Nhiều thách thức trong liên kết phát triển du lịch

08:15 12/04/2018
Thay vì chỉ tập trung xây dựng các điểm đến hấp dẫn, khai thác lợi thế của địa phương theo kiểu mạnh ai người ấy làm, hàng loạt tỉnh, thành tích cực triển khai ký kết hợp tác phát triển du lịch. 

Nhưng để sản phẩm du lịch đủ sức hấp dẫn và níu chân du khách thì còn nhiều thách thức, không chỉ với riêng địa phương nào.

Nở rộ liên kết, đa dạng sản phẩm

Sau Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, mới đây, các tỉnh thành miền Trung, Nam Bộ bắt đầu đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch. Không chỉ dừng ở việc liên kết giữa các đơn vị hoạt động riêng lẻ mà là liên kết giữa các địa phương, dưới sự chủ trì của chính quyền, hiệp hội du lịch các tỉnh, thành: Quy Nhơn – Bình Định và các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên; Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam; Ninh Bình – Thanh Hóa- Nghệ An...

Với du lịch Nam Trung Bộ, bà Nguyễn Thị Xuân Lan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Bình Định, Giám đốc Công ty Du lịch Goldenlife chia sẻ rằng, liên kết du lịch là xu hướng tất yếu vì sẽ phát huy được tiềm năng du lịch của các địa phương nếu khai thác đúng hướng. 

Du lịch biển đang được coi là “đặc sản” của rất nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Bởi lẽ, Nam Trung Bộ có rất nhiều tiềm năng du lịch đặc sắc, kể cả về thiên nhiên lẫn bản sắc văn hóa, con người. Sự yên bình của phố biển, những bãi tắm đẹp nguyên sơ ôm lấy lòng thành phố, các ngôi cổ tự, đền tháp cổ kính của đế chế Chăm Pa, những cung đường uốn lượn với một bên là biển, một bên là núi trập trùng… đặc biệt hấp dẫn khách thập phương. 

Tận dụng thế mạnh này, hàng trăm tour du lịch đặc sắc thu hút khách đến Nam Trung Bộ.

Với Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam, bà Trương Thị Hồng Hạnh, Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, Trưởng nhóm liên kết 3 địa phương cho hay: Trong thời gian qua, cụm du lịch Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam đã hiện diện trên bản đồ du lịch thế giới như là điểm đến đặc sắc của khu vực miền Trung với nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, mới lạ. 

Những lợi thế và các sản phẩm du lịch đặc trưng đã được 3 địa phương liên kết đưa ra chiến lược quảng bá và khai thác thành “Điểm đến của thiên đường biển và di sản thế giới”. 

Hoạt động xúc tiến quảng bá tại Hà Nội đầu năm 2018 là sự kiện mở đầu cho chuỗi quảng bá tại các thị trường nội địa và quốc tế trọng điểm như TP Hồ Chí Minh, Nhật Bản, Thái Lan, Hồng Kông…

Đại diện 3 tỉnh Ninh Bình – Thanh Hóa – Nghệ An đến Hà Nội quảng bá du lịch, ông Nguyễn Mạnh Lợi, Phó Giám đốc Sở Du lịch Nghệ An tự hào chia sẻ: 3 tỉnh đều là cầu nối giữa Hà Nội, các tỉnh phía Bắc với khu vực Bắc Trung Bộ, nước bạn Lào, Thái Lan. Trong tổng số các di sản thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận thì số di sản năm trên địa bàn 3 tỉnh chiếm tỷ lệ cao. 

Với Ninh Bình, không thể không kể đến quần thể danh thắng Tràng An, với Thanh Hóa có Thành nhà Hồ; Nghệ An có Khu dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An, khu di tích quốc gia đặc biệt là Kim Liên, quê hương của Bác Hồ. 

Những bãi biển đẹp nổi tiếng, nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, lễ hội độc đáo… làm nên thế mạnh riêng của du lịch 3 tỉnh.

Còn nhiều thách thức

Các nét tương đồng về địa lý, tiềm năng văn hóa, di sản, cảnh quan thiên nhiên là điều kiện lý tưởng để phát triển các sản phẩm thế mạnh theo vùng. Đó là lý do của hầu hết các địa phương tổ chức liên kết du lịch. Tuy nhiên, để đạt được kết quả như ý sau ký kết thì không dễ. 

