Quyết liệt “cuộc chiến” với “công nghiệp đen”

Nhận diện, tẩy chay hàng giả thời… 4.0

09:40 28/11/2017
Bên cạnh nỗ lực không mệt mỏi của lực lượng trực tiếp chống hàng giả, hàng nhái, thời gian qua, đã có nhiều ứng dụng từ cuộc cách mạng công nghệ 4.0 được các doanh nghiệp (DN) vào cuộc và bước đầu đã chứng minh được hiệu quả “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”.


Tất nhiên, để kết quả được như mong muốn, vẫn có nhiều việc khác phải được tiến hành đồng bộ...

Hiện có khá nhiều loại tem chống hàng giả thông minh. Ông Nguyễn Viết Hồng, Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển KHCN Vina (Vina CHG) cho biết đang cung cấp cho các đối tác, DN có nhu cầu hàng chục mẫu tem chống hàng giả thông minh tích hợp bởi nhiều công nghệ, như công nghệ Vinacheck (dùng điện thoại thông minh có cài đặt chương trình quét QRCode để quét lên QRCode và kiểm tra thông tin), công nghệ điện tử (SMS - dùng để xác thực hàng thật, kích hoạt bảo hành, tham dự thưởng…), công nghệ nhiệt (để nhận diện bằng mắt thường; khi tiếp xúc với nhiệt, chữ Vina CHG biến mất); công nghệ phát sáng (soi đèn UV vào bề mặt tem sẽ thấy phát sáng chữ Vina CHG), và công nghệ nước (dùng để nhận diện bằng mắt thường, thoa nước vào sẽ thấy hiển thị logo của nhà sản xuất).   

Thiết bị in phun trong công đoạn làm giả ống nhựa Bình Minh.

Tại một hội thảo cách nay chưa lâu, Quỹ Chống hàng giả và Công ty SICPA (Thụy Sỹ) đã giới thiệu 2 giải pháp chống hàng giả là giải pháp đánh dấu sản phẩm (Petromark) và hệ thống theo dõi truy xuất sản phẩm (Sicpatrace) vốn đã được SICPA chuyển giao cho Chính phủ tại 17 quốc gia trên thế giới và đã mang lại hiệu quả cao. 

Theo đó, Petromark cho phép nhà sản xuất, cơ quan chức năng đánh dấu sản phẩm để phân biệt tính chất hợp pháp hay phi pháp của sản phẩm. Còn Sicpatrace sẽ cho phép DN, cơ quan chức năng, người tiêu dùng (NTD) có thể theo dõi truy xuất nguồn gốc hàng hóa, phân biệt hàng thật và giả thông qua dán nhãn sản phẩm, được được điện tử hóa. 

SICPA có khả năng cung cấp hơn 30 cấp độ bảo mật và nhận biết tem nhãn thông qua công nghệ mực in dùng trong sản xuất tiền, để cho cơ quan quản lý, DN và NTD nhận biết, kiểm tra thông qua thiết bị kiểm tra nhanh, kể cả kiểm tra qua điện thoại thông minh.

Cũng dày công nghiên cứu về các giải pháp nhằm góp phần chống hàng giả, hàng nhái, chia sẻ với PV Báo CAND, ông Phạm Xuân Huy, Tổng Giám  đốc Công ty CP Điện tử hóa Kinh tế Việt Nam cho biết, giống như nước luôn có nguồn theo sông rạch rồi đổ ra biển, sản phẩm hàng hóa cũng đi theo “luồng”. 

Chuỗi thương mại đang diễn ra theo luồng F (Factory, tức nhà sản xuất) - B (Business, tức nhà kinh doanh, phân phối) và C (Customer, tức NTD). Tuỳ sản phẩm, ngành hàng mà chuỗi F-B-C có đặc tính riêng bên cạnh những đặc điểm rất chung. 

Trong khâu F, ông Huy đề xuất cần xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia các vấn đề liên quan (như giấy phép kinh doanh, sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu...) để làm căn cứ cho công tác quản lý, đối chiếu các vấn đề phát sinh kèm theo (như nguyên liệu đầu vào, thành phẩm đầu ra, thương hiệu, sản phẩm lưu hành, hoạt động phát sinh của DN) một cách nhanh nhất nhằm đưa ra các thông tin, quyết định chính xác, giúp bảo vệ DN chân chính và kịp thời phát hiện DN bất chính.

Đối với khâu B, theo ông Huy, trong chuỗi phân phối sản phẩm hiện nay đang diễn ra theo nhiều phương thức phân phối khác nhau, điển hình như: Phân phối trực tiếp từ nhà sản xuất đến tay NTD (F-C), phân phối thông qua đại lý đến tay NTD (F-B-C), phân phối thông qua tổng đại lý đến đại lý và đến NTD (F-B-B-C). 

Trong các mô hình phân phối trên thì hình thức dễ quản lý nhất đối với các cơ quan chức năng là mô hình F-B-B-C vì có khâu trung chuyển quan trọng B-B (từ tổng phân phối đến các đại lý, điểm bán lẻ nhỏ hơn). Nếu cơ quan chức năng có các hoạt động giám sát, kết hợp với các đơn vị này trong quá trình phân phối sản phẩm tới tay NTD thì sẽ dễ dàng, kịp thời phát hiện ra các sai phạm. 

Tuy nhiên hầu hết các sản phẩm hàng giả, hàng nhái lại lựa chọn kênh phân phối F-C, F-B-C, gây nhiều khó khăn cho các cơ quan quản lý. Đối với 2 hình thức phân phối trên, cơ quan chức năng cần xây dựng cơ sở dữ liệu đồng nhất cho các điểm bán lẻ (B) để dễ dàng kiểm tra, giám sát. 

