Thanh Hà hồ hởi được mùa vải sớm

20:47 22/05/2017
Trên các tuyến đường của huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) người xe qua lại tấp nập, đặc biệt là khu vực 6 xã khu Hà Đông. Vải sớm Thanh Hà bày đầy đường. Người trồng vải phấn khởi ra mặt.

Mùa vải sớm của huyện Thanh Hà đã chính thức vào vụ. Theo đánh giá, vải sớm năm nay được mùa và có giá bán cao hơn trung bình nhiều năm nên người dân vô cùng phấn khởi.
Anh Phạm Văn Tùng, thôn Phúc Giới, xã Thanh Bính phấn khởi thu hoạch vải sớm

 Đã hơn 1 tuần nay, gia đình ông Lê Đăng Khảng ở xóm 3 thôn Hạ Vĩnh xã Thanh Bính dậy sớm hơn thường lệ. Mới 5 giờ sáng, vợ chồng ông đã ra vườn thu hoạch vải sớm để tránh cái nắng oi bức của mùa hè và kịp có hàng đem cân cho các thương lái. Ông Khảng cho biết: “Gia đình tôi có 1,4 mẫu trồng vải, gồm các giống như: u trứng, u hồng, tàu lai và vải thiều. Năm nay do thời tiết không thuận đối với trà vải thiều và tầu lai nên tỷ lệ ra hoa và đậu quả đạt rất thấp, nhưng bù lại, các trà vải sớm của gia đình lại sai quả hơn.”

Sản lượng vải của gia đình ông Lê Đăng Khảng đạt trên 4 tấn

Ông Khảng nhẩm tính, với trên 1 mẫu trồng vải sớm, năm nay ông thu được khoảng trên 4 tấn quả, gấp 2 lần so với sản lượng năm 2016. Ông chia sẻ: “Cách đây gần 1 tuần, tôi có bán được 3 tạ vải u trứng với giá trung bình đạt 42.000 đ/kg. Còn sáng nay tôi cũng bán cho thương lái 1,5 tạ vải u hồng với giá 35.000 đ/kg. Mức giá này cao hơn năm ngoái từ 7.000 đến 10.000 đ/kg.”

Theo ông Khảng, năm nay do thời tiết thuận lợi cho các trà vải sớm ra hoa và đậu quả, nên sản lượng cao hơn trung bình nhiều năm, đặc biệt là trà vải u trứng. Những năm trước, tỷ lệ đậu quả của trà vải u trứng chỉ đạt trung bình từ 30 đến 40%, thậm chí có năm còn mất trắng, nhưng năm nay tỷ lệ đậu của của cây đạt từ 80 đến 90%. Do đây là trà vải cho thu hoạch sớm nhất, nên thời điểm đầu vụ vải u trứng có giá từ 50 - 55.000 đ/kg.

Người dân phấn khởi vì vải sớm được mùa, được giá

Cùng chung niềm vui được mùa như ông Khảng, gia đình anh Phạm Văn Tùng thôn Phúc Giới xã Thanh Bính cũng vô cùng phấn khởi khi vải bán được giá, anh tâm sự: “Vụ vải năm ngoái, thời điểm đắt nhất vải u hồng cũng chỉ đạt từ 27 đến 28.000 đ/kg. Nhưng trong sáng nay gia đình tôi đã cân cho thương lái với giá là 37.000 đ/kg, cao hơn hẳn 10.000 đ so với vụ trước.”

Lý giải về việc vải sớm năm nay bán được giá hơn, anh Tùng cho rằng: Ngoài việc vải Thanh Hà có chất lượng và mẫu mã đẹp hơn so với các vùng khác, thì năm nay cũng do vải thiều mất mùa. Thêm vào đó, lượng thương lái Trung Quốc về nhiều nên đã giúp giá vải được cải thiện hơn so với năm trước. Vải tiêu thụ thuận lợi, không xảy ra tình trạng tư thương ép giá, nên người dân chúng tôi vô cùng phấn khởi.

Sản lượng vải của Thanh Hà năm nay ước đạt 16.000 tấn

Gia đình anh Tùng có trên 2 mẫu trồng vải, trong đó toàn bộ là vải u hồng, sản lượng vải quả năm nay ước đạt khoảng 12 đến 13 tấn, cao gấp 2 lần so với năm 2016. Do thời tiết thuận lợi cho 2 loại vải này, nên cây sai quả hơn so với các năm, anh Tùng cho biết: 1 sào vải của gia đình cho thu khoảng gần 7 tạ quả, nếu mức giá cứ ổn định như thời điểm này thì vụ vải năm nay gia đình anh thu được trên 300 triệu đồng.

Xã Thanh Bính được xem là trung tâm vải sớm của huyện Thanh Hà, nên việc mua bán diễn ra rất nhộn nhịp ngay ở thời điểm đầu vụ. Theo quan sát, dọc tuyến tỉnh lộ 390 chạy qua khu vực này có tới hàng chục địa điểm thu mua vải của các thương lái. Rất nhiều xe Container và các loại xe chở hàng đỗ kín bến xe của xã để chờ bốc hàng. 

