Ngân hàng gặp khó khi quyết liệt thu hồi nợ xấu?

08:32 02/07/2021
Những biện pháp như thu hồi, phát mại tài sản...mặc dù được pháp luật cho phép theo Nghị quyết 42 của Quốc hội, nhưng khi ngân hàng triển khai thì khách hàng lại tạo dư luận trên mạng xã hội để tố ngược ngân hàng là “giang hồ, xã hội đen” cướp tài sản của mình.


“Đứng cho vay, quỳ thu nợ”

Đây đang là bài toán đau đầu đối với nhà băng hậu COVID. Vừa qua, mạng xã hội dậy sóng với hình ảnh một chủ xe ô tô “kêu cứu” và cho rằng mình bị ngân hàng thu hồi nợ kiểu” cướp xe”.

Gần đây nhất, khách hàng Nguyễn V.M tại Hà Tây đã rải đơn thư đến các báo tố ngân hàng “đòi nợ theo kiểu xã hội đen”, cho khoản tín dụng khó đòi mà gia đình ông vay từ năm 2011. Vì chưa rõ nội tình thực hư, chỉ biết sự việc qua câu chuyện kể một chiều của khách hàng nên dân mạng đã sôi lên với những mũi dùi chĩa vào phía các nhà băng. Song nhiều ý kiến trên diễn đàn đặt câu hỏi chất vấn: “Chỉ có người vay không trả mới tố như thế. Nếu trả nợ song phẳng, khách hàng lúc nào cũng là thượng đế”.

Một tài khoản có tên Đạt cho hay: “Năm 2011 vay kinh doanh thì lãi suất 21% là bình thường. Khu Thạch Thất, Quốc Oai, Hà Tây thời đó chôn vùi rất nhiều tiền của các nhà băng, đến giờ vẫn chưa xử lý tài sản hết. Nợ nhiều đến nỗi có những xã đọc tên là ngân hàng từ chối cho vay luôn. Vay nợ hơn 10 năm không trả, giờ bị thu hồi tài sản đảm bảo thì kêu nỗi gì?”

Cán bộ xử lý nợ một ngân hàng thì “dập đầu” than trời bởi những trường hợp phải xử lý nợ như thu hồi tài sản đảm bảo, hay niêm phong bất động sản đều là “cực chẳng đã”. Khách hàng chây ỳ không trả nợ, để phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu kéo dài khiến ngân hàng buộc phải dùng các biện pháp thu hồi tài sản bảo đảm để tránh phát sinh nợ xấu. “Quá trình thu hồi nợ được chúng tôi thực hiện theo đúng trình tự pháp luật, song chủ sở hữu bất hợp tác, gây khó khăn và thậm chí vu vạ, gây ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh thương hiệu của ngân hàng”, đại diện một ngân hàng lớn chia sẻ.

Cám cảnh của nhiều ngân hàng là khi cho vay “tay bắt mặt mừng”, nhưng khi trả nợ thì lắm nỗi truân chuyên. Anh N.Đ.T, phụ trách thu hồi nợ của một ngân hàng tại Hà Nội chia sẻ: “Nhiều trường hợp khóc không thành tiếng với các khách hàng thu hồi nợ xấu dai dẳng có khi lên đến cả chục năm. Công văn, giấy tờ thông báo đến hàng chục lần, miễn giảm nợ lãi các kiểu vẫn không thu được, thì cùng cực mới phải xử lý tài sản đảm bảo, hoặc kiện ra tòa”. 

Đơn cử như câu chuyện của khách hàng Nguyễn V.M nói trên, từ phía ngân hàng cho biết, trên thực tế, ngân hàng đã giảm đến 65% nợ lãi cũng như miễn toàn bộ phí liên quan, song khách hàng không đồng ý mà chỉ muốn trả “nợ gốc” sau gần 10 năm không trả nợ. Phải chăng, việc liên tục gửi thông tin không đúng, gây sức ép trên mạng xã hội cũng là vì mục tiêu này?

Thực tế, tình trạng “đứng cho vay, quỳ thu nợ” đã diễn ra trong ngành ngân hàng từ lâu, là nỗi ám ảnh lớn nhất của các Ngân hàng thương mại. Chủ sở hữu khi không trả nợ đúng hạn thường gây khó khăn bằng cách rời khỏi nơi cư trú. Đặc biệt, gần đây, các chủ sở hữu tận dụng tối đa sức mạnh mạng xã hội, tung thông tin không đúng bản chất sự việc lên, khiến cho hình ảnh thu hồi nợ của các ngân hàng theo Nghị quyết 42 của Quốc hội bị méo mó, thậm chí, xuyên tạc một nghiệp vụ ngân hàng bình thường như hoạt động cưỡng đoạt tài sản trái pháp luật.

