Những quy định mới không nên đẩy khó cho doanh nghiệp

08:22 26/12/2017
Gần đây, câu chuyện khó khăn của doanh nghiệp trong lĩnh vực nhập khẩu và ngành sản xuất lắp ráp ôtô liên quan đến quy định điều kiện về sản xuất, lắp ráp nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành bảo dưỡng ôtô một lần nữa lại đặt ra vấn đề cần xem xét lại các quy định về điều kiện kinh doanh, một mặt đảm bảo quản lý nhà nước song cũng cần tránh làm khó cho doanh nghiệp (DN).

Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho rằng, những quy định bất cập tại nghị định 116/2017/NĐ-CP ban hành gần đây cho thấy, việc yêu cầu các DN nhập khẩu ô tô phải cung cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài có thể gây khó khăn lớn cho hoạt động của các DN ôtô.

“Đa số các DN ôtô đều phản ánh không thể tìm được bất kỳ một giấy chứng nhận kiểu loại nước ngoài nào phù hợp với thông số kỹ thuật của các xe nhập khẩu vào Việt Nam theo như mô tả tại Nghị định 116”, đại diện Nhóm Công tác ôtô và xe máy dẫn chứng.

Theo đại diện này, Chính phủ mỗi quốc gia tiến hành thử nghiệm và cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn của quốc gia đó cho các xe ôtô tiêu thụ trong nước, còn các xe ôtô sản xuất để xuất khẩu không thuộc đối tượng này. Lý do là vì, các xe ôtô xuất khẩu được sản xuất với mục tiêu đáp ứng mong đợi của khách hàng tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể của từng nước nhập khẩu, do đó sẽ luôn có sự khác biệt nhất định giữa thông số kỹ thuật của xe xuất khẩu và xe tiêu thụ trong nước. Bên cạnh đó, đại diện VAMA cũng nhấn mạnh, rất khó cho DN có thể tuân thủ được yêu cầu thử nghiệm từng lô xe nhập khẩu.

Nhiều quy định trong kiểm tra chuyên ngành còn chồng chéo, bất cập gây khó khăn cho doanh nghiệp. Ảnh minh họa.

“Quy định này sẽ tạo ra gánh nặng lớn cho DN bởi cùng một mẫu xe nhập khẩu mà vẫn bị thử nghiệm lặp lại nhiều lần về tiêu chuẩn khí thải và an toàn theo từng lô hàng, ước tính chi phí có thể tăng lên tới 10.000 USD cho việc thử nghiệm theo từng lô”, đại diện VAMA cho biết.

Theo đại diện Nhóm Công tác ôtô xe máy, hoạt động nhập khẩu và kinh doanh ôtô nằm trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, mà với cách quy định đẩy khó về phía DN của cơ quan quản lý nhà nước khiến các DN “hết cửa” làm ăn vì những bất cập và sự khắt khe không phù hợp thực tiễn của các quy định quản lý.

Câu chuyện của các doanh nghiệp ôtô một lần nữa đặt ra vấn đề cần xem xét về sự bất cập của các điều kiện kinh doanh và ảnh hưởng của chúng tới hoạt động của các DN. Báo cáo về kết quả rà soát mới nhất đối với Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Diễn đàn Doanh nghiệp 2017 vừa qua đã cho thấy một thực trạng khá nhức nhối.

Đó là vẫn còn tới 16 ngành nghề được xác định là các ngành nghề kinh doanh có điều kiện là chưa phù hợp như hoạt động dịch vụ của tổ chức trọng tài thương mại, kinh doanh dịch vụ mua bán nợ, xuất khẩu gạo, kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh, kinh doanh dịch vụ bảo hành bảo dưỡng xe ôtô… Trong đó, có tới 10 ngành nghề kinh doanh thuộc phạm vi kiểm soát của một số bộ, ngành hiện đang quản lý nhiều ngành nghề nhất như Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế.

Trước “mê trận” điều kiện kinh doanh đang gây khó cho DN, nhiều bộ, ngành đã vào cuộc đề xuất đơn giản hoá điều kiện kinh doanh. Đơn cử, để đơn giản hoá kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ KH&ĐT đề xuất Chính phủ xem xét chuyển một ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vận chuyển hàng nguy hiểm (các chất độc hại, các chất lây nhiễm) với 22 điều kiện đầu tư kinh doanh về một bộ quản lý chuyên ngành để giảm bớt đầu mối, tạo điều kiện thuận lợi cho DN, thay vì nhiều bộ, ngành quản lý như hiện nay.

Ngoài ra, Bộ này còn đề xuất bãi bỏ 36 điều kiện và sửa đổi 15 điều kiện đầu tư kinh doanh tại 18 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chiếm gần 45% trong tổng số điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất bãi bỏ, sửa đổi hơn 100 điều kiện, chiếm hơn 30%.

“Để tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, chúng tôi đề xuất cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ, cắt giảm điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính cũng như các quy định về kiểm tra chuyên ngành, trước hết tập trung thúc đẩy cải cách danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng cho DN”, đại diện VCCI kiến nghị.

Lưu Hiệp

Tại bản án sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn giai đoạn 1, Hội đồng xét xử TAND TP Hồ Chí Minh đã yêu cầu nhiều doanh nghiệp nộp hàng ngàn tỷ đồng về Cục Thi hành án dân sự TP Hồ Chí Minh để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trong toàn bộ vụ án.

Ngày 13/5, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, khoảng 15h chiều nay tại khu vực khai thác thuộc Công ty than Quang Hanh (TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) đã xảy ra vụ tai nạn lao động khiến 3 công nhân tử vong và 1 công nhân bị thương.

Tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Sơn La, chiều 13/5, Đoàn Công tác của Bộ Công an do Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc với Công an tỉnh về công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng, công tác bảo đảm ANTT.

Phần mềm phòng chống lừa đảo cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được Hiệp hội an ninh mạng quốc gia đặt kế hoạch hoàn thành trong 6 tháng đầu năm 2024. Đây là dự án mang tính cộng đồng, phi lợi nhuận, không sử dụng ngân sách nhà nước, kinh phí được huy động từ nguồn tài trợ xã hội.

Ngày 13/5, Viện KSND huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai đã ra cáo trạng truy tố bị can Lê Dương (SN 1991) Phó giám đốc Công ty TNHH Thành Bưởi về tội “Điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”, đồng thời truy tố tài xế Hoàng Văn Tính (SN 1986) về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”…

Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Công an tỉnh, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An vừa chủ trì, phối hợp cục nghiệp vụ Bộ Công an, phòng nghiệp vụ Công an tỉnh và Công an các đơn vị, địa phương phá chuyên án, bắt giữ 21 đối tượng sử dụng công nghệ cao để đánh bạc bằng hình thức đánh lô, đề.

Ngày 13/5, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh thông tin vừa có văn bản khẩn yêu cầu các bệnh viện công lập và ngoài công lập, các trung tâm y tế và phòng y tế quận, huyện, TP Thủ Đức rà soát, cung cấp thông tin về lịch khám chữa bệnh (nếu có) của 3 người trong vụ án hình sự loạn luân ở Tịnh thất Bồng Lai - Long An.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文