Tập trung xây dựng thương hiệu sản phẩm Việt Nam

09:31 05/03/2018
Tiếp đà tăng trưởng của hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) năm 2017, trong 2 tháng đầu năm 2018, hoạt động xuất khẩu đang diễn ra suôn sẻ, với tốc độ tăng khá ấn tượng, nhiều lĩnh vực đã có sự bứt phá, điển hình là xuất khẩu. Thực tế này cũng báo hiệu sớm về khả năng Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu xuất khẩu của năm.

Theo Tổng cục Thống kê, 2 tháng đầu năm 2018, cả nước đạt kim ngạch xuất khẩu 33,6 tỷ USD, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này cũng đưa Việt Nam tiếp tục đứng ở vị thế xuất siêu trong giao thương, với mức thặng dư là 1,67 tỷ USD. Phần lớn thị trường quan trọng, giàu sức mua như Mỹ, Nhật Bản, ASEAN, EU và Trung Quốc đều duy trì mức nhập khẩu hàng Việt.

Một thực tế đáng mừng là, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản đã đạt 6,1 tỷ USD, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Hàng nông sản Việt đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu với điểm nhấn là những loại quả có giá trị cao, phù hợp nhu cầu của thế giới như xoài, thanh long, dứa, nhãn, hạt điều...

Tập trung xuất khẩu theo hướng chế biến theo khẩu vị của người tiêu dùng sẽ bán được với giá cao.

Theo các Tham tán, vấn đề xây dựng thương hiệu sản phẩm Việt Nam tại các thị trường nước ngoài rất quan trọng, do vậy tự thân DN trước hết cần tập trung nguồn lực đầu tư thay đổi công nghệ, nâng cấp chất lượng sản phẩm, chủ động triển khai hoạt động quảng bá hình ảnh bên cạnh việc sớm thiết lập bộ phận chuyên trách ứng phó, giải quyết các vấn đề khiếu kiện, tranh chấp thương mại để bảo đảm hiệu quả xuất khẩu trong tương lai… đáp ứng các tiêu chuẩn của nước sở tại để sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận và đủ sức cạnh tranh.

Ông Lâm Văn Bi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho rằng, địa phương và các DN cần thông tin đầy đủ hơn về các hiệp định thương mại tự do, thông tin về các đối thủ cạnh tranh cùng ngành hàng ở nước ngoài, xác minh thông tin nhà nhập khẩu nhằm giúp các DN trong nước chủ động nắm bắt thông tin, giúp các địa phương xúc tiến quảng bá có trọng tâm trọng điểm hơn.

Ông Đào Việt Anh – Tham tán Thương mại Việt Nam tại Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết, hiện nay Trung Quốc không còn là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam. Gần đây, nhiều sản phẩm Việt Nam như gạo, thanh long và café bắt đầu xuất hiện trên thị trường Trung Quốc với thương hiệu Việt Nam.

Tuy nhiên, sự chủ động của các doanh nghiệp mới chỉ dừng ở mức bán bằng thương hiệu nhưng chưa chú trọng xây dựng quảng bá và bảo hộ thương hiệu. Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc đã cảnh báo DN về vấn đề này nhưng các DN lại ít quan tâm, chỉ trao đổi về vấn đề tìm đối tác và các thủ tục mở văn phòng đại diện tại nước sở tại.

Ngoài ra, bà Vũ Việt Nga – Tham tán Thương mại tại Phillipines cho biết, tại thị trường Phillipines, mặt hàng cá tra và cá ba sa được ưa chuộng. Tuy rằng, khẩu vị của hai loại cá này rất phù hợp với khẩu vị người dân, có mặt khắp nhà hàng và siêu thị tại Phillipines, nhưng thị trường lại không biết đó là sản phẩm của Việt Nam. Thương vụ tại Phillipines đã trao đổi với địa phương và các DN trong nước, tuy nhiên, các Hiệp hội và DN lại ít quan tâm tới công tác quảng bá sản phẩm.

Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy – Tham tán Thương mại Việt Nam tại Australia cho rằng, muốn tăng mức xuất khẩu, chúng ta cần lưu tâm tăng cường xuất khẩu các mặt hàng đổi mới và có giá trị gia tăng cao.

Hiện nay, xuất khẩu từ Việt Nam vào Australia chủ yếu là xuất thô. Đặc biệt, có một tin mừng là  từ 2019, nhãn tươi Việt Nam đã có thể xuất sang Úc. Sau đó, có thể là tôm tươi nguyên con.

Ở góc độ quản lý, Bộ Công Thương cũng cảnh báo DN cần theo dõi sát diễn biến trên thị trường thế giới, nhất là nắm bắt dấu hiệu về việc áp dụng hàng rào kỹ thuật, chính sách bảo hộ sản xuất trong nước của những đối tác lớn để kịp thời có điều chỉnh phù hợp.

Các vụ khiếu kiện, tranh chấp thương mại được một số nước sử dụng như biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu vẫn có nguy cơ xảy ra, đặc biệt với hàng nông, thủy sản. Điều này cần được quan tâm, trước hết là từ Bộ Công Thương - với đội ngũ tham tán thương mại và cơ quan thương vụ là nòng cốt.

Lưu Hiệp

Ngày 21/11, phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil - Xuyên Việt Oil), cùng 14 đồng phạm về những sai phạm nghiêm trọng liên quan đến lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi của đại diện VKS và các luật sư. 

Liên quan đến vụ việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi được Báo CAND đăng tải, chiều 21/11, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phối hợp với Đội CSGT-TT Công an quận Thanh Xuân đã có buổi làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, vào chiều 21/11, ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến hiện trường chia sẻ, động viên gia đình 2 nạn nhân và chỉ đạo công tác cứu nạn, cứu hộ (CNCH).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文