự quan tâm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đấu tranh, xử lý quyết liệt của các cơ quan chức năng, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" đã có những chuyển biến rõ rệt so với trước khi ban hành chỉ thị.

Đắk Song là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông, tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Đây là địa phương có diện tích cây nông nghiệp lớn bậc nhất tỉnh Đắk Nông, gồm các loại chủ lực là cà phê, hồ tiêu và sầu riêng.

Chỉ sau hơn 1 tháng thực hiện Luật Căn cước, Hà Tĩnh đã có xã đầu tiên trên toàn tỉnh hoàn thành chỉ tiêu cấp thẻ căn cước cho công dân ở 3 độ tuổi. Đến nay, sau 4 tháng triển khai, Hà Tĩnh tiếp tục là một trong những địa phương dẫn đầu, xếp thứ 2 toàn quốc về tỷ lệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước cho công dân trên địa bàn.

Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” được tổ chức ngày 24/11 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, cung cấp thông tin để đẩy mạnh thi hành Luật Đất đai 2024, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến đất đai trong nông nghiệp, nông thôn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文