Nhiều cảnh báo cho nông sản Việt tại thị trường EU

08:32 19/08/2018
“Việt Nam có nhiều mặt hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu vào thị trường châu Âu (EU). Tuy nhiên, bên cạnh lượng hàng xuất khẩu cao, Việt Nam vẫn nằm trong “top” những quốc gia có số lô hàng bị EU từ chối nhập khẩu hoặc trả về cao nhất.

Đó là thông tin được các chuyên gia cảnh báo tại Hội thảo “Vượt qua hàng rào kỹ thuận của ngành nông sản, thực phẩm để xuất khẩu sang EU, tổ chức ngày 17-8 tại TP Hồ Chí Minh.

Cùng với thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU là một trong 4 thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Hiện thị trường EU chiếm 19% thị phần xuất khẩu của Việt Nam, sau Hoa Kỳ (21%) và vượt xa các thị trường khác. Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU sẽ còn tăng trưởng mạnh trong thời gian tới, do Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU vừa kết thúc vòng rà soát pháp lý và dự kiến sẽ được ký kết trong năm nay.

Theo đó, EU cam kết sẽ xóa bỏ gần như toàn bộ các dòng thuế (trên 99%) đối với hàng hóa Việt Nam theo lộ trình cụ thể, trong đó có khoảng 85% số dòng thuế được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Hiệp định này kỳ vọng giúp tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với thách thức là đáp ứng được các hàng rào kỹ thuật của EU, một trong những thị trường được đánh giá là có tiêu chuẩn cao nhất thế giới.

Nông sản Việt muốn vào thị trường EU phải tuân thủ các tiêu chuẩn quy định.

Mặc dù xuất khẩu lớn vào thị trường EU, nhưng số lần cảnh báo về vấn đề an toàn thực phẩm từ phía nhà nhập khẩu EU đối với DN Việt Nam không phải là ít. Bà Marieke Van De Pijl – Đại diện của Eurocham thông tin: Trong năm 2017, EU có 77 cảnh báo đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có 23 lô bị từ chối. Mấy tháng đầu năm 2018, EU tiếp tục từ chối 11 lô hàng trong tổng số 33 lô hàng bị cảnh báo. Thực tế, Việt Nam đã bị cấm nhập khẩu một số mặt hàng vào thị trường EU vì sản phẩm tồn dư chất kháng sinh, kim loại nặng…

Trong đó có việc EU áp “thẻ vàng” đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Nếu không điều chỉnh tốt để EU rút “thẻ vàng” thì nguy cơ thành “thẻ đỏ”. Điều này đồng nghĩa với việc cấm tiếp nhận một số mặt hàng thủy sản. Đến lúc đó Việt Nam mất nhiều thời gian để chấn chỉnh hơn, đồng thời ảnh hưởng đến Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU do ảnh hưởng đến lòng tin.

Đồng thời, bà Marieke Van De Pijl cũng chỉ ra điểm yếu khiến các sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam bị cảnh báo nhiều tại thị trường EU là do Việt Nam chỉ kiểm tra sản phẩm cuối cùng, không kiểm tra từng công đoạn của chuỗi. Vì vậy, cần phải nhanh chóng khắc phục điểm yếu này, để nông sản Việt Nam đáp ứng được tiêu chuẩn của nước xuất khẩu.

Đại diện của Eurocham thông tin thêm, với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU, sắp tới sẽ có nhiều rào cản buộc doanh nghiệp (DN) Việt Nam phải có những giải pháp khắc phục hạn chế, để tăng sản lượng xuất khẩu vào thị trường EU. Yêu cầu đặt ra cho các DN Việt Nam xuất khẩu nông sản vào thị trường EU, ngoài việc hàng hóa đảm bảo chất lượng, cần chú trọng các rào cản kỹ thuật, quy tắc xuất xứ…

Đơn cử, hiện nay Việt Nam đang nhập nguyên liệu hạt điều từ các nước để chế biến và đóng gói trở thành xuất xứ Việt Nam. Nhưng sắp tới, sản phẩm sản xuất theo kiểu này sẽ không được công nhận là hàng xuất xứ Việt Nam, không được hưởng thuế suất ưu đãi.

Để DN ngành thực phẩm, nông sản Việt Nam hiểu rõ các hàng rào kỹ thuật của EU, cũng như những giải pháp trong việc thay đổi sản xuất theo hướng đổi mới và bền vững, bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết, Hội đang giúp DN xây dựng nhận thức hướng đến sản phẩm đạt chứng nhận tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế. Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao ký kết với Bộ Khoa học và Công nghệ về hệ sinh thái hàng Việt Nam chất lượng cao. Thỏa thuận hợp tác này nhằm trang bị nhận thức cho nông dân, DN vừa và nhỏ để cam kết chất lượng hội nhập.

Thúy Hà

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文