Những cơ hội cho Việt Nam mở rộng thị trường hợp tác với Hoa Kỳ

07:44 17/09/2020
Thực tế, làn sóng chuyển dịch đầu tư của Hoa Kỳ sang Việt Nam đã bắt đầu diễn ra do tác động của cuộc chiến tranh thương mại và càng trở nên rõ rệt hơn khi Trung Quốc đang chịu nhiều tác động của dịch bệnh COVID-19.


Từ “bước ngoặt” kinh tế và ngoại giao

Theo đánh giá của ông Terence Alford – Giám đốc Phòng Thị trường vốn và dịch vụ đầu tư Colliers International tại Việt Nam được đưa ra hôm 15-9, 2020 là năm đánh dấu nhiều cột mốc mang tính “bước ngoặt” của Việt Nam. 

Sau những nỗ lực kiểm soát COVID-19 chủ động và bình tĩnh, Việt Nam trở thành điểm đến tin cậy và là quốc gia thu hút được nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài bao gồm Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Australia, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore... 

Những thành tựu ngoại giao của Việt Nam trong thời gian qua cũng đã giúp hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được cải thiện rõ rệt. Tại thời điểm này, so với các nước khác trong ASEAN, Việt Nam được coi là một môi trường kinh doanh tiềm năng nhờ vào một nền chính trị ổn định, tăng trưởng kinh tế đầy hứa hẹn, và là môi trường sống lý tưởng cho người nước ngoài.

“Oxford Economics, một tổ chức kinh tế nổi tiếng thế giới, đã lưu ý trong một báo cáo gần đây rằng, Việt Nam dự kiến sẽ là quốc gia Đông Nam Á duy nhất đạt mức tăng trưởng GDP dương 2,3% vào năm 2020 và là điểm “sáng nhất trong khu vực ASEAN”, ông Terence Alford nhấn mạnh và cho biết thêm rằng, thực tế, làn sóng chuyển dịch đầu tư của Hoa Kỳ sang Việt Nam đã bắt đầu diễn ra do tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và việc Trung Quốc đang chịu nhiều tác động của dịch bệnh COVID-19. 

Thêm vào đó, năm 2020 cũng là năm đánh dấu kỷ niệm chặng đường 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ (1995-2020). Trong suốt thời gian qua, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước ghi nhận sự tăng trưởng ổn định trong lĩnh vực mang tính trọng tâm kinh tế - thương mại - đầu tư. 

Kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều đã tăng hơn 170 lần, từ 450 triệu USD năm 1995 lên 77,6 tỷ USD vào năm 2019. Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam là thị trường xuất khẩu có tốc độ tăng cao nhất của Hoa Kỳ trong các đối tác Đông Nam Á.

Hoa Kỳ đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Ảnh: Getty

Điểm sáng để đón dòng vốn dịch chuyển

Nói thêm về việc này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhận định: “Sự chuyển dịch mạnh mẽ của chuỗi cung ứng toàn cầu trong thời gian gần đây đã giúp Việt Nam trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 27 và là đối tác thương mại lớn thứ 16 của Hoa Kỳ. Từ đó, Việt Nam trở thành một trong những ứng cử viên sáng giá đón dòng vốn dịch chuyển này nhờ thành công trong ngăn chặn dịch bệnh". 

Thống kê cho thấy, các doanh nghiệp của Hoa Kỳ đã đầu tư hàng tỷ USD vào Việt Nam và con số này đang ngày một tăng thêm. Nhiều doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư lâu dài hoặc chuyển hướng đầu tư từ các nước trong khu vực về Việt Nam. Cụ thể, hai đại gia công nghệ lớn của Hoa Kỳ là Google và Microsoft đang chuyển một số dây chuyền sản xuất sang Việt Nam. 

Tập đoàn Ford cũng quyết định gia tăng năng lực sản xuất bằng việc đầu tư nhà máy lắp ráp tại Hải Dương. General Electric (GE) cũng đã tăng vốn đầu tư vào nhà máy tuabin gió ở Hải Phòng và đang có nhu cầu mở rộng. Chính phủ Việt Nam đã cấp phép cho tập đoàn năng lượng lớn của Hoa Kỳ là AES được triển khai dự án khí LNG ở Sơn Mỹ...

Trong một báo cáo phát hành hồi cuối tháng 5, Công ty Chứng khoán SSI cũng cho biết, nhiều công ty Hoa Kỳ đang tích cực tìm kiếm thị trường Việt Nam làm điểm đến cho chuỗi cung ứng mới và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang có dấu hiệu tích cực và khởi sắc khi tổng vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm bốn tháng đầu năm 2020 đạt 9,8 tỷ USD, tăng 32%. 

