Nên hay không nên áp trần lãi suất đối với các tổ chức tín dụng?

09:31 05/11/2015
“Nên loại các tổ chức tín dụng ra khỏi nhóm đối tượng áp trần lãi suất, để các tổ chức tín dụng được hoạt động theo luật chuyên ngành và chỉ nên áp quy định đó với nhóm tín dụng phi chính thức”. Đây là quan điểm của nhiều chuyên gia và cử tri về việc nên hay không nên áp trần lãi suất đối với các tổ chức tín dụng.
Mặc dù nội dung nêu trong dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đưa ra thảo luận tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII vẫn có một điểm chung là khống chế trần lãi suất nhưng Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhiều thành viên của Ủy ban Pháp luật Quốc hội cũng như đại biểu Quốc hội đều bày tỏ quan điểm là ủng hộ: Loại các tổ chức tín dụng ra khỏi nhóm đối tượng áp trần lãi suất, để các tổ chức này hoạt động theo luật chuyên ngành.

Ông Ngô Văn Minh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho hay, thực tế, việc loại các tổ chức tín dụng ra khỏi phạm vi điều chỉnh của luật thì sau này, khi lãi suất cho vay tăng cao vẫn có hướng xử lý. Còn nếu đưa vào Bộ luật Dân sự (BLDS) thì quá khắt khe, vô hình trung khống chế quyền của các tổ chức tín dụng. Chính vì vậy, theo ông Minh, nên ủng hộ hướng “loại các tổ chức tín dụng ra khỏi quy định áp trần lãi suất cố định”.

Tức là giữ lại cái đuôi trần lãi suất không được áp dụng trừ trường hợp Luật Tổ chức tín dụng có quy định khác. “Tín dụng đen sẽ bị khống chế ở BLDS là có quy định cứng, còn hoạt động của tổ chức tín dụng nên tuân theo luật chuyên ngành trên nguyên tắc tự do, tự nguyện, tự thỏa thuận”, ông Minh nêu ý kiến.

Trần lãi suất nên để tự thỏa thuận nhằm thúc đẩy tiêu dùng.

Còn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cũng cho rằng, tổ chức tín dụng sinh ra để cho vay. Khi cho vay theo dự án, những dự án nhìn thấy rõ lợi nhuận, có tính khả thi thì có thể lãi suất rất nhẹ. Đối với những dự án có rủi ro thì tất nhiên lãi suất phải cao hơn. “Quy định trên chỉ nên khống chế trong quan hệ dân với dân, không nên khống chế các tổ chức tín dụng.

Do đó, trong cả 2 phương án nêu ra trong dự thảo đều nên có “đuôi” là: Trừ trường hợp Luật Tổ chức tín dụng có quy định khác. Bởi vì, hiện nay hệ thống ngân hàng đang đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước, ngay bản thân hệ thống ngân hàng cũng đã tự kiểm soát lẫn nhau”, Bộ trưởng Hà Hùng Cường nhấn mạnh.

Một vấn đề đang được các đại biểu Quốc hội cũng như nhiều chuyên gia trong ngành tài chính – ngân hàng quan tâm và nghi ngại rằng, liệu có xảy ra tình trạng luật chồng luật, nếu dự thảo BLDS đưa ra quy định về một mức lãi suất hay không? Bởi vì, thực tế hiện nay, tại điều 91 Luật Tổ chức tín dụng đã quy định: “Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật”. Vì vậy, dự thảo BLDS đưa ra quy định về một mức lãi suất (cố định 20%/năm của khoản tiền vay, hoặc không quá 200% lãi suất cơ bản theo công bố của Ngân hàng Nhà nước) tức là đã phủ nhận quy định đã nêu trong Luật Tổ chức tín dụng.

Đại biểu Ngô Văn Minh cho biết, ông đang cân nhắc về vấn đề này, bởi theo dự thảo trình Quốc hội có cái “đuôi”: Quy định về trần lãi suất của BLDS sẽ không được áp dụng trong trường hợp luật khác có liên quan có quy định khác. Trong khi, Luật Tổ chức tín dụng lại không đề cập đến trần lãi suất, mức lãi suất mà chỉ quy định “mở” theo hướng hai bên tự thỏa thuận. Hơn nữa, trong bối cảnh Việt Nam là thành viên ASEAN và tham gia TPP, việc tiến tới tự do hóa lãi suất là bước đi phù hợp và cũng là yêu cầu bắt buộc của sự phát triển. “Lãi suất phải theo cơ chế thị trường, do các tổ chức tín dụng và người vay tự thỏa thuận. Tức là không chỉ 20% mà ai có nhu cầu vay nóng 30% cũng có thể chấp nhận, nếu người vay tính toán được hiệu quả. Vận hành theo cơ chế thị trường buộc phải như thế! Nguyên tắc của BLDS là phải tự do, tôn trọng cam kết của các bên”, ông Ngô Văn Minh nhấn mạnh.                    

Thực vậy, khi các các hiệp định thương mại lớn có hiệu lực từ năm 2018, việc áp dụng các biện pháp hành chính với trần lãi suất sẽ gây ra sự méo mó đối với các hoạt động trong thị trường. “Để kiểm soát hoạt động “tín dụng đen” thì có rất nhiều biện pháp, trong đó, biện pháp hữu hiệu nhất chính là thúc đẩy cho vay tiêu dùng”, Chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực nêu quan điểm.

Thực vậy, khi các các hiệp định thương mại lớn có hiệu lực từ năm 2018, việc áp dụng các biện pháp hành chính với trần lãi suất sẽ gây ra sự méo mó đối với các hoạt động trong thị trường. “Để kiểm soát hoạt động “tín dụng đen” thì có rất nhiều biện pháp, trong đó, biện pháp hữu hiệu nhất chính là thúc đẩy cho vay tiêu dùng”, Chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực nêu quan điểm.

Thực vậy, khi các các hiệp định thương mại lớn có hiệu lực từ năm 2018, việc áp dụng các biện pháp hành chính với trần lãi suất sẽ gây ra sự méo mó đối với các hoạt động trong thị trường. “Để kiểm soát hoạt động “tín dụng đen” thì có rất nhiều biện pháp, trong đó, biện pháp hữu hiệu nhất chính là thúc đẩy cho vay tiêu dùng”, Chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực nêu quan điểm.

Thực vậy, khi các các hiệp định thương mại lớn có hiệu lực từ năm 2018, việc áp dụng các biện pháp hành chính với trần lãi suất sẽ gây ra sự méo mó đối với các hoạt động trong thị trường. “Để kiểm soát hoạt động “tín dụng đen” thì có rất nhiều biện pháp, trong đó, biện pháp hữu hiệu nhất chính là thúc đẩy cho vay tiêu dùng”, Chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực nêu quan điểm.
Ngọc Hoa

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文