Phát triển du lịch xanh ở VN: Nhiều lợi thế nhưng chưa được phát huy xứng tầm

09:19 04/04/2019
Theo dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), năm 2030 sẽ có 1,8 tỷ khách đi du lịch trên toàn cầu. Trong đó, châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ tại châu Á, trong đó có Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến thu hút luồng khách trong thời gian tới.


Khách đến Việt Nam có xu hướng chọn các điểm đến, sản phẩm, dịch vụ gắn với du lịch xanh. Tuy nhiên, hiện nay, du lịch xanh vẫn còn nhiều hạn chế là thừa nhận của cả người trực tiếp làm du lịch và nhà nghiên cứu, quản lý du lịch.

Du lịch trải nghiệm đời sống, văn hóa cộng đồng bản địa đang được khai thác ngày càng nhiều hơn.

Chủ tịch Câu lạc bộ Du lịch Cộng đồng, ông Trần Hải Quỳnh cho biết, mặc dù mới xuất hiện ở Việt Nam những năm gần đây nhưng đến nay, du lịch xanh đã mang lại sự đổi mới trong lĩnh vực du lịch nói riêng, đời sống kinh tế, văn hóa, tinh thần của nhân dân nói chung. 

Có khá nhiều mô hình du lịch xanh, trong đó có sự gắn kết giá trị cộng đồng của từng địa phương nhằm góp phần bảo vệ di tích lịch sử, cảnh quan thiên nhiên, vừa góp phần chia sẻ nguồn lợi với cộng đồng. Điển hình là du lịch sinh thái cộng đồng tại đảo Quan Lạn, Vân Đồn, Quảng Ninh. 

Các sản phẩm du lịch như trải nghiệm một ngày làm nông dân, ngư dân, “kể” các câu chuyện lịch sử địa phương cho du khách được chính người dân bản địa làm nông – ngư nghiệp địa phương đang hấp dẫn khá đông du khách. Hoạt động này phần nào giúp người dân có thu nhập ổn định, nhận thức về liên kết phát triển du lịch dựa trên những gì đang có và ý thức tốt hơn trong bảo vệ môi trường sinh thái là nguồn lợi lâu dài của kinh tế cộng đồng. 

Du lịch “Làng quê Yên Đức”, ở Đông Triều, Quảng Ninh, giúp du khách có những trải nghiệm đặc biệt là làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ với bầu không khí trong lành, tham gia các hoạt động thường nhật của người nông dân, từ đi cấy, bắt cá, trồng và thu hoạch rau mầu, chế biến gạo… 

Du lịch sinh thái Tà Làng, Quảng Nam, là một mô hình thành công hiện nay của bà con dân tộc Cơ Tu. Lấy những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Cơ Tu làm điểm nhấn, khi khách đến Tà Làng sẽ hòa mình vào đời sống của người dân Cơ Tu thực thụ, từ mặc trang phục đến tham gia các công việc hằng ngày như lên nương, xuống suối, chế biến ẩm thực…

Tuy nhiên, theo GS.TS Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo, Hiệp hội Du lịch Việt Nam thì tại Việt Nam, phát triển du lịch chưa gắn với khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, hiệu suất sử dụng tài nguyên thấp, phát triển du lịch chưa gắn kết chặt chẽ với bảo vệ môi trường, chưa tính đến biến đổi khí hậu. 

Việc phát triển quá nhanh còn gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường du lịch. Tại nhiều khu, điểm du lịch xuất hiện chất thải rắn, rác thải, nước thải chưa thu hồi, xử lý triệt để. Việc phát triển du lịch làm gia tăng mức độ tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn, thay đổi cảnh quan thiên nhiên, quân bình môi sinh đối với môi trường sống của sinh vật. 

Ngày càng nhiều cơ sở lưu trú dịch vụ du lịch xây dựng trên các đảo không theo quy hoạch, làm tăng nguy cơ xói mòn đường bờ biển, suy thoái hệ sinh thái biển đảo. Nước thải chưa qua xử lý từ các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xả trực tiếp vào môi trường làm tăng mức độ hữu có nước biển ven bờ. 