Việc thu hồi nợ bằng con đường khởi kiện ra tòa án, tồn tại nhiều bất cập về thời gian thực hiện và hồ sơ. Song ngay cả khi ngân hàng đã kiện ra tòa để vụ việc được thụ lý và phán xử công bằng, minh bạch mà vẫn không thoát bị chủ sở hữu tài sản đảm bảo tung tin tiêu cực, một chiều trên mạng xã hội. Đơn cử như trường hợp khách hàng Nguyễn Quốc T. và Hoàng Thanh B. đang tố trên nhiều diễn đàn và cơ quan truyền thông về việc “ngân hàng nuôi nợ” đối với khoản vay của gia đình bà từ 2009. Khách hàng này gửi đơn tố cáo cho rằng “ngân hàng không nhắc nợ, không cho gia đình bà trả nợ để trục lợi”, nên kiên quyết không trả nợ. Cực chẳng đã, ngân hàng phải kiện ra Tòa và cung cấp dữ liệu về những văn bản, thông báo nhắc nợ đến chồng bà lẫn gia đình bà, để vụ việc được xét xử công bằng, minh bạch.

Có thể khởi kiện theo Luật An ninh mạng đối với hành vi bôi nhọ, vu khống trên MXH

Trở lại việc một số chủ sở hữu khi bị thu hồi xe, hoặc tài sản đảm bảo là bất động sản cho rằng ngân hàng đã vượt quá thẩm quyền, vì chỉ có cơ quan công an hay toà án mới có quyền thu giữ, Luật sư Nguyễn Trung Thành - Đoàn luật sư Hà Nội phân tích: “Theo điều 63, NĐ 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm: Bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản đó cho người xử lý tài sản theo thông báo của người này; nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản thì người xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều này để xử lý hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết”.

Khi thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, người xử lý tài sản có trách nhiệm: Thông báo trước cho người giữ tài sản về việc áp dụng biện pháp thu giữ tài sản bảo đảm trong một thời hạn hợp lý. Văn bản thông báo phải ghi rõ lý do, thời gian thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của các bên.

Như vậy, rõ ràng luật đã có quy định và các ngân hàng có quyền thu hồi tài sản bảo đảm theo đúng quy trình pháp luật cho phép. “Ngân hàng là tổ chức lớn và hoạt động chịu sự quản lý rất chặt chẽ bởi pháp luật. Chúng tôi luôn đề cao tinh thần tuân thủ pháp luật, ủng hộ chính sách của nhà nước. Tuy vậy ngân hàng cũng là pháp nhân dễ bị tổn thương bởi các thông tin sai lệch, không khách quan. Do đó, Techcombank mong muốn được bảo vệ bởi pháp luật. Trong quá trình xử lý nợ, ngân hàng cam kết tuân thủ pháp luật và sẵn sàng chia sẻ thông tin tới các cơ quan quản lý và truyền thông để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình” đại diện ngân hàng Techcombank chia sẻ.

Theo Luật sư Nguyễn Trung Thành, đối với khách hàng và/hoặc bên cầm giữ tài sản bảo đảm của Ngân hàng bị thu hồi tài sản đảm bảo nếu cố tình dùng ảnh hưởng của mạng xã hội để vu khống, xuyên tạc làm ảnh hưởng tới uy tín, thương hiệu ngân hàng thì ngân hàng có thể Tố cáo khách hàng và/hoặc bên cầm giữ tài sản bảo đảm theo điều 8 luật An ninh mạng đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi “vu khống” gây ra theo điều 9 của Luật này.

Căn cứ Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc Hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng cho phép bên cho vay có thể tự mình đòi nợ, hoặc ủy quyền cho bên thứ ba. Nhưng thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc, đặc biệt sự hợp tác của người vay và sự đánh giá nhìn nhận của dư luận khi thông tin được cung cấp chỉ một chiều, “nửa sự thật” để tạo luồng dư luận thiếu khách quan về vụ việc.


Nghị quyết 42 cũng cho khách hàng thấy được nghĩa vụ, trách nhiệm trả nợ của mình. Từ năm 2017 trở về trước, công tác xử lý nợ rất khó khăn. Tuy nhiên, tới khi có Nghị quyết 42, thái độ của khách hàng trong việc phối hợp xử lý nợ xấu đã có chuyển biến, nhiều khách hàng trước đây chây ì, thiếu thiện chí trong việc bàn giao tài sản, chống đối nhằm kéo dài thời gian xử lý, thì sau đó đã hợp tác với các tổ chức tín dụng, bàn giao tài sản để các tổ chức tín dụng xử lý phát mại và thu hồi nợ…

Tới nay, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được khoảng 530 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, lũy kế từ ngày 15/8/2017 đến 30/4/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được gần 350 nghìn tỷ đồng nợ xấu (66% số nợ) xác định theo Nghị quyết 42, đạt trung bình khoảng 8 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn khoảng 2 lần so với kết quả xử lý nợ xấu nội bảng (54%), ngoại bản (21%) bán cho VAMC (25)%. Trong đó, khách hàng tự nguyện trả nợ 150 nghìn tỷ đồng, tăng gấp đôi thời điểm trước Nghị quyết 42 có hiệu lực.

An An

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文