Thị trường trái cây bao giờ được quản lý?

09:03 22/10/2017
Hàng triệu người tiêu dùng Thủ đô hàng ngày vẫn phải mua trái cây với “niềm tin” vào “ý thức” của người bán hàng để có trái cây đảm bảo an toàn thực phẩm. Vì vậy Đề án “Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành Hà Nội” đang được hy vọng sẽ giúp việc quản lý nguồn gốc được rõ ràng hơn.

Mất tiền mua “niềm tin ảo”

Chị Trần Bảo Linh, ở Linh Lang, Ba Đình, Hà Nội bày tỏ, trước mỗi thông tin về trái cây không đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), trái cây Trung Quốc nhưng lại “đội lốt” trái cây Việt bán tràn lan trên thị trường khiến chị rất lo lắng. “Trái cây hiện không thể thiếu trong số thực phẩm tiêu dùng hàng ngày của mỗi gia đình. Trong khi đó, đây lại là loại thực phẩm ăn luôn mà không chế biến, nên nếu trái cây nhiễm dư lượng thuốc hay mất ATTP thì rất nguy hại cho sức khỏe. Nhưng, người tiêu dùng chúng tôi hiện cũng không biết mua trái cây thực sự đảm bảo về nguồn gốc cũng như ATTP ở đâu, chỉ biết mua bằng “niềm tin ảo” với hy vọng người bán sẽ có tâm”, chị Bảo Linh chia sẻ.

Không chỉ chị Linh, mà hàng triệu người tiêu dùng Thủ đô hiện đều rơi vào cảnh tương tự. Chị Nguyễn Minh Châu, ở khu tập thể Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, gia đình chị có 2 con nhỏ nên nhu cầu sử dụng trái cây cho gia đình hàng ngày là không thể thiếu. Nhưng, để tìm được một địa chỉ, một cửa hàng mua trái cây thực sự đảm bảo chất lượng rất khó.

Hà Nội có dẹp được tình trạng trái cây bán rong, không rõ nguồn gốc?

“Tôi hay mua trái cây của vài địa chỉ quen với hy vọng mong manh là trái cây đảm bảo ATTP, đặt niềm tin mong manh vào “tâm” của người bán nhưng nói thực cũng không mấy tin tưởng. Mỗi lần mua về đều phải ngâm hết bằng nước muối loãng, dù biết cũng không có tác dụng nhiều song xem như một giải pháp trấn an”, chị Minh Châu bày tỏ.

Thị trường kinh doanh trái cây hiện đã rơi vào cảnh bát nháo, không có sự quản lý hoặc có nhưng cũng như không. Người tiêu dùng mua trái cây trong sự hoang mang về nguồn gốc cũng như chất lượng nhưng vẫn phải sử dụng. Không chỉ các cửa hàng kinh doanh trái cây trên phố, mà trên các diễn đàn mạng, trái cây cũng được rao bán tràn lan, từ trái cây khắp các vùng miền trong nước đến trái cây nhập khẩu và đặc biệt, ai cũng có thể kinh doanh trái cây. Không ai có thể khẳng định về nguồn gốc cũng như chất lượng của những loại trái cây này.

“Chợ quê”, một diễn đàn mạng thu hút hơn 100.000  thành viên tham gia mua bán các loại, chủ yếu là thực phẩm thường xuyên có những chủ shop xả hàng trái cây với giá rẻ giật mình, hoặc bán theo hình thức “lố”, mua cả thùng giá rẻ. Là một trong những tín đồ thường xuyên “săn” đồ trên mạng, chị Nguyễn Gia Linh (ở Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, thi thoảng chị lại đặt mua trái cây “ngoại” trên diễn đàn Chợ quê với giá rất rẻ, lúc thì kiwi, lúc thì nho Mỹ, hay cherry…

“Thực ra mua trên mạng hay mua ở ngoài thì mình cũng có biết thực chất là mình đang ăn trái cây của nước nào, chất lượng ra sao đâu vì cũng không ai quản lý. Còn mua trên mạng cũng may rủi lắm, như có đợt “lùm xùm” vụ cherry hết  “date” được 1 nhà nhập khẩu trái cây lớn xả hàng cho các shop bán lẻ trên mạng, song rồi cũng không đơn vị nào vào cuộc xem thực hư ra sao. Rút cuộc chỉ người tiêu dùng lãnh đủ với tình trạng kinh doanh trái cây bát nháo như hiện nay”, chị Gia Linh nhìn nhận.

Đề án quản lý bao giờ thành hiện thực?

