Thực hư chuyện thương lái Thái Lan lùng mua nhãn tím Sóc Trăng

10:22 09/08/2018
Ngày 9-8, ông Trần Văn Huy (ngụ ấp Phong Thạnh, xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng - người đầu tiên phát hiện ra loại nhãn tím), cho biết: “Nhiều ngày qua, thương lái lùng mua nhãn tím và tôi đã bán được gần 200 nhánh với giá 1 triệu đồng/nhánh. Hiện, vẫn còn rất nhiều người đặt mua nhưng chưa có giống bán”.

Còn thông tin thương lái Thái Lan, Đài Loan lùng mua giống nhãn “độc” thì ông Huy cho hay: “Cách đây khoảng 3 năm đúng là có thương lái người Thái Lan sang hỏi mua giống nhãn tím này nhưng tôi không bán, nên từ đó đến nay họ không quay lại nữa”.

Đã mấy năm nay, người trồng cây ăn trái ở Sóc Trăng cũng như ở nhiều nơi trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rất thích thú khi chứng kiến sự xuất hiện của loại nhãn tím, một loại nhãn độc đáo “hiếm có, khó tìm” ở miệt vườn Kế Sách và có giá bán cao gấp 5 lần so với loại nhãn đặc sản ở địa phương.

Ông Trần Văn Huy, chia sẻ: “Cách đây khoảng 15 năm, trong vườn nhãn rộng 3.000m² của gia đình với hàng trăm gốc long nhãn thì bỗng nhiên có một cây đâm ra một nhánh có hiện tượng khác thường khi phần đọt non có màu đỏ hồng, lá già dần có màu phơn phớt nâu, cành nhãn lúc còn non có màu tím thẫm. Khi ra hoa, nhánh nhãn này cũng cho vài chùm trái non có màu tím như trái nho. Thấy lạ, tôi cắt nhánh nhãn này mang đi trồng thử xem thế nào. Kết quả cây sinh trưởng tốt và cho ra những trái nhãn màu tím, rất đẹp. Sau lần đó, tôi chiết ra nhiều nhánh đem trồng quanh nhà, đến nay cũng được cả trăm gốc.

Ông Huy bên vườn nhãn tím của gia đình.

Năm 2012, tôi thử mang loại nhãn tím này đi trưng bày tại “Lễ hội sông nước miệt vườn” diễn ra ở  địa phương thì thật bất ngờ khi được nhiều người quan tâm và vô cùng thích thú bởi giống nhãn lạ này. Sau lần đó, lần nào địa phương tổ chức lễ hội tôi cũng mang nhãn của mình tham gia để mọi người cùng chiêm ngưỡng và thưởng thức dù giá của nhãn này cao gấp 5 lần giá các loại nhãn đặc sản ở địa phương. Hiện nay trong tôi có khoảng 100 cây đang cho trái, do đang tập trung chiết nhánh nên số lượng trái không nhiều, mỗi vụ chỉ được khoảng 400 - 500kg, giá bán 100.000 đ/kg”.

Nhãn tím của gia đình ông Huy được trưng bày ở “Lễ hội sông nước miệt vườn” của địa phương.

Ông Hứa Văn Lến (người dân xã Phong Nẫm), nhận xét: “Bà con chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy chú Bảy (ông Huy – PV) có giống nhãn lạ này. Về hình dạng, trái nhãn tím này cũng giống như trái long nhãn vì gốc mẹ của những cây nhãn tím này là gốc long nhãn, cơm nhãn cũng có màu trắng, hương vị cũng giống long nhãn, nhưng chỉ khác ở màu lá, màu trái… đều tím nên nhiều người tìm mua thưởng thức”.

Được đánh giá là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế, bởi trái được bán với giá cao nên cây nhãn tím đã tạo được sự quan tâm của nhiều người. Theo ông Bảy Huy, loại này trồng hạt rất khó, cây ghép thì chất lượng quả không như ý nên ông chủ yếu chiết cành, xác suất thành công lại ít, nên giá cây giống tương đối cao. Tuy vậy, trồng nhãn tím cho lợi nhuận cao, ít bệnh, không tốn nhiều phân bón, thuốc.

Trước thông tin nhãn tím hút hàng, nhiều người đã tím về Phong Nẫm để lung mua cây giống về trồng nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng khuyến cáo không nên vội vàng trồng ồ ạt loại cây trồng này vì khó đảm bảo khâu tiêu thụ vể sau, tránh đầu tư hàng trăm triệu nhưng sau đó lại rơi vào cảnh “trồng – chặt” như nhiều loại cây khác trước đây.

Cao Xuân

Vào 18h2' ngày 12/7, tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) ở Paris, Pháp, Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria) - Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa công nhận Quần thể Di tích và Danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc (thuộc địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh và thành phố Hải Phòng) là Di sản Văn hóa Thế giới.

Ngay sau khi nhận được tin báo, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an TP Huế đã huy động lực lượng, phương tiện đến cầu Dã Viên để tìm kiếm tung tích người nhảy cầu. Đến khoảng hơn 17h chiều cùng ngày, lực lượng CNCH đã vớt được thi thể người đàn ông nhảy cầu.

Chiều 12/7, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh cho biết vừa triệt phá băng nhóm mua bán hàng cấm là khí N2O (bóng cười) do đối tượng Trần Tuấn Kiệt cầm đầu. Chỉ từ đầu năm 2025 đến nay, các đối tượng đã cung cấp cho khách sử dụng hàng ngàn bình bóng cười, với tổng số tiền lên đến 253 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 105 tỷ đồng…

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên toàn quốc đối với lô sản phẩm sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil. Đây là lần thu hồi sản phẩm thứ 4 kể từ tháng 5 năm ngoái khi sản phẩm chứa chất bảo quản nhưng không công bố.

Ngày 12/7, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra đề nghị truy tố đối với các bị can: Huỳnh Thế Năng (SN 1959, cựu Tổng giám đốc Vinafood II), Đinh Trường Chinh (SN 1974, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phát triển và kinh doanh nhà) và Nguyễn Thọ Trí (SN 1961, cựu Phó Tổng giám đốc Vinafood II) về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.