Nhiều xưởng tái chế găng tay đã qua sử dụng bị phát hiện

09:45 02/08/2020
Như thông tin Báo CAND đưa tin về xưởng sản xuất gang tay đã qua sử dụng tại Hoà Bình, lực lượng quản lý thị trường tiếp tục mở rộng điều tra và phát hiện thêm nhiều tình tiết đáng kinh ngạc khi “vòi bạch tuộc” đã vươn tới nhiều địa bàn khác như Gia Lâm, Bắc Kan....

Sáng ngày 1/8/2020, dưới sự chỉ đạo của Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT, phòng Nghiệp vụ 1- Cục Nghiệp vụ QLTT và Cục QLTT Hòa Bình phối hợp C05 và A03 - Bộ Công An tổ chức kiểm tra đột xuất Công ty CP đầu tư may mặc V-Link (Công ty V-Link), do ông Nguyễn Huy Tân làm Giám đốc, địa chỉ tại Khu công nghiệp Lương Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Theo khai nhận ban đầu tại thời điểm kiểm tra của ông Tân, Giám đốc Công ty V-Link cho Công ty CP Tư vấn và Đầu tư xây dựng BM (Công ty BM) do bà Nguyễn Thị Hoa có địa chỉ tại số 43, Biệt thự Lâm viên 2, KĐT Đặng Xá, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội thuê địa điểm làm xưởng sản xuất và không biết gì hoặc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của bà Hoa, ông Tân xuất trình cho Đoàn kiểm tra Hợp đồng thuê Nhà xưởng thời hạn 2 năm kể từ ngày 07/4/2020.

Tại thời điểm kiểm tra tại xưởng, Ông Trần Văn Quyền là Giám đốc phụ trách đại diện Công ty BM trực tiếp làm việc với Đoàn, tại xưởng sản xuất trên tầng 2 của Công ty đang hoạt động sản xuất khẩu trang đang còn bán thành phẩm. 

Ngoài ra có một số lượng hộp khẩu trang đã thành phẩm mang nhãn hiệu khẩu trang y tế cao cấp The World (TW) 4 lớp loại 50 chiếc/hộp; hộp khẩu trang cao cấp The World (TW) 4 lớp (50 chiếc/hộp); hộp khẩu trang 4 lớp HAPAPOLO loại 50 chiếc/hộp; hộp Khẩu trang y tế 3 lớp dùng một lần nhãn hiệu An Lành Mask, loại 50 chiếc/hộp và hơn 2.000 vỏ hộp gang tay cao su nhãn hiệu S63, và hộp găng tay S63 đã thành phẩm, Made in Việt Nam của Công ty CP Quốc tế Royal Việt Nam, địa chỉ văn phòng giao dịch tại số 20 khu villa 2 Huynhdai, phường Hà Cầu, Hà Đông, Hà Nội, thùng cát tông nhãn hiệu S63 và số lượng khẩu trang chưa thành phẩm chuẩn bị đóng bao đem đi tiêu thụ.

Đặc biệt tại xưởng sản xuất khẩu trang, công nhân tại xưởng đang phân loại và trực tiếp đóng gói găng tay cao su đã qua sử dụng, không rõ nguồn gốc và độ an toàn của những găng tay này. Hầu hết số găng tay ở đây đều ở dạng rời, không được bảo quản và đóng gói, được đổ thành đống lên sàn xưởng, để cạnh khẩu trang chưa thành phẩm, bên cạnh còn có một số hộp găng tay đóng hộp nhãn hiệu S63 xếp thành đống trong xưởng.

Kiểm tra tại xưởng, Đoàn kiểm tra phát hiện 1.552kg găng tay cao su đã phân loại và chưa phân loại, 8 bao tải găng tay thành phẩm, 31 bao tải khẩu trang thành phẩm và 24 bao tải khẩu trang chưa thành phẩm, 154kg vỏ bao găng tay y tế, 2.409 chiếc hộp đựng găng tay y tế loại 100 chiếc/hộp, 4 máy cắt bán tự động, 39 máy dập quai khẩu trang loại 4 quai, 2 quai và quai đơn, 2 máy sản xuất khẩu trang.

Đoàn kiểm tra phát hiện số lượng lớn găng tay cao su chất đầy nhà và có một số nhân viên đang phân loại găng tay cái nào cũ cho vào tái chế, cái nào mới cho đi hấp lại để bán, nhưng chưa bán ra thị trường.

Tại thời điểm đang kiểm tra, Viện kiểm nghiệm An toàn thực phẩm Quốc gia đã lấy 01 mẫu khẩu trang thành phẩm và 3 mẫu gang tay để phân tích các chỉ tiêu theo quy định. Còn một kho chứa nguyên liệu để phục vụ sản xuất chưa tiến hành kiểm đếm bên trong vì lý do khách quan.

Toàn bộ hàng hóa nêu trên, ông Quyền chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, Đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ và niêm phong xưởng sản xuất, phòng làm viêc, máy móc, vỏ bao bên trong để đảm bảo cho việc xác minh làm rõ.