Để quản lý cũng như siết chặt tình trạng lộn xộn, mù mờ trong kinh doanh trái cây, trước hết tại 12 quận nội thành, Hà Nội đã ban hành “Đề án Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành Hà Nội” với mục tiêu để người tiêu dùng không còn phải lo lắng mỗi lần mua trái cây về sử dụng. Kế hoạch triển khai Đề án cũng đã được UBND TP Hà Nội ban hành, với mục tiêu trong năm 2017, 100% cửa hàng bán trái cây trên địa bàn các quận nội thành có đăng ký kinh doanh theo quy định; có biển hiệu và đầy đủ trang thiết bị, phương tiện bảo quản trái cây, bảo đảm lưu giữ được trái cây tươi, chất lượng khi đến tay người tiêu dùng.

Hà Nội có thực sự dẹp được tình trạng trái cây bán rong, không rõ nguồn gốc?

Ngoài ra, người kinh doanh trái cây có kiến thức, được đào tạo, tập huấn kiến thức về ATTP và có đủ các điều kiện cần thiết khác theo quy định… Hàng triệu người tiêu dùng Thủ đô hy vọng Đề án nhanh chóng triển khai và thành hiện thực, để không phải mất tiền nhưng vẫn mua phải trái cây “bẩn”.

Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết, Đề án sẽ được triển khai thực hiện đến hết năm 2018. Cụ thể, từ nay đến tháng 2-2018 sẽ đẩy mạnh tập huấn, truyền thông, nâng cao nhận thức về quy định pháp luật, kiến thức ATTP, triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường kết nối, hỗ trợ xây dựng chuỗi kết nối cung ứng tiêu thụ trái cây an toàn. Từ tháng 3 đến tháng 12-2018, lực lượng chức năng tập trung kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân kinh doanh không thực hiện đúng quy định nêu tại Đề án.

Cũng theo lãnh đạo Sở Công thương Hà Nội, Sở vừa đề nghị sở, ngành liên quan, UBND 12 quận nội thành công khai thông tin cơ sở trồng cây ăn quả; danh sách các cửa hàng kinh doanh trái cây nhằm triển khai Đề án.

Chị Nguyễn Đặng Hải Yến, một tiểu thương kinh doanh trái cây trên phố Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội bày tỏ: “Tôi rất hoan nghênh Đề án này của UBND TP, và hy vọng sớm được triển khai vào thực tế chứ không chỉ hô hào rồi để đấy. Tình trạng kinh doanh trái cây vỉa hè, không rõ nguồn gốc xuất xứ cần được dẹp bỏ từ lâu rồi chứ không phải đến bây giờ mới làm”.

Không chỉ chị Hải Yến, mà hàng triệu người tiêu dùng Thủ đô đều mong muốn Đề án được triển khai và mang lại hiệu quả. Sẽ khá khó khăn để dẹp bỏ hết tình trạng kinh doanh trái cây vỉa hè, bán rong không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhưng vì sức khỏe người tiêu dùng, cơ quan chức năng cần vào cuộc kiên quyết và duy trì lâu dài.

Chi Linh

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

Sáng 27/4, ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người dân vẫn tiếp tục rời Hà Nội đi du lịch và về quê qua cửa ngõ phía Nam Thủ đô khiến mật độ phương tiện trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ tăng cao, ùn tắc kéo dài đã xảy ra trước trạm thu phí.

Từ nhiều năm qua, hơn 60 hộ gia đình nông dân ở thôn Lễ Lộc Bình, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa (Phú Yên) bức xúc vì con đường đi ra đồng đất Khu A hình thành lâu đời bỗng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho một hộ dân, cất nhà trên đó; để rồi bà con không có lối đi để sản xuất, vận chuyển nông sản.

Sáng 27/4, 2 đám cháy rừng tại khoảnh 8 và khoảnh 9, Tiểu khu 18B thuộc lâm phần rừng Phòng hộ núi Dài (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) và tại khu vực Kẹt Càng Đước trên núi Cô Tô (ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn) cơ bản đã được kiểm soát, khống chế.

Chuỵện xảy ra đã gần 60 năm nhưng bây giờ được nghe kể lại, vẫn thấy nóng hổi. Các chiến sĩ biệt động thành Nha Trang: Võ Đình Thu, Bùi Chạn, Huỳnh Văn Khoa giờ đã trên dưới tám mươi. Một ngày đầu Xuân Giáp Thìn, tôi và các ông đã gặp Thiếu tướng Lê Ngọc Sanh.

Thừa Thiên Huế đang vào mùa cao điểm xây dựng với nhiều công trình, dự án trọng điểm đang được triển khai đồng loạt nên nhu cầu vận chuyển nguồn vật liệu xây dựng tăng cao dẫn đến nguy cơ xe vi phạm quá khổ, quá tải có thể xảy ra. Nhận thức rõ nguy cơ tai nạn, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn tỉnh đã và đang tập trung tuần tra, xử lý nghiêm các vi phạm…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文