Ngành dệt may tìm lối đi mới giữa mùa dịch

09:07 16/04/2020
“Dưới tác động tiêu cực của COVID-19, nhiều doanh nghiệp (DN) ngành dệt may buộc phải thu hẹp hoạt động sản xuất, có đến 50% lao động phải nghỉ việc, sản xuất cầm chừng. Nếu tình hình không tốt lên, dự kiến đến cuối tháng 9, các DN ngành thời trang, may mặc có thể đóng cửa gần như toàn bộ. Hiện, để chống chọi trước dịch bệnh, nhiều DN may mặc đã chuyển hướng sang may khẩu trang vải thay thế khẩu trang y tế...”.

Đó là nhận định của ông Phạm Văn Việt, Phó Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP Hồ Chí Minh (AGTEK), Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean.

Theo phân tích của ông Phạm Văn Việt, dệt may nằm trong nhóm ngành bị tác động trực tiếp và nghiêm trọng về nhiều mặt trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, không chỉ thị trường nội địa mà cả thị trường thế giới. Đối với thị trường trong nước, dịch bệnh đã tác động đến tâm lý người dân, khiến họ có xu hướng phòng thủ, tiết kiệm, hạn chế chi tiêu. Điều này ảnh hưởng đến sức mua.

Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, so với các ngành khác, dệt may là nhóm ngành có lượng xuất khẩu cao, vì vậy COVID-19 bùng nổ trở thành áp lực lớn mà ngành phải đối mặt. Diễn biến phức tạp của dịch bệnh khiến đầu vào và đầu ra đều không thuận lợi. Nguyên liệu đầu vào của ngành dệt may chủ yếu nhập từ Trung Quốc, vì vậy khi dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc, ngay lập tức DN bị động nguồn nguyên liệu, buộc phải tìm phương án xoay xở từ nguồn trong nước hoặc thị trường tương tự khác.

Không dừng lại ở đó, kể cả khi cải thiện được tình hình nguồn cung, DN tiếp tục gặp trở ngại khác tại 2 thị trường lớn là EU và Mỹ. Với việc công bố chính sách hạn chế nhập hàng hóa từ 2 thị trường này, hoạt động giao thương của DN ngành dệt may liên tục bị đứt quãng. Hiện nay, các giao dịch với EU, DN không thông qua hình thức trực tiếp là xuất khẩu, nhập khẩu mà gián tiếp dưới hình thức bán hàng online.

Tuy nhiên hình thức này chỉ chiếm 15–20% tổng lượng hàng hóa bán ra và chỉ có thể kéo dài cho đến hết giữa tháng 4. Đặc biệt, New York là thị trường thời trang lớn nhất hiện đang là trung tâm dịch bệnh đã khuyến cáo người dân hạn chế ra đường khiến cho doanh số tiêu thụ của các sản phẩm ngành dệt tiệm cận về 0.

Để xoay xở trước tình hình khó khăn trước dịch bệnh, ông Việt cho rằng, hiện nay hầu hết các DN dệt may đang chuyển hướng sang việc nhập máy bao nguyên liệu để sản xuất khẩu trang vải thay thế cho khẩu trang y tế. Đây là sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng nên khi xuất khẩu vấn đề kiểm tra, kiểm dịch được kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, dù Việt Nam đã có chuyển dịch nhanh, nhưng chưa chuẩn bị đủ về nguyên liệu, công nghệ khử khuẩn, cũng như chưa đo lường được nhu cầu, tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu.

Chính vì vậy nên các DN Việt chỉ xuất khẩu với số lượng hạn chế, đến nay chỉ xuất 100.000 – 200.000 sản phẩm, chưa thể xuất được số lượng lớn. Đây là thách thức lớn đối với DN. Tuy nhiên, điều đáng mừng là khi mặt hàng khẩu trang đang dần được lấp đầy, thì đồ bảo hộ lại trở nên khan hiếm trên thế giới. Việt Nam bắt đầu “chuyển mình” sang thị trường Mỹ và mới đây, Việt Nam đã xuất lô hàng 450.000 bộ quần áo bảo hộ sang Mỹ, tạo khởi sắc mới cho ngành sản xuất, xuất khẩu trong bối cảnh thị trường mùa COVID-19 ảm đạm.

