Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

14:27 05/05/2020
Đây là năm thứ 3 liên tiếp Quảng Ninh xếp ở vị trí quán quân và 7 năm liên tiếp trong nhóm 5 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước…


Ngày 5/5, tại buổi lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) lần nữa trao cúp quán quân cho tỉnh Quảng Ninh.

Cụ thể, Quảng Ninh đạt 73,40 điểm trên thang điểm 100, tăng 3,04 điểm so với năm 2018, tiếp đến là Đồng Tháp 72,10 điểm, Vĩnh Long 71,30 điểm, Bắc Ninh 70,79 điểm. Các tỉnh, thành phố tiếp theo trong nhóm 10 bao gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Bến Tre, Long An, Hà Nội, Hải Phòng. Vị trí cuối bảng không có thay đổi nhiều so với năm trước, lần lượt từ cuối bảng lên là Lai Châu, Đắk Nông, Bình Phước, Hà Giang, Bắc Kạn...

Tỉnh Quảng Ninh nhận cúp quán quân PCI năm 2019.

Báo cáo PCI 2019 được xây dựng dựa trên thông tin phản hồi từ gần 12.500 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Trong đó, có khoảng 11.000 doanh nghiệp dân doanh tại 63 tỉnh, thành phố và trên 1.500 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại 21 địa phương tại Việt Nam. 

Đây là cuộc điều tra lấy mẫu ngẫu nhiên, được thực hiện bài bản, khoa học theo các chuẩn mực cao của thế giới, phản ánh đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp về môi trường kinh doanh tại Việt Nam. 

Đây cũng là lần đầu tiên báo cáo phân tích về xu hướng tự động hóa và số hoá trong sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam, dự báo các tác động của xu hướng này đối với lao động, việc làm trong thời gian tới...

Như vậy, Quảng Ninh đã duy trì 3 năm liên tiếp xếp ở vị trí quán quân và 7 năm liên tiếp trong nhóm 5 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước. Kết quả này có ý nghĩ hết sức quan trọng đối với chính quyền tỉnh Quảng Ninh trong nỗ lực phát triển KT-XH; khẳng định sự quyết tâm của tỉnh trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh một cách hiệu quả; tiếp tục khẳng định niềm tin, sự hài lòng hơn của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư đối với công tác chỉ đạo điều hành của tỉnh Quảng Ninh...

Theo ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, để luôn theo sát, hỗ trợ doanh nghiệp một cách hiệu quả, Quảng Ninh không ngừng cải cách thủ tục hành chính, tìm kiếm, chủ động thiết lập nhiều kênh, nhiều cách thức khác nhau để lắng nghe, tạo không gian mở và thân thiện, gần gũi giữa chính quyền các cấp, sở, ban ngành với nhà đầu tư, doanh nghiệp; đồng thời, thực hiện hiệu quả “xúc tiến đầu tư tại chỗ”, “đồng  hành cùng doanh nghiệp” với nhiều giải pháp thiết thực.

Cùng với đó, để đẩy mạnh thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân vào phát triển KT-XH bền vững, Quảng Ninh thực hiện đồng bộ các giải pháp, như tái cơ cấu chi tiêu công, tiết kiệm chi thường xuyên, tăng chi đầu tư phát triển để tạo vốn mồi; thực hiện 3 đột phá chiến lược, đặc biệt là ưu tiên nguồn lực đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ để giúp giảm chi phí sản xuất; đa dạng hóa các hình thức đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) để doanh nghiệp tư nhân cùng tham gia hợp tác. Qua đó, đã tạo bệ đỡ vững chắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân, tạo lực hấp dẫn để nguồn vốn tư nhân được đưa vào sử dụng hiệu quả, đem lại giá trị cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Thắng, những nỗ lực đổi mới, sáng tạo, nhất quán và hiệu quả đó đã góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế của tỉnh Quảng Ninh phát triển với tốc độ tăng trưởng GRDP luôn trong nhóm dẫn đầu cả nước, năm 2019 đạt 12,01% (là mức tăng trưởng cao, hai con số trong 4 năm liên tiếp trở lại đây); tổng thu ngân sách 46.641 tỷ đồng trong đó thu nội địa đạt 34.625 tỷ đồng; tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 6.135 USD/người/năm, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo còn 0,52%.

V. Huy

Không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu khắp các tỉnh thành ở miền Bắc khiến nền nhiệt hạ nhanh cùng với đó là mưa dông diễn ra ở nhiều nơi, trời lạnh.

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文