Thị trường Tết bình ổn, nguồn cung hàng hóa dồi dào

07:41 11/02/2019
Ngày 10-2, Bộ Công Thương cho biết, thị trường Tết năm nay khá bình ổn, nguồn cung hàng hóa dồi dào, công tác phục vụ Tết của nhiều siêu thị, chợ được kéo dài đến chiều ngày 30 Tết và bắt đầu phục vụ trở lại vào ngày mùng 1-2 Tết. Một số siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài không nghỉ Tết nên đã hạn chế tâm lý mua tích trữ của người dân.


Thị trường các mặt hàng phục vụ Tết khá sôi động, sức mua trên thị trường đối với các nhóm hàng lương thực, thực phẩm hàng tiêu dùng tăng khoảng 15-20% so với các tháng thường và tăng khoảng 10-12% so với Tết năm 2018. Trong tuần cận Tết, nhiều chương trình khuyến mại giảm giá liên tục được các doanh nghiệp áp dụng để cạnh tranh và thu hút nhu cầu mua sắm cuối năm.

Bên cạnh đó, với sự phát triển của hệ thống phân phối hiện đại, tại các thành phố lớn, xu hướng mua sắm Tết của người dân đến các trung tâm thương mại, siêu thị ngày càng nhiều do mặt hàng đa dạng, chất lượng tốt, giá cả ổn định, nhiều sự lựa chọn. Tại các chợ dân sinh, hoạt động mua bán cũng khá tấp nập, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng thực phẩm tươi sống, hoa, trái cây, đồ thờ cúng.

Thị trường các mặt hàng phục vụ Tết khá sôi động, sức mua trên thị trường đối với các nhóm hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng tăng khoảng 15-20% so với các tháng thường.

Ngoài ra, trong dịp Tết Nguyên đán, các địa phương đều tổ chức chợ hoa Tết, Hội chợ Xuân... cũng là các địa điểm thu hút đông người tiêu dùng đến tham quan và mua sắm. Hàng hóa tại đây cũng đa dạng, hình thức đẹp và được tổ chức vào những ngày cận Tết (từ ngày 25 đến sáng ngày 30 Tết) nên cũng giảm tải cho các chợ truyền thống.

Với sự phát triển của đời sống và khoa học công nghệ, tại các đô thị, các mặt hàng Tết, nhất là hàng đặc sản vùng miền, hàng nhập khẩu..., được trao đổi mua bán qua nhiều kênh, nhiều hình thức đa dạng như qua điện thoại, giao hàng tận nhà...  nên đã đáp ứng khá tốt nhu cầu của người dân.

Cùng với việc chuẩn bị nguồn hàng, các địa phương cũng luôn quan tâm tới việc tổ chức tốt hệ thống phân phối để đưa hàng Tết đến tay người tiêu dùng, đặc biệt là hàng bình ổn thông qua việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tổ chức các điểm bán hàng Tết, các Hội chợ, phiên chợ Tết, kết hợp Chương trình bình ổn thị trường với các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, khu công nghiệp...  Ngoài ra, các địa phương cũng đã tổ chức các hoạt động đưa hàng hóa phục vụ bà con đón Tết tại các xã huyện vùng sâu, vùng xa, các xã đảo cách xa đất liền. 

Đại diện Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, hàng hóa đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, giá cả một số mặt hàng thiết yếu có tăng, giảm phù hợp với quy luật cung cầu của thị trường, không có hiện tượng khan hiếm hàng hóa. Tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa ở khu vực biên giới diễn biến phức tạp vào thời điểm cận Tết, chủ yếu các mặt hàng như: thuốc lá ngoại, đường cát, vải, hàng may mặc, rượu, hàng điện tử...