Đối với hình thức phân phối theo mô hình F-C, đa phần có quy mô sản xuất nhỏ lẻ nên với hình thức này các cơ quan chức năng nên tập trung nâng cao nhận thức, tinh thần của NTD (C) để dễ dàng phát hiện, tố giác sự gian lận của nhà sản xuất (F) thì sẽ đạt được hiệu quả cao.

Thực tế thời gian qua cho thấy, ngày càng nhiều nhà phân phối sử dụng các kênh marketing, quảng bá sản phẩm trên các hình thức online, offline. Vì vậy, nếu các cơ quan chức năng phối hợp, kiểm soát được các nhà phát hành, phân phối quảng cáo thì dễ dàng phát hiện những bất thường sai phạm. 

“Tôi nhận thấy việc các cá nhân, tổ chức dễ dàng tiếp cận đến NTD thông qua các quảng cáo online (Google, Facebook) rất dễ dàng với các tần suất dày đặc không theo một quy chuẩn, kiểm duyệt như các quảng cáo thông thường thông qua cơ quan thông tin đại chúng chính thống… đang ngày một tạo điều kiện cho việc hàng giả, hàng nhái tràn ngập thị trường. Đây chính là thách thức không nhỏ cho các DN chân chính”, ông Huy chia sẻ…

Ông Đàm Thanh Thế, Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, một trong những việc mà Chính phủ chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia phải tập trung đó là kiểm tra chuỗi cung ứng từ sản xuất, nhập khẩu, tiêu dùng đối với mặt hàng xăng dầu; chống buôn lậu hàng giả với mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; sản phẩm chức năng, mỹ phẩm... 

Các giải pháp mà các DN, trong đó có SICPA đưa ra sẽ được Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia từng bước nghiên cứu, tham vấn với các chuyên gia, các cơ quan chức năng báo cáo Chính phủ để áp dụng vào thực tế Việt Nam, nhằm đưa công tác chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái đạt hiệu quả cao nhất...

Binh Huyền

Sáng 8/1, TAND tỉnh Thái Bình tiếp tục phiên tòa sơ thẩm xét xử hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân cùng đồng phạm. Bị cáo Nguyễn Văn Vương (cựu chuyên viên Vụ Pháp luật - Văn phòng Chủ tịch nước, đã bị buộc thôi việc từ ngày 19/9/2024) bị xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

Tới đây, mô hình tổ chức có sự thay đổi, nhưng theo bà Nguyễn Minh Phương, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) vẫn sẽ giữ vững vai trò chủ công trong công tác kiểm tra, giám sát thị trường, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Trong thời đại 4.0, việc lưu giữ những khoảnh khắc riêng tư của các cặp tình nhân bằng hình ảnh hay video không còn xa lạ. Tuy nhiên, việc quay clip nhạy cảm, ban đầu xuất phát từ sự tin tưởng và tình cảm, lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là khi mối quan hệ kết thúc trong căng thẳng hoặc thù hận. Ngày càng nhiều vụ việc sử dụng clip nhạy cảm để tống tình, tống tiền đã xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng cho cả nạn nhân lẫn xã hội.

Ít nhất 13 binh sĩ Cuba đã mất tích sau vụ nổ xảy ra tại một kho vũ khí và đạn ở tỉnh Holguin, miền Đông nước này, lực lượng vũ trang Cuba thông tin cho biết vào cuối ngày 7/1 (giờ địa phương).

Gần đây, các trò chơi mang tính may rủi như "xé túi mù" (ám chỉ hình thức mở hộp ngẫu nhiên mua trên mạng) đang trở thành xu hướng nổi bật trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook, và YouTube.

Ngày 7/1, mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài khoảng 47 giây, ghi lại hình ảnh một người đàn ông chạy xe máy chặn trước đầu xe tải đang lưu thông, tay cầm cục gạch, có thái độ hung hăng, chửi bới người xung quanh, thách thức tài xế đánh nhau. Người đàn ông cầm cục gạch hô lớn "đường này của tao, mày xuống đây...", rồi lấy gạch đập vào xe tải và buông lời đe dọa, thách thức đánh nhau với tài xế xe tải, sau đó ném cục gạch về phía xe tải và bỏ đi.

Chỉ trong thời gian ngắn của những ngày cuối năm 2024, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã đấu tranh, bắt giữ các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến đất đai với số tiền chiếm đoạt lên đến nhiều tỷ đồng/vụ án. Điều đáng nói, mặc dù cơ quan chức năng đã từng cảnh báo, nhiều vụ án được đưa ra xét xử nghiêm minh nhưng vẫn không ít người dân “sập bẫy” các đối tượng lừa đảo.

Sau khi thoả thuận, thống nhất giá mua bán, các đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu người mua đặt cọc tiền từ 3 - 30 triệu đồng (tùy vào giá trị của xe máy, ô tô). Bọn chúng còn giả danh Cảnh sát giao thông gọi điện xác minh, đề nghị nộp tiền để làm giấy tờ nhưng khi nhận được tiền chúng sẽ khoá máy, chặn liên lạc.

Nằm trong kế hoạch ra quân đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) Tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025, hơn một tuần qua, Công an huyện Tây Hòa, Công an huyện Phú Hòa và Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an tỉnh Phú Yên đã đánh sập 3 đường đánh bạc qua mạng Internet với tổng số tiền hơn 450 tỷ đồng.

Đây là thông tin đáng chú ý được lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết tại buổi họp báo thường kỳ quý 4/2024 của Bộ Tài chính. Theo đó, nhiều vấn đề nóng được lãnh đạo Bộ Tài chính giải đáp theo các câu hỏi của phóng viên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文