Trước khó khăn của ngành dệt may nói riêng và các ngành khác nói chung dưới ảnh hưởng của COVID-19, dưới góc độ đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại quốc gia, ông Trần Ngọc Liêm, Phó giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), cho biết, là cầu nối giữa DN và Nhà nước, VCCI đã cùng phối hợp với các hiệp hội xác định những khó khăn hiện tại và dự liệu các tình huống có thể phát sinh trong tương lai, từ đó tổng hợp các ý kiến và kiến nghị lên Chính phủ. Trong đó kiến nghị nhiều nhất là giãn thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế, cho phép chậm nộp các loại thuế, giảm một số loại thuế suất của DN đối với Nhà nước.

Bên cạnh đó, vấn đề chính sách đóng bảo hiểm đối với người lao động cũng là mối quan tâm hàng đầu của DN khi sản xuất bị thu hẹp, người lao động bị cắt giảm lương hay thậm chí phải nghỉ việc không lương. Vì vậy, DN cũng có mong muốn được hoãn lại thời gian đóng bảo hiểm vì không có nguồn thu để chi trả.

Thúy Hà

Hai tân Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương là Thượng tá Bùi Thanh Trực, Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh Bình Dương và Thượng tá Phan Huy Văn, Trưởng phòng thuộc Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, Bộ Công an.

Thông tin Andrea Aybar (người mẫu An Tây), tên tiếng Việt là Nguyễn Thị An, sinh năm 1995, vừa bị Công an TP Hồ Chí Minh bắt tạm giam để điều tra về hai hành vi “Tàng trữ trái phép chất ma túy” và “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” đã gây rúng động làng giải trí những ngày vừa qua.

Ngày 20/11, sau gần 40 tiếng đồng hồ nỗ lực tìm kiếm xuyên đêm, không quản khó khăn, lực lượng cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Phú Thọ và các đơn vị chức năng đã tìm thấy thi thể của 5 nạn nhân trong vụ đuối nước thương tâm xảy ra vào ngày 18/11 tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, nhìn nhận mọi việc ở góc độ lãng phí thì "nhìn đâu cũng thấy", hiện hữu và yêu cầu xác định, nhận diện các nhóm nội dung về phòng, chống lãng phí để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết hiệu quả.

Sáng 20/11, tại Hà Nội, Học viện An ninh nhân dân (ANND) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024). Thiếu tướng, PGS.TS Trịnh Ngọc Quyên, Giám đốc Học viện ANND chủ trì buổi lễ. Nhân dịp này, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đã gửi lẵng hoa chúc mừng.

Từ ngày 15/11 - 31/12/2024, THACO AUTO triển khai chương trình “Cùng Kia đón Tết tại Hàn Quốc”. Theo đó, khi mua xe Kia K5 hoặc Kia Sorento, khách hàng sẽ có cơ hội tham gia rút thăm trúng thưởng với tổng giá trị giải thưởng lên đến 490 triệu đồng.

Khi tòa tuyên tử hình, bị cáo Mển hối hận và xin được khoan hồng vì còn nuôi 2 con nhỏ. Tuy nhiên với 2 lần vận chuyển hàng chục kg ma túy, sau khi xem xét HĐXX nhận định các tình tiết không đủ làm giảm nhẹ tội cho bị cáo Mển…

Ngày 20/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết chuyên án A724p chống tội phạm ma túy. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban chỉ đạo 1389 Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo hội nghị.

Ngày 19/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lào Cai đã ra Quyết định khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với 2 bị can để điều tra về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến hành vi vi phạm trong công tác quản lý đất đai tại xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文