Tuy nhiên, lực lượng chống buôn lậu ở địa bàn khu vực các tỉnh biên giới đã xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ, tăng cường tổ chức giám sát, kiểm tra tại các chốt thuộc khu vực biên giới, nên đã ngăn chặn có hiệu quả tình trạng hàng cấm, hàng nhập lậu qua biên giới. Qua báo cáo nhanh của lực lượng Quản lý thị trường, trong các ngày nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, không phát hiện những diễn biến bất thường nổi cộm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Về tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm:

Trong dịp trước Tết Kỷ Hợi tình hình có nhiều diễn biến phức tạp, tuy nhiên, các lực lượng chức năng, trong đó có lực lượng Quản lý thị trường đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý kịp thời các đối tượng vi phạm; đồng thời các lực lượng chức năng đã kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền nên vấn đề về hàng giả, hàng kém chất lượng và vi phạm an toàn thực phẩm trong dịp Tết từng bước được hạn chế, đẩy lùi; tình hình an toàn thực phẩm trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán nhìn chung được đảm bảo, không có diễn biến phức tạp, nổi cộm.

Lưu Hiệp

Từ Nghị quyết 68 đến hành động là một chặng đường. Doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt và tận dụng cơ hội này như thế nào? TS Nguyễn Sĩ Dũng – nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách của Chính phủ đã có cuộc trao đổi với PV Báo CAND về chủ đề này. 

Trong bối cảnh thu nhập giảm sút, kinh doanh khó khăn, giá điện tăng khiến người dân, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn. Giá điện tăng vào mùa nắng nóng, doanh nghiệp lo tăng chi phí sản xuất. Người dân lo chắt bóp chi tiêu để bù vào tiền điện.

Trong lúc cải tạo đất để sản xuất nông nghiệp, một nông dân ở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), đã phát hiện một thùng kim loại đựng nhiều băng đạn đồng, khoảng 300 viên.

Đã qua 2,5 năm, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Nam Anh Đảo Ngọc bị “đứng hình”, gây thiệt hại lớn. Hợp đồng với đối tác tại Phú Quốc lên đến 955 tỷ đồng, nhưng chỉ mới thực hiện được khoảng 15% và đến nay không thể tiếp tục thực hiện. Ông Sự cho biết đã nhiều lần đề nghị Cục Thuế Kiên Giang cho xuất hóa đơn điện tử nhưng đều bị từ chối.

Sau khi Báo CAND có bài viết: “Núi rừng Vĩnh Ô lại rỉ máu vì “vàng tặc”, phản ánh tình trạng khai thác vàng trái phép ở rừng phòng hộ Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), chính quyền địa phương và lực lượng chức năng đã vào cuộc. Ba chốt kiểm soát được thiết lập tại các tiểu khu 582, 583 (xã Vĩnh Ô) và 575H (xã Vĩnh Hà).

Sáng 11/5, Thượng tá Lê Minh Hoàng, Phó Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tiếp nhận chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi và thông tin trao đổi của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lâm Đồng, đơn vị đã phối hợp với Tổ công tác của phòng CSHS Công an tỉnh, bắt giữ 4 đối tượng trên đường chạy trốn, sau khi có liên quan đến vụ cố ý gây thương tích xảy ra trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Khoảng 97% bệnh nhân nội trú được thanh toán viện phí online, 100% các phim chụp X-quang không còn phải in phim, thời gian khám bệnh trung bình giảm xuống 50%, chỉ mất 30-40 giây để đăng ký khám lần đầu, từ lần thứ hai chỉ mất 5-8 giây với hệ thống mạng ổn định, tra cứu đơn thuốc, lịch sử khám dễ dàng… Đây là bức tranh toàn cảnh về những bệnh viện (BV) đi đầu trong chuyển đổi số của Hà Nội.

Đối với lực lượng Công an xã những người “gần dân, sát dân” nhất trong hệ thống bảo vệ an ninh Tổ quốc, công nghệ đang mở ra một cánh cửa mới của đổi mới tư duy, nâng tầm nghiệp vụ, và hơn hết là cửa của một hành trình phụng sự nhân dân hiệu quả, sâu sát và nhân văn hơn bao giờ hết.

Jason Pendant Quang Vinh, một cầu thủ Việt kiều Pháp tin rằng mấu chốt của một hành trình xuất ngoại thành công phải đến từ sự thích nghi. Chỉ khi nói được thứ tiếng bản địa, làm quen với văn hoá địa phương… mới có thể giúp cầu thủ tìm được chỗ đứng ở một phương trời xa lạ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.