Sự xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế và các ngành, tầm nhìn ngắn hạn và hạn chế về công nghệ dẫn tới một số tài nguyên du lịch bị tàn phá, sử dụng sai mục đích. Những tệ nạn xã hội, văn hóa  ngoại lai và những hạn chế trong nhận thức về bảo vệ môi trường đã làm giảm hiệu quả kinh tế do du lịch mang lại, làm môi trường xuống cấp, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh và sự phát triển bền vững của du lịch Việt Nam.

TS.Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch cũng chỉ ra rằng, bên cạnh tiềm năng, du lịch xanh của Việt Nam đang có nhiều vấn đề. Các giải pháp cho du lịch xanh đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu lớn khiến doanh nghiệp, địa phương thiếu động lực chuyển đổi giải pháp phát triển. 

Các chính sách hiện tại về tăng trưởng xanh trong du lịch chưa mang lại những hành động cụ thể, tạo chuyển biến rõ rệt trong ngành du lịch Việt, vì các chính sách này mới chỉ mang tính khuyến khích, hướng dẫn. Trong khi đó, các vấn đề ô nhiễm, giảm thiểu đa dạng sinh học là vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu, lâu dài đến ngành du lịch.

Để giải quyết các vấn đề của du lịch xanh và phát triển du lịch xanh trong thời gian tới, GS.TS Nguyễn Văn Đính cho rằng, cần nâng cao nhận thức và đào tạo về du lịch xanh đối với các nhà quản lý, quản trị doanh nghiệp, cộng đồng về du lịch. Nhận thức về du lịch xanh phải được biến thành hành động cụ thể trong xây dựng, tổ chức thực hiện, quản lý quy hoạch, thẩm định các dự án đầu tư phát triển du lịch. 

Nhà nước cần xây dựng bộ tiêu chí du lịch xanh để cơ quan quản lý, doanh nghiệp vận dụng vào thực tế, đồng thời mở rộng ý tưởng, tham gia tích cực vào các hoạt động của Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, xây dựng nền kinh tế xanh và đẩy mạnh, đầu tư xứng đáng hơn cho quảng bá, xúc tiến du lịch xanh…

N.Nguyễn

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn cho biết, hôm nay (17/7), nắng nóng được dự báo diễn ra ở Bắc Bộ cũng như từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng và phía Đông các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Đắk Lắk, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ, có nơi trên 38 độ; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 50-65%. Thời gian nóng kéo dài từ 11-16h.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Long yêu cầu tổ chức triển khai tăng cường ứng dụng công nghệ, biện pháp kỹ thuật, khai thác dữ liệu dân cư và dữ liệu nghiệp vụ phục vụ phòng, chống tội phạm; chuyển đổi trạng thái các mặt công tác từ truyền thống sang ứng dụng công nghệ hiện đại. 

Chiều 16/7, Cục Hậu cần tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và tổng kết phong trào thi đua “Vì An ninh Tổ quốc” giai đoạn 2020-2025. Trung tướng Đặng Hồng Đức, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Thiếu tướng Phạm Văn Sơn, Cục trưởng Cục Hậu cần chủ trì hội nghị.

Việc phân cấp công tác đăng ký, cấp biển số phương tiện là một nội dung quan trọng trong lộ trình triển khai chính quyền địa phương 2 cấp nhằm bảo đảm “phi địa giới” trong thực hiện các thủ tục hành chính. Công tác này đang được Công an các phường, xã trên địa bàn Hà Nội tích cực thực hiện.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền khẳng định, Hà Nội luôn sẵn sàng ưu tiên nguồn kinh phí đầu tư cho việc chuyển đổi phương tiện xanh; yêu cầu bổ sung các tuyến buýt nhỏ phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân, từng bước khép kín mạng lưới giao thông trong nội đô.

Trong lúc ôm cua tại vòng xoay Công Trường Mê Linh, xe bồn vận chuyển chất thải đã va chạm với xe gắn máy do một người phụ nữ điều khiển khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Tài xế xe bồn xuống kiểm tra phát hiện vụ việc đã ngất xỉu tại chỗ...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.