Chị Thu Thủy, người gắn bó với hoạt động lữ hành đến từ Công ty Fiditour bày tỏ: Giá vé máy bay đến khu vực Nam Trung Bộ quá cao so nhiều nơi khác. Các đoàn đưa khách đến du lịch rất khó khăn khi đặt phòng, đặc biệt là với những đoàn có lượng khách từ 50 người trở lên…

Riêng với Phú Yên, bà Trần Thị Thanh Tâm, đại diện của Vietrantours cho biết, công ty đã tổ chức khai thác du lịch Phú Yên từ năm 2014, khi đơn vị nhận thấy khách du lịch đến Phú Yên ngày càng nhiều, nhất là sau hiệu ứng phim “Hoa vàng trên cỏ xanh”. 

Tuy nhiên, lượng khách đến Phú Yên đang bắt đầu chững lại. Do dịch vụ lưu trú còn hạn chế, chưa nhiều cơ sở mới, không có dịch vụ bổ sung, thiếu sự cạnh tranh. Tại các các điểm đến thông tin giới thiệu chưa sâu, thiếu sự dẫn dắt cần thiết…

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, ông Huỳnh Tấn Vinh nhận định: Du lịch đang phát triển nhanh chóng khi hạ tầng cơ sở và nhân lực chưa theo kịp. Sự chân chất của người dân quê chưa đáp ứng yêu cầu cần có của người làm dịch vụ. Hướng dẫn viên là người bản địa yếu về ngoại ngữ, có khi giọng nói khó nghe, dù rằng, là người bản địa, họ có thế mạnh kiến thức về địa phương. 

Sự tương đồng của các địa phương là thế mạnh nhưng nếu không khéo khai thác, xây dựng sản phẩm sẽ khiến nhàm chán. 

“Để tháo gỡ vướng mắc nói trên, không chỉ có các địa phương tham gia liên kết, không thể chỉ có ngành Du lịch nỗ lực mà cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều cấp, ngành từ trung ương đến địa phương…” – Đó là khẳng định của ông Huỳnh Tấn Vinh và hầu hết người làm du lịch mà chúng tôi có dịp trao đổi.

N.Nguyễn

Nguyễn Quốc Quân, còn gọi Quân “Idol”, khét tiếng là tay anh chị ở phố núi Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Trong thời gian dài, đối tượng này nổi lên với nhiều hoạt động làm ăn có dấu hiệu bất minh. Đặc biệt, Quân thường lên mạng xã hội đăng tải nhiều hình ảnh đe dọa, chửi bới người khác do chính y tổ chức, khiến dư luận bất bình. Quân “Idol” sau đó đã bị Cơ quan Công an bắt giữ, khởi tố với nhiều tội danh khác nhau.

Ngày 21/5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đã có báo cáo gửi UBND TP Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng về nguyên nhân và biện pháp xử lý khả năng thoát nước mặt cầu thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

Liên quan đến vụ án đưa, nhận hối lộ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hoá), sáng 21/5, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã thi hành Lệnh khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam thêm 3 bị can có liên quan, gồm: Nguyễn Thế Hùng (SN 1979), nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Lê Huy Hoàng (SN 1986), Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Cao Xuân Hiệp (SN 1984), cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn.

Đánh giá sơ bộ cho thấy, tại khu vực xã Phong Vân (huyện Ba Vì), việc nạo vét, hút cát trái phép, không đúng kỹ thuật, hút cát sát bờ sông, thềm sông tạo ra các hố xói, vực sâu cục bộ gây biến đổi đột ngột địa hình lòng dẫn, thay đổi dòng chảy, làm suy kiệt mực nước ngầm và hậu quả là sụt lún, nứt đất.

Ra thăm vườn, người phụ nữ tá hỏa khi phát hiện 56 gốc với hơn 1.500 quả sầu riêng non chăm sóc bấy lâu đã bị kẻ gian chặt phá không thương tiếc. Quá sốc, người nông dân này đã khóc ngất tại khu vườn.

Gần đây, sau khi đánh giá tác động môi trường và các thủ tục pháp lý, một số doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan và tỉnh Quảng Bình cấp phép khai thác cát để thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số đối tượng lấy lý do doanh nghiệp khai thác cát sẽ làm sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân…

Nắm được nhu cầu nhiều công dân có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động, Trần Thị Hằng Nga đã đưa ra các thông tin tuyển dụng lao động nước ngoài, nhận hồ sơ và tiền, từ đó lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các nạn nhân. Đối tượng này vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An khởi tố.

Sáng 21/5, thông tin từ Sở GTVT tỉnh Quảng Trị cho biết đang phối hợp, chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan khẩn trương giải quyết vụ lật xe trên Quốc lộ 15D đi cửa khẩu quốc tế La Lay, đảm bảo thông tuyến trong thời gian sớm, hạn chế thiệt hại phát sinh do tuyến đường bị ùn tắc giao thông.  

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文