Nhiều vướng mắc trong xử lý nợ xấu đang “gom” tại VAMC

08:58 08/11/2015
Dù đã mua hơn 21 nghìn khoản nợ với tổng trị giá hơn 210 nghìn tỷ đồng, thì đến nay VAMC mới chỉ xử lý được hơn 13.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 6,3%. Các khoản nợ xấu còn lại mới được gom vào một chỗ, chứ chưa có khả năng xử lý. Thực tế này đã làm nhiều đại biểu lo ngại.


Theo yêu cầu của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, mới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có báo cáo bổ sung một số nội dung, trong đó có tình hình xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Theo đó, dù đã mua hơn 21 nghìn khoản nợ với tổng trị giá hơn 210 nghìn tỷ đồng, thì đến nay VAMC mới chỉ xử lý được hơn 13.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 6,3%. Các khoản nợ xấu còn lại mới được gom vào một chỗ, chứ chưa có khả năng xử lý. Thực tế này đã làm nhiều đại biểu lo ngại.

Báo cáo của NHNN cho biết, tính từ 2013 đến 15/9/2015, VAMC đã thực hiện mua được 21.295 khoản nợ tương ứng với 210.717 tỷ đồng dư nợ gốc, giá mua là 177.724 tỷ đồng của 39 tổ chức tín dụng. Cũng trong thời gian này, VAMC đã phối hợp với các tổ chức tín dụng thu hồi nợ được 13.320 tỷ đồng (bao gồm thu từ bán nợ/bán tài sản bảo đảm…). Con số liệt kê chi tiết có một số điểm rất đáng chú ý như năm 2014, VAMC bán nợ được 1.773 tỷ đồng, nhưng sang đến 2015 chỉ còn được 108 tỷ đồng. Ngoài ra, việc bán tài sản bảo đảm cũng giúp thu về khoảng 1.108 tỷ đồng và uỷ quyền cho các tổ chức tín dụng thu hồi nợ được 10.331 tỷ đồng.

VAMC đang tắc trong xử lý các khoản nợ đã mua lại.

Bên cạnh đó, VAMC đã phối hợp với tổ chức tín dụng thực hiện điều chỉnh lãi suất 28 khoản nợ của 9 khách hàng với tổng dư nợ gốc là 367 tỷ đồng. Miễn, giảm lãi/phí 40 khoản nợ của 17 khách hàng với giá trị miễn giảm là 65,9 tỷ đồng. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ 31 khoản nợ của 11 khách hàng với tổng dư nợ là 446 tỷ đồng. Phối hợp với tổ chức tín dụng tiếp tục cấp hạn mức 950 tỷ đồng cho 2 khách hàng để hoàn thiện 2 dự án, đến nay đã giải ngân được 425 tỷ đồng. Việc phân loại danh mục khoản nợ và tài sản đảm bảo theo từng đối tượng cho thấy tài sản đảm bảo là bất động sản lên đến 60-70%.

Tại báo cáo này, NHNN cũng nhận định: So với thực trạng nợ xấu, tốc độ xử lý nợ xấu còn chậm, kết quả bán nợ, tài sản đảm bảo còn rất khiêm tốn. Việc tiến hành cơ cấu nợ, miễn giảm lãi còn nhiều hạn chế, do nhiều nguyên nhân. Có thể kể đến các tổ chức tín dụng không muốn xem xét miễn giảm lãi, cơ cấu khoản nợ cho khách hàng, nhiều đơn từ phía khách hàng không được đáp ứng, vì khách hàng không có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả và khoản nợ có tài sản đảm bảo giá trị kém.

Hàng loạt khó khăn, vướng mắc được chỉ ra như: Tổ chức tín dụng phối hợp với VAMC tiến hành thu giữ, phát mại tài sản đảm bảo của khách hàng, nhưng khách hàng không đồng ý bàn giao tài sản, không có mặt hoặc có nhiều trường hợp rời khỏi địa phương... gây khó khăn cho việc thu giữ. Kể cả khi đã thu giữ được thì việc bán đấu giá cũng gặp khó khăn do khách hàng không hợp tác trong thỏa thuận giá khởi điểm hoặc thuê tổ chức định giá... dẫn đến không thể xử lý để thu hồi nợ. Một số trường hợp sau khi thu giữ để tiến hành phát mại thì khách hàng khởi kiện tài sản có tranh chấp từ trước khi bán nợ cho VAMC, đưa VAMC vào tình thế phải trả lại khoản nợ cho tổ chức tín dụng (TCTD).

Cơ chế hiện nay cũng đưa đến một tình trạng dở khóc dở cười là dù VAMC đã mua lại nợ của các TCTD, nhưng các TCTD vẫn phải chịu mọi rủi ro đối với khoản nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt đó. Tuy nhiên, khi VAMC đã mua lại nợ, khách hàng lập tức không hợp tác với TCTD vì cho rằng đó không còn là chủ nợ của mình, thậm chí có yêu cầu VAMC thực hiện cơ cấu nợ, miễn giảm lãi dù không có phương án kinh doanh khả thi, khiến việc thu hồi nợ thông qua uỷ quyền cho các TCTD.

