Nông nghiệp đứng “bên lề” trong thu hút FDI

12:00 01/08/2016
Trong 79 dự án mới thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vào đầu năm 2016, duy nhất chỉ có 1 dự án đầu tư vào nông nghiệp. Là “thủ phủ” nông nghiệp, thuỷ sản của cả nước, điều này cho thấy nền nông nghiệp ĐBSCL chưa đủ hấp dẫn mời gọi đầu tư.


Chưa có chính sách cụ thể

Điều đáng tiếc trong thu hút FDI vùng ĐBSCL chỉ có duy nhất 1 dự án của Nhật đầu tư vào nông nghiệp với số vốn đăng ký là 68.000 USD. 

“Ngược lại, 30% dự án là về da giày và may mặc do nhà đầu tư đón trước lợi thế từ các hiệp định, nhất là TPP mang lại. Nhưng da giày và may mặc không phải là lợi thế của ĐBSCL và ít được các địa phương mời gọi đầu tư. Ở đây có sự chênh lệch giữa công tác xúc tiến với lợi ích của nhà đầu tư. Chúng ta chỉ mới kêu gọi trong chế biến, nhưng theo phân loại thì đây là chế biến công nghiệp, còn chế biến trong trồng trọt và chăn nuôi chưa có”, ông Nguyễn Phương Lam, Phó giám đốc  Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) nhận xét.

Điều nhận thấy là một số địa phương có kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp nhưng chưa có giải pháp, chính sách nào cho nhà đầu tư. Theo ông Lam, chính sách về hạn điền (tích tụ đất đai) cho phép tích tụ chỉ vài hécta, trong khi nhà đầu tư nước ngoài mạnh về công nghệ, cần diện tích đất lớn để đưa máy móc thiết bị vào làm nông nghiệp nên chỉ vài hécta họ không thể sử dụng được máy móc. Vì vậy, hạn chế trong quy định của Luật Đất đai không thể phát triển nông nghiệp công nghệ cao như mong muốn của nhiều địa phương.

“Đến giờ, Chính phủ và các địa phương muốn thu hút FDI vào nông nghiệp nhưng không có chính sách cụ thể đặc biệt là hỗ trợ về rủi ro cho họ. Nếu không giải quyết việc này và sửa chính sách hạn điền thì nông nghiệp ĐBSCL ngày càng tụt hậu”, ông Lam nói.

ĐBSCL kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp nhưng chưa có chính sách cụ thể.

Tại TP Cần Thơ, nhiều năm qua địa phương này đã kêu gọi đầu tư vào 3 dự án nông nghiệp công nghệ cao tập trung xây dựng tại huyện Cờ Đỏ và huyện Thới Lai với tổng vốn đầu tư 44,1 triệu USD. 3 dự án nhằm cung cấp cây giống chuẩn, nguồn giống thủy sản nước ngọt cũng như các giống hoa, cây kiểng, chim, cá cảnh với công nghệ cao, cũng là nơi nhân và sản xuất lúa nguyên chủng, giống xác nhận (lúa thơm đặc sản, lúa chất lượng cao) và thủy sản nước ngọt cho toàn vùng ĐBSCL.

Ông Nguyễn Ngọc Hè, Giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ nhìn nhận: “Gần 2 năm qua kêu gọi đầu tư vào 3 dự án trên nhưng chỉ có doanh nghiệp đến tìm hiểu rồi ra về...”.

Tìm lợi thế để mời gọi đầu

Theo dự báo của TS Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ, kinh tế vùng ĐBSCL trong thập kỷ tới dự báo tăng trưởng bằng với tăng trưởng chung của cả nước do cơ sở hạ tầng được cải thiện, môi trường kinh doanh năng động, chi phí lao động thấp, nền tảng nông nghiệp vững chắc… nên không gian cho FDI còn rất lớn. Những ngành có triển vọng thu hút FDI là nông nghiệp, công nghệ sinh học, cơ khí nông nghiệp, may mặc, giày dép, đồ gỗ, công nghệ thông tin, khách sạn - du lịch, logistics.... 

Còn Giám đốc Sở NN&PTNT Cần Thơ cho rằng, một trong những nguyên nhân làm các nhà đầu tư ngại rót vốn vào nông nghiệp trong vùng là do đặc thù ngành này chịu ảnh hưởng thời tiết, giá cả bấp bênh, rủi ro cao. 

“Để cải thiện tình trạng này, TP đang hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng đường, đèn, hệ thống điện đầy đủ như 1 khu công nghiệp nhưng để thu hút vào lĩnh vực nông nghiệp”, ông Hè thông tin.

Tỉnh đi đầu trong thu hút FDI vào nông nghiệp trong vùng là Đồng Tháp. Từ nhiều năm nay, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đã đẩy mạnh việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giúp nhà đầu tư an tâm. Năm 2014, Tập đoàn Phát triển nông thôn Hàn Quốc (KRC) và UBND tỉnh Đồng Tháp đã ký thỏa thuận hợp tác công - tư (PPP) trong lĩnh vực nông nghiệp. 

Theo thỏa thuận này, KRC chịu trách nhiệm huy động các nguồn vốn ODA từ Hàn Quốc và các quỹ đa phương để cung cấp toàn bộ thiết bị, cơ giới hóa toàn bộ 20.000ha đất lúa tại Đồng Tháp. Từ sự hợp tác này cho thấy, việc kêu gọi vốn FDI trong nông nghiệp không khó nếu địa phương biết thế mạnh và có phương án tái cơ cấu hợp lý để kêu gọi đầu tư. 

Ngoài dự án trên, đến nay đã có 20 dự án trong và ngoài nước được tỉnh Đồng Tháp cấp giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

ĐBSCL kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp nhưng chưa có chính sách cụ thể.
Văn Vĩnh - Như Anh

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

Với khoảng 1,2 triệu lao động từ các tỉnh, thành khác đến Bình Dương sinh sống và làm việc đã góp phần rất lớn để phát triển kinh tế của vùng đất công nghiệp Bình Dương. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng kéo theo không ít đối tượng "đầu trộm đuôi cướp", "đá cá lăn dưa" và những thành phần bất hảo, côn đồ tìm đến ẩn náu và gây án…

Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3-4 tầng như hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng, sự điều chỉnh này là hướng mở phù hợp, cần thiết nhằm góp phần giải quyết bài toán quá tải trường lớp ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nơi quỹ đất để xây trường trong nội thành ngày càng eo hẹp.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Mê Linh, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông xảy ra khoảng 5h10' ngày 27/11/2024 tại đường Mê Linh theo hướng từ đường Võ Văn Kiệt đi tỉnh Vĩnh Phúc thuộc xóm Soi, thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, TP Hà Nội giữa xe ôtô BKS 29C - 733.12 với người đi bộ.

Sau hơn 6 giờ nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng cùng người dân đã phát hiện, vớt thành công thi thể của 2 mẹ con nhảy cầu tự tử vào trưa cùng ngày.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump mới đây đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cho biết nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được, ông sẽ yêu cầu đồng minh này của Mỹ giao lại kênh đào.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文