Phát triển hợp tác kinh doanh giữa Hàn Quốc và ASEAN
- Ký kết hợp tác kinh doanh chuỗi giá trị Dịch vụ - Khí – Điện trong PVN|
- Đẩy mạnh hợp tác kinh doanh Việt Nam - Hàn Quốc
"Hội nghị hợp tác phát triển kinh doanh K-Cloud giữa Hàn Quốc và ASEAN" - "K-Cloud Scale-up Summit 2020" được Hiệp hội Doanh nhân & Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc (VKBIA) đồng hành và phối hợp với Bộ Doanh nghiệp Vừa Nhỏ & Khởi nghiệp Hàn Quốc (Korea Ministry of SMEs & Startups), Quỹ Hợp tác các Doanh nghiệp Lớn - Vừa - Nhỏ Hàn Quốc (KOFCA), Hiệp hội Công nghiệp phần mềm Hàn Quốc (KOSA) và Naver Cloud Platform đã tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Các đại biểu tham dự hội nghị |
Diễn ra từ 17 đến 19/11, hội nghị có sự tham gia của bốn nước Hàn Quốc, Indonesia, Singapore và Việt Nam. Tại Hà Nội có sự kiện hội nghị trực tiếp ngày 17/11 và buổi B2B (Business to Business) vào chiều cùng ngày theo hình thức trực tuyến với 18 tổ chức, công ty chuyên về điện toán đám mây, ứng dụng số và chuyển đổi số của Hàn Quốc.
Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tuyến. |
Ông Trần Hải Linh-Chủ tịch VKBIA Group cho biết, trong 5 – 10 năm tới là giai đoạn rất quan trọng của quá trình chuyển đổi số, ứng dụng số và kinh tế số; và chỉ trong 2 - 3 năm tới đây thôi thì sẽ tiếp tục có những đột phá sâu rộng về quy mô và tốc độ của về ứng dụng chuyển đổi số trong xu thế toàn cầu hóa, đi với đó là sự phát triển của các quốc gia có chính sách tương ứng, tương quan sức mạnh và quan hệ các quốc gia trên nền tảng công nghệ số. Trong đó khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ trở thành yếu tố đầu vào quan trọng nhất của lực lượng sản xuất hiện đại, và cũng làchìa khóa quyết định tốc độ và chất lượng phát triển của các quốc gia trong thời gian tới.
"Việt Nam hiện dự kiến thiếu ít nhất 400.000 nhân sự cho chuyển đổi số, các chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, nền tảng cơ sở hạ tầng như điện toán đám mây.. còn chưa phát triển kịp. Hàn Quốc là nơi hiện đứng đầu thế giới về chính phủ số và là 1 trong những quốc gia có chương trình chuyển đổi số phát triển Top đầu thế giới trong thời gian qua. Nếu chúng ta biết cách phối hợp, liên kết tốt và thực sự hiệu quả, Việt Nam hoàn toàn chủ động và có cơ hội tận dụng cuộc Cách mạng 4.0 để bứt phá và phát triển từ một quốc gia có thu nhập trung bình trở thành một quốc gia có thu nhập cao, bằng cách chuyển đổi mô hình tăng trưởng: từ tăng trưởng dựa trên năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) sang tăng trưởng dựa vào tri thức. Theo đó, Việt Nam nên coi chuyển đổi số và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một giải pháp quan trọng để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn", ông Trần Hải Linh nói.