 Do vẫn phải chịu trách nhiệm trích dự phòng rủi ro, thu hồi nợ, bán nợ, bán tài sản đảm bảo, thậm chí gánh chịu hậu quả nếu xảy ra thất thoát, nên dù có “bán” được nợ cho VAMC, TCTD vẫn lo ngay ngáy, vẫn xác định quyền chủ nợ của họ sau 5 năm sẽ thu hồi, dẫn đến sự hợp tác không chặt chẽ, thậm chí không cần VAMC xử lý nợ xấu đã bán. Về phía VAMC lại không có quyền chủ động để xử lý những khoản nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt, cũng không được chủ động tiến hành cơ cấu nợ, miễn giảm lãi khi TCTD chưa thống nhất, bởi việc quyết định miễn giảm lãi ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình tài chính của các TCTD, và họ vẫn phải chịu mọi rủi ro đối với khoản nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt, do vậy, trên danh nghĩa TCTD vẫn có quyền quyết định đối với tài sản thế chấp của khoản nợ, VAMC không có nhiều vai trò định đoạt tài sản đảm bảo các khoản nợ xấu đã mua.

VAMC cũng rơi vào thế “tắc”, chỉ có thể thông qua bán tài sản đảm bảo (vốn cũng vô cùng bế tắc) để thu hồi nợ, vì Việt Nam chưa có thị trường mua bán nợ xấu, VAMC mua nợ xấu về không thể bán cho ai. Việc định giá khoản nợ đến nay chưa có quy định cụ thể, cơ sở đánh giá rất phức tạp. Trong khi khả năng của VAMC trong giai đoạn này chưa thể tự định giá để mua bán được khoản nợ. Vì vậy, VAMC sẽ rất khó thực hiện việc bán khoản nợ đảm bảo tiêu chí công khai minh bạch.

Cũng theo NHNN, trong thời gian qua, rất nhiều tổ chức quốc tế, nhà đầu tư nước ngoài đến làm việc với VAMC để tìm hiểu. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu hệ thống pháp luật tại Việt Nam đối với các vấn đề liên quan đến mua bán và xử lý nợ, về sở hữu đất đai,về tái cấu trúc doanh nghiệp, đặc biệt là vai trò còn hạn chế của VAMC trong việc quyết định các vấn đề về bán nợ, bán tài sản đảm bảo... các nhà đầu tư chỉ mới tiếp cận để tìm hiểu bước đầu mà chưa chính thức đặt vấn đề cụ thể.

Vũ Hân

Nhiều khu đất lớn đang trong giai đoạn chính quyền TP Đà Nẵng rao bán đấu giá bị doanh nghiệp ngang nhiên lấn chiếm làm công trình, bãi tập kết máy móc, vật liệu xây dựng. Thậm chí, có trường hợp chiếm đất công rồi tổ chức cho người khác đổ xà bần, rác thải để thu tiền theo đầu xe. Đã có trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự... 

Cơn bão Man-yi, hiện cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 2.000 km được đánh giá là cơn bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17, có khả năng tiến vào Biển Đông trong ngày 18/11.

Không chỉ nhiều lần phớt lờ chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về vấn đề quản lý đất công như Báo CAND đã phản ánh vào ngày 9/11, tại Phân viện Thanh Thiếu niên miền Nam (TP Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh) thuộc Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam còn để xảy ra tình trạng công trình trị giá 34 tỷ đồng được đầu tư bằng vốn ngân sách sau 15 chưa quyết toán xong và có nguy cơ phải đập bỏ do xây dựng không phép…

"Không thể để Thủ đô cứ mưa lớn lại ngập, trong nội đô ngập, ở ngoại đô, người dân phải chèo thuyền vào tầng 2 nhà mình",  TS Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát biểu như vậy tại Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” được tổ chức sáng 14/11 tại Hà Nội.

Ngày 14/11, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã có kết luận điều tra về đường dây chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng số lượng lớn do bị can Lềnh Chi Và (SN 1984) và Nguyễn Trung Hiếu (SN 1991), cùng ngụ tại huyện Định Quán (Đồng Nai) thực hiện hành vi phạm tội.

Trưa 14/11, Giải đua ghe Ngo trong Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần VH-TT&DL Sóc Trăng lần thứ 1 năm 2024 chính thức khai mạc tại Khán đài đua ghe Ngo (sông Maspero, TP Sóc Trăng), với sự tranh tài của 60 đội ghe Ngo (53 đội nam, 7 đội nữ) đến từ các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ.

Sáng 14/11, Phòng Tham mưu Công an TP Hồ Chí Minh đã cung cấp thông tin xung quanh việc mở rộng đấu tranh Chuyên án VN10, xử lý triệt để các đối tượng đã từng mua ma túy từ các đối tượng bị bắt giữ trong chuyên án để tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Đáng chú ý, các đối tượng liên quan tới cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文