Mở rộng vụ việc, Tổng cục tiếp tục huy động Đội QLTT số 8, Cục QLTT Hà Nội kiểm tra tại số 43, Biệt thự Lâm viên 2, KĐT Đặng Xá, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội, liên quan đến địa chỉ của Công ty BM theo Hợp đồng thuê xưởng tại khu Công nghiệp Lương Sơn, kiểm tra tại địa điểm này, Đoàn kiểm tra phát hiện số lượng lớn găng tay cao su chất đầy nhà và có một số nhân viên đang phân loại găng tay cái nào cũ cho vào tái chế, cái nào mới cho đi hấp lại để bán, nhưng chưa bán ra thị trường.

Làm việc với Đoàn kiểm tra, bà Trịnh Thị Lý khai nhận thuê nhà của bà Nguyễn Thị Hoa, bà Lý xuất trình Hợp đồng thuê nhà ký từ ngày 29/6/2020 và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty CP Hoàng Long Bắc Kạn do bà Trịnh Thị Lý làm Giám đốc, địa chỉ tại thôn Nà Cao, xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. 

Sau 22h, Đoàn kiểm tra đã kiểm đếm được 9,5 tấn găng tay cao su, số còn lại tiếp tục làm việc ngày hôm sau, ước tính khoảng trên 15 tấn.

Tại một địa điểm khác tại Hà Đông, lần theo nghiệp vụ trinh sát và xử lý của QLTT, theo thông tin in trên hộp găng tay cao su đã thành phẩm tại khu Công nghiệp Lương Sơn mà bà Hoa thuê theo Hợp đồng, Tổng cục QLTT đã tiếp tục chỉ đạo Đội QLTT số 26, Cục QLTT Hà Nội kiểm tra Công ty CP Quốc tế Royal Việt Nam, số 20 khu villa 2 Huynhdai, phường Hà Cầu, Hà Đông, Hà Nội. 

Kết quả Đội đã tạm giữ 24.000 chiếc găng tay cao su do chưa xuất trình được công bố tiêu chuẩn sản phẩm và vi phạm về nhãn, 142 kg găng tay cao su không rõ nguồn gốc xuất xứ và đã lấy 01 mẫu giám định chất lượng.

Liên quan đến vụ việc kiểm tra và hàng hóa tiêu thụ, tiếp tục kiểm tra tại Công ty CP thiết bị y tế Đại Dương Xanh, tại tổ dân phố Tứ Mỹ, phường Phùng Chí Kiên, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Đội QLTT số 5, Cục QLTT Hưng Yên phát hiện tại kho của Công ty có 504.000 chiếc găng tay S63 đóng hộp (10 hộp/thùng) mỗi thùng 1000 chiếc, và gần 100 hộp găng tay S63, Made in Việt Nam đã thành phẩm, của Công ty CP Quốc tế Royal Việt Nam, địa chỉ văn phòng giao dịch tại số 20 khu villa 2 Huynhdai, phường Hà Cầu, Hà Đông, Hà Nội và gần 30.000 vỏ hộp cát tông có in S63, Royal Việt Nam.

Điều đáng chú ý và đặc biệt tại kho này, ngoài việc tại kho có chứa găng tay S63 thành phẩm và ngoài vỏ hộp tương tự như tại xưởng bà Hoa thuê tại khu Công nghiệp Lương Sơn, Đoàn kiểm tra của Tổng cục QLTT còn phát hiện tại kho Công ty Đại Dương Xanh có vỏ hộp găng tay S63, Made in Malaysia, vụ việc đang dần hé mở ra nhiều tình tiết liên quan đến vụ việc khác mà Tổng cục QLTT đang còn tiếp tục điều tra và xác minh thêm.

Hiện Đoàn kiểm tra vẫn đang tiếp tục kiểm tra, xác minh thông tin để làm rõ và xử lý theo quy định.

Lưu Hiệp

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

Ngày 1/5, Công an TP Cần Thơ cho biết, cơ quan điều tra đã bắt giữ đối tượng Võ Chí Cường (SN 1995, ngụ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) để làm rõ về hành vi giết người và cố ý gây thương tích. Cường bị bắt khi đang lẩn trốn ngoài cánh đồng tại ấp Thới Trung, xã Thới Đông (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ).

Từ trưa 1/5, sau 5 ngày nghỉ lễ, người dân từ khắp các tỉnh thành đã quay trở lại Hà Nội. Theo đó, trên tuyến cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ, hướng về trung tâm Hà Nội, lượng phương tiện cũng gia tăng nhanh chóng dẫn đến tình trạng ùn ứ, các phương tiện di chuyển chậm dần.

Ngót 70 năm trước, để có được chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, thực hiện trọn vẹn khát vọng hòa bình, độc lập, tự do bằng ý chí tự lực, tự cường, dân tộc ta đã phải đánh đổi bằng biết bao máu xương. Đằng sau kỳ tích xứng đáng được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa,… đã có những sự hy sinh thầm lặng.

LTS: Ngày 27/4/2023, Tổ công tác triển khai Đề án 06 tỉnh Thái Nguyên triển khai 6 mô hình điểm về Đề án 06. Đến ngày 30/6/2023, Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ phối hợp UBND tỉnh Thái Nguyên triển khai 21 mô hình điểm về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (bao hàm 6 mô hình nêu trên). Đến nay, sau gần một năm triển khai, 17 mô hình cơ bản hoàn thành, 4 mô hình đang thực hiện, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文