Ông Lê Văn Tuấn ở huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) - chủ một địa điểm thu mua vải cho biết: “Chúng tôi về Thanh Hà thu mua ngay từ đầu vụ, giá vải năm nay cao hơn so với các năm. Bên cạnh đó, do người dân chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh tốt nên chất lượng và mẫu mã của vải Thanh Hà hơn hẳn so với các vùng khác. Hiện nay, chúng tôi đang thu mua vải của người dân với mức giá từ 30 đến 35 nghìn đồng/kg. Sau đó, vải sẽ được đóng gói cẩn thận và được ướp đá, xuất sang thị trường Trung Quốc”.

Vải sớm Thanh Hà được đóng vào thùng xốp, chủ yếu xuất sang Trung Quốc và một số thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh...

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Hà, toàn huyện hiện có khoảng 1.300 ha vải sớm các loại, tập trung chủ yếu ở các xã như: Thanh Bính, Thanh Cường, Trường Thành, Hợp Đức... Hiện nay nhân dân trong huyện đang thu hoạch trà vải u hồng, giá thu mua tại các mỏ cân đạt trung bình từ 30 đến 35 nghìn đồng/kg, cao hơn từ 7 đến 10 nghìn đồng/kg so với năm 2016. Theo đánh giá, tổng sản lượng vải sớm năm 2017 của huyện Thanh Hà đạt khoảng trên 16.000 tấn, cao hơn khoảng 30% so với năm 2016. Vải sớm của huyện chủ yếu được xuất đi Trung Quốc và một số thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh.

Để đảm bảo năng suất và chất lượng quả vải, các cơ quan chuyên môn khuyến cáo người dân chỉ nên thu hoạch vải khi đã đủ độ chín, đồng thời thường xuyên theo dõi diễn biến của thời tiết, tích cực phòng trừ các loại sâu bệnh hại bằng các loại thuốc đặc hiệu và phải ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch khoảng 14 ngày.

Đức Anh

Những ngày cuối tháng 4/1975, là một thanh niên Sài Gòn (tròn 19 tuổi), tôi cảm nhận rõ sự thay đổi lớn lao của đất nước đang đến rất gần. Và trong ngày 30/4 lịch sử ấy, tôi đã cầm chiếc máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn, ghi lại những khoảnh khắc quân Giải phóng tiến vào nội đô.

Chiến lược dữ liệu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ xác định là nguồn tài nguyên mới, yếu tố then chốt cho chuyển đổi số quốc gia, tạo ra giá trị mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phục vụ lợi ích người dân. Dữ liệu của Việt Nam mở ra không gian hoạt động và phát triển mới cho Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Đàm Vĩnh Hưng, lại một lần nữa là Đàm Vĩnh Hưng, những ngày qua đã làm dậy sóng dư luận trong lần xuất hiện hoành tráng của mình. Câu hỏi tại sao lại là Đàm Vĩnh Hưng có thể dễ được lý giải theo chủ quan của Hưng là "các thành phần xấu lợi dụng đẩy câu chuyện này đi xa", nhưng cũng sẵn sàng được một chiều khác của dư luận diễn dịch theo cách: "Vì sự tự tin thái quá dẫn đến quyết định phản cảm của chính Đàm Vĩnh Hưng".

Gần 2 tháng qua, nhiều hộ nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh An Giang tham gia liên kết sản xuất với Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (gọi tắt là Tập đoàn Lộc Trời) như ngồi trên đống lửa khi lúa đã bán đi, tiền chưa nhận được, nợ chi phí sản xuất của vụ Đông Xuân chưa trả thì gánh nặng của đợt xuống giống vụ Hè Thu lại đến…

Dự thảo Nghị định quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo và dự thảo Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (TĐC) khi Nhà nước thu hồi đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo đang được đưa ra lấy ý kiến đã nhận được nhiều sự quan tâm của người dân, doanh nghiệp.

Điện Biên là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc. Nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của quan hệ hợp tác quốc tế, Đảng ủy Ban Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo triển khai đồng bộ các hoạt động đối ngoại trong đó có hợp tác quốc tế với Công an các tỉnh có đường biên giới tiếp giáp thuộc 2 quốc gia Lào và Trung Quốc trong đấu tranh với tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia…

Các đơn vị trúng thầu dự án đường nối đường Hồ Chí Minh nhánh Đông với đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, đi qua địa bàn xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, đã san ủi đồi núi, đổ lấp xuống con sông chảy qua địa bàn xã này hàng nghìn m3 đất đá. Hậu quả của việc làm này không chỉ gây ra tình trạng sông suối bị chặn dòng, thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt, sản xuất ở vùng hạ du, mà còn gây ô nhiễm môi trường xung quanh; gây bồi lấp, nhấn chìm ruộng đồng, nhà cửa của hàng trăm hộ dân ở đây vào mùa mưa lũ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文