"Dịch COVID-19 mở ra một bước ngoặt mới, khi làm đứt gãy chuỗi cung ứng và để tránh phụ thuộc vào Trung Quốc, với mục đích giảm thiểu rủi ro, đang có sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia khác sẽ diễn ra nhanh chóng hơn", báo cáo của SSI chỉ rõ. 

Tuy nhiên, ông Terence Alford vẫn cảnh báo: "Cơ hội này không chỉ dành riêng cho Việt Nam, một cuộc cạnh tranh thu hút vốn đầu tư đang diễn ra rất mạnh mẽ tại khu vực châu Á, đặc biệt là hai “ông lớn” đang muốn cạnh tranh thu hút FDI với Việt Nam là Ấn Độ và Indonesia và chắc chắn Việt Nam cần phải “linh hoạt chuyển mình” hơn để có thể trở thành sự lựa chọn của các nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài".

Tăng tốc trong cuộc đua thu hút FDI

Chuyên gia kinh tế cho đến nay đều có chung nhận định rằng, với những nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý, tạo mọi điều kiện đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho các nhà đầu tư, dù không tránh được ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá là “đất lành” thu hút vốn FDI chất lượng cao sau đại dịch. 

Đặc biệt, những năm gần đây, Việt Nam đã phần nào trở thành điểm đến tiềm năng cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài nhờ vào tốc độ tăng trưởng GDP trung bình gần 7%/năm, với gần 100 triệu dân, thu nhập bình quân ngày càng tăng cũng sẽ là thị trường tiêu thụ tiềm năng cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ tại lĩnh vực y tế, giáo dục, viễn thông, bán lẻ, tài chính-ngân hàng, năng lượng... 

Vì thế, với tình hình hiện tại, Việt Nam cần phải có kế hoạch chiến lược mang tầm “quốc gia”, thống nhất và chỉ đạo từ Chính phủ trong công tác minh bạch các thủ tục đấu thầu, tinh gọn các thủ tục hành chính kinh doanh, hỗ trợ các thủ tục về pháp lý đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế mới, kinh tế sáng tạo, kinh tế số để có thể sẵn sàng chuyển hóa các cơ hội và ổn định, nhất quán mức lương cũng như chính sách tiền lương giữa các tỉnh, thành và khu vực.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần am hiểu hệ thống luật pháp, thị trường và tiêu chuẩn hàng hóa của Hoa Kỳ; nâng cao chất lượng hàng hóa, xây dựng thương hiệu với chiến lược giá cả cạnh tranh, tận dụng tốt hệ thống phân phối, triển khai hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại. Lãnh đạo doanh nghiệp cũng nên tập trung để cải cách và đầu tư và đào tạo nhân lực chất lượng cao để có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực.
S.Thương

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Đảng ủy, lãnh đạo Cục B03 - Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tá Trần Quang Minh, SN 1938, nguyên Phó Cục trưởng thuộc Cục B53, Tổng cục V - Bộ Công an (nay là Cục B03, Bộ Công an); đã từ trần vào hồi 00h52 ngày 1/5/2024 (tức ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn), hưởng thọ 87 tuổi.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng tàu, đoạn thuộc địa bàn Đồng Nai, ngày 2/5, Thành ủy TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã làm việc cấp ủy, chính quyền phường Phước Tân. Đây là địa phương có nhiều vướng mắc và được đánh giá phức tạp nhất trong số các xã, phường, thị trấn có dự án trọng điểm quốc gia là tuyến cao tốc đi qua...

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an, ngày 2/5, Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung điều tra, thu thập chứng cứ về vụ tai nạn lao động khiến 6 người tử vong và 5 người bị thương nặng xảy Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu…

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Đồng chí Đại tá Đậu Bá Thư, sinh ngày 26/3/1935, nguyên Trưởng phòng 2, Cục A14, Tổng cục An ninh (nay là Cục An ninh đối ngoại - Bộ Công an); huy hiệu 60 năm tuổi đảng; được tặng thưởng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba...

17 xe chữa cháy và hơn 100 cán bộ chiến sĩ tham gia dập tắt đám cháy tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu King Fish (phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Trong lúc dập lửa, 2 cán bộ chiến sĩ chữa cháy bị ngạt khói, được đưa vào viện cấp cứu, hiện tình trạng đã ổn định…

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Do lâm bệnh nặng, mặc dù đã được các bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình quan tâm chăm sóc nhưng đồng chí Đặng Thị Cẩm Thúy đã từ trần hồi 15h 20 ngày 01/5/2024 (nhằm ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn) tại Bệnh viện 198 - Bộ Công an.

Vào khoảng 2h30 ngày 2/5, một vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi hoàn toàn một kho chứa phế liệu rộng khoảng 500 m2 tại ấp An Hoà, xã An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文