Việt Nam mất trắng 2,5 tỷ USD mỗi năm vì phân bón giả

09:50 10/08/2017
Theo Cục Hóa chất (Bộ Công thương), mỗi năm Việt Nam tiêu thụ tới 11 triệu tấn phân bón các loại, trong đó phân bón vô cơ chiếm tới 90% nhu cầu, phân bón hữu cơ và các loại phân bón khác chiếm phần còn lại.

Tuy nhiên, trong năm 2016, các cơ quan hữu quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Bộ Khoa học Công nghệ liên tiếp có những đợt kiểm tra chất lượng phân bón đang sản xuất và lưu hành trên thị trường, phát hiện có đến 50% số mẫu phân bón không đạt chỉ tiêu chất lượng như đăng ký và công bố trên bao bì. 

Trong khi đó, theo con số thống kê, chỉ tính riêng thiệt hại do phân bón giả và phân bón kém chất lượng, mỗi năm Việt Nam đã mất đi từ 2 đến 2,5 tỉ USD. Đây mới chỉ tính thiệt hại do mất lượng tiền không cân xứng với lượng chất dinh dưỡng có trong phân bón.

Cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy phân bón giả. Ảnh: CTV.

Ông Nghiêm Quang Tuấn - Trưởng phòng Pháp chế, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho rằng, có 3 tác động tiêu cực của phân bón giả và kém chất lượng. Đó là, làm giảm năng suất cây trồng, gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế; trong phân bón giả, kém chất lượng còn có các hợp chất độc hại mà cây trồng không thể hấp thu được, gây thoái hóa đất, ảnh hưởng đến sản lượng cây trồng; phân bón giả, kém chất lượng gây rối loạn thị trường tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp (DN), đặc biệt ảnh hưởng tới các DN làm ăn chân chính.

Ông Nguyễn Hạc Thuý – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết, theo Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), thực trạng phân bón giả năm sau lại cao hơn năm trước. 

Năm 2015 là trên 4.000 vụ vi phạm, đến năm 2016 là trên 5.000 vụ vi phạm. Trong đó nhiều vụ còn chưa được giải quyết bởi pháp luật của chúng ta còn nhiều kẽ hở. Đã có nhiều cuộc họp diễn ra nhằm sửa đổi, đưa ra Nghị định mới về quản lý phân bón. Và hiện nay, Nghị định mới này đã được các bộ tham gia và đặt trên bàn của Thủ tướng. Khả năng trong tháng 8 sẽ được xem xét. 

“Tôi cho rằng điểm tồn tại lớn nhất cần phải nói là lợi ích nhóm. Do đó, nếu vi phạm phân bón giả mà chỉ phạt hành chính thì sẽ làm hỏng ngành phân bón Việt Nam. Do đó cần thiết phải xử lý theo pháp luật và quy trách nhiệm”, ông Thuý nói.

Đồng tình với ý kiến trên, ông Hồ Quang Thái - Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia nhấn mạnh, tình trạng phân bón giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc diễn ra thường xuyên trong nhiều năm qua tại nhiều địa bàn gây nguy cơ về nước, ô nhiễm môi trường, thiệt hại lớn cho doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh chân chính và bà con nông dân. 

DN sản xuất kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc thường tập trung tại các tỉnh, thành như Hải Phòng, Bắc Giang, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An.

Thực tế cho thấy, Nghị định 202 có hiệu lực từ 1-2-2014, nhưng đến thời điểm này, Bộ Công thương cũng chưa có văn bản chính thức về chất chính trong phân bón, dẫn đến mỗi cơ quan có cách hiểu và giải thích khác nhau, gây khó khăn trong công tác thanh tra, kiểm tra, làm hạn chế hiệu quả thi hành công vụ của các lực lượng chức năng. Tổ chức hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất phân bón giả, kém chất lượng thường bí mật khép kín từ sản xuất đến vận chuyển, tiêu thụ… 

Bên cạnh đó, DN còn đăng ký sản xuất nhiều loại khác nhau, khi bị phát hiện loại phân bón này là giả, kém chất lượng thì sẵn sàng thay thế loại phân bón khác.

Cần phải mạnh tay xử lý tình trạng phân bón giả.

Ông Phạm Ngọc Hùng - Phó chủ tịch Quỹ Chống hàng giả Việt Nam cho biết, thực trạng luật của chúng ta hiện còn lỏng lẻo ngay từ ban đầu, Nghị định 202/2013/NĐ-CP quản lý phân bón đã không đủ để quản lý, việc phân bổ giữa Bộ Công Thương và Bộ NN và PTNT chồng chéo và thiếu chặt chẽ. 

Vừa qua, sau khi tiến hành kiểm tra về phân bón giả, trong kết quả của 45 trung tâm khảo nghiệm phân bón, Bộ NN&PTNT đã phát hiện và yêu cầu 11 tổ chức được Cục Trồng trọt thuộc Bộ chỉ định chứng nhận chất lượng phân bón, thử nghiệm phân bón…phải kiểm nghiệm lại. Như vậy, ngay từ luật đã lỏng lẻo, buông lỏng chính sách, đến kiểm định cũng có vấn đề thì làm sao quản lý tốt được thị trường phân bón. 

“Chúng ta cũng đang nhập nhèm giữa xử lý hành chính hay hình sự với sản xuất phân bón giả. Đây là kẽ hở để các nhóm lợi ích bảo kê các nhóm sản xuất hàng giả”, ông Hùng nhấn mạnh và đề nghị Chính phủ có quy định rõ sản xuất hàng giả phải xử lý hình sự, không xử lý hành chính. 

Lưu Hiệp

Mỗi quốc gia đều có những chế tài xử phạt khác nhau đối với người vi phạm giao thông, đặc biệt là đối với hành vi không tuân thủ tín hiệu đèn chỉ dẫn. Tại Đông Nam Á, nhằm nâng cao tính răn đe, các mức phạt với hành vi vi phạm lặp lại có thể được tính lũy tiến hoặc thậm chí ngồi tù.

Cảnh sát trưởng Las Vegas Kevin McMahill ngày 2/1 thông tin, lực lượng chức năng đã phát hiện một tổ hợp gồm pháo hoa, bình xăng và nhiên liệu cắm trại trong thùng xe Tesla Cybertruck phát nổ trước cửa khách sạn Trump International, đồng thời ra một tuyên bố về chiếc xe này. 

Chiều  2/1, Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội cùng đại diện chỉ huy một số phòng chức năng Công an TP đã đến Bệnh viện E thăm hỏi, động viên Thiếu tá Nguyễn Anh Tuấn, cán bộ Tổ công tác Y19B-141H, Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội bị thương trong khi làm nhiệm vụ.

Ngày 2/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Lê Sỹ Mạnh để tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi gây rối trật tự công cộng.

Lực lượng Cảnh sát quản lý trại giam đã thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với phạm nhân, trại viên, học sinh, nhất là đã triển khai phương án kịp thời, đảm bảo an toàn cho các phạm nhân trong cơn bão số 3, trong đó có 1 cán bộ hy sinh trong thực hiện nhiệm vụ nhằm bảo vệ tính mạng cho phạm nhân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文