Tiếp tục cảnh báo lừa đảo tín dụng tiêu dùng

10:11 29/01/2016
Mới đây, một lần nữa, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) lại phát đi thông báo cho biết, thời gian gần đây, tình trạng tranh chấp về dịch vụ cho vay tiêu dùng trả góp là một trong những nội dung khiếu nại được Cục này tiếp nhận nhiều nhất.


Trước đó, vào tháng 5-2015, Cục cũng đã từng phát đi một thông báo tương tự cảnh báo người tiêu dùng, tuy nhiên số lượng khiếu nại không có dấu hiệu dừng lại mà còn đang tăng lên.

Cụ thể, các tranh chấp phát sinh hầu hết do việc người tiêu dùng chủ quan, chỉ nghe tư vấn sơ sơ đã đặt bút ký hợp đồng với nhiều điều khoản mập mờ, lãi suất thực tế cao hơn nhiều lãi suất được tư vấn. Không chỉ thế, khi phát sinh tranh chấp, không chỉ khách hàng mà thậm chí người thân, đồng nghiệp của họ cũng liên tục bị các số máy lạ gọi điện, nhắn tin từ 6 giờ sáng tới 9-10 giờ tối để giục đóng tiền nợ. Rất nhiều cuộc gọi điện bao gồm cả việc đe dọa, sử dụng từ ngữ "chợ búa", giang hồ để thách thức người tiêu dùng.

Trước đó, trao đổi với Báo CAND, đại diện Cục Quản lý cạnh tranh cho biết: Thời gian gần đây, Phòng Bảo vệ người tiêu dùng tiếp nhận số lượng lớn phản ánh và khiếu nại của người tiêu dùng về dịch vụ tín dụng tiêu dùng, phần lớn tập trung vào dịch vụ cho vay trả góp để mua sắm các đồ dùng điện tử như điện thoại, máy tính hoặc xe máy. 

Nhiều cảnh báo đã được đưa ra, nhưng người tiêu dùng vẫn chủ quan trong việc ký kết các hợp đồng tín dụng.

Khi tư vấn dịch vụ, nhân viên tư vấn sẽ chỉ thông báo mức lãi suất rẻ, hợp lý (1-2%/tháng). Tuy nhiên, tại thời điểm ký hợp đồng, mức lãi suất không được thể hiện trên hợp đồng (để trống tại vị trí mức lãi suất). Chỉ đến khi nhận được hợp đồng (được gửi qua đường bưu điện sau đó), người tiêu dùng mới biết lãi suất thực tế thể hiện trên hợp đồng rất cao (ví dụ: 6,52%/tháng, tương đương 78,24%/năm). Khi người tiêu dùng phản ánh sự khác biệt về lãi suất thì được thông báo là hợp đồng đã được ký kết, bị ép buộc phải thực hiện hợp đồng. 

Ngoài ra, trong những trường hợp này, người tiêu dùng thường không nhận được thiện chí phối hợp giải quyết hoặc câu trả lời không rõ ràng từ phía công ty cung cấp dịch vụ. Một số trường hợp thậm chí không được cung cấp hợp đồng, do vậy, hoàn toàn không nắm rõ mức lãi suất và các điều kiện, điều khoản của hợp đồng. 

Bên cạnh đó, một số điều khoản của hợp đồng có nội dung đặc thù nhưng không được cảnh báo tới người tiêu dùng, như "Trong trường hợp ngày trả nợ trùng với ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ thì bên vay phải trả nợ vào ngày làm việc trước ngày nghỉ đó"; hoặc các điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng hầu như không được cung cấp hoặc làm rõ. 

Theo phản ánh của người tiêu dùng, trong quá trình liên hệ để thu hồi nợ, nhân viên của các công ty cung cấp dịch vụ sử dụng từ ngữ có thái độ thách thức, đe dọa, liên tục từ sáng sớm tới tối muộn, có trường hợp lên tới 10 cuộc gọi/ngày. Đa số các cuộc gọi, tin nhắn thu hồi nợ đều được thực hiện từ số máy di động, không phải số máy của công ty cung cấp dịch vụ. Khi người tiêu dùng liên hệ lại các số điện thoại này thì thường không có người bắt máy trả lời. 

Một số trường hợp người tiêu dùng nhận được thông báo gửi qua đường bưu điện về việc một văn phòng luật sư đã đưa vụ việc nợ quá hạn của người tiêu dùng ra tòa, đồng thời, hẹn ngày, tháng đến làm việc với văn phòng luật sư để giải quyết. 

Các đơn vị cung cấp dịch vụ cũng lẩn tránh trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin, đặc biệt khi khách hàng muốn thanh lý hợp đồng thì số tiền phải nộp rất cao, có trường hợp gần bằng giá trị vay ban đầu, mặc dù họ đã đóng trả góp gần 12 tháng liên tục trước đó. 

Khi người tiêu dùng thắc mắc thì đùn đẩy trách nhiệm, không những làm mất thời gian, chi phí liên hệ, mà trong thời gian đó, người tiêu dùng vẫn phải tiếp tục đóng trả góp (hoặc chịu lãi phạt), đồng thời, liên tục bị "khủng bố" bởi các cuộc gọi điện, tin nhắn thu hồi nợ. 

Theo Cục Quản lý cạnh tranh, qua công tác rà soát các hợp đồng giữa người tiêu dùng với các công ty cung cấp dịch vụ, Cục nhận thấy có một số dấu hiệu vi phạm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ví dụ như: cỡ chữ bé; điều khoản không rõ ràng; cho phép chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho bên thứ ba mà không được người tiêu dùng đồng ý…

Chia sẻ về những khó khăn trong các vụ việc khiếu nại dịch vụ tín dụng tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh cho biết chủ yếu do Quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động tín dụng tiêu dùng chưa thống nhất, tồn tại nhiều lỗ hổng, đặc biệt là quy định điều chỉnh mức lãi suất cho vay trong lĩnh vực này. Do vậy, với phản ánh của người tiêu dùng về mức lãi suất cao trong các hợp đồng tín dụng tiêu dùng, hiện Cục Quản lý cạnh tranh chưa có đủ cơ sở pháp lý để nghiên cứu và tư vấn người tiêu dùng. 

Mặt khác, các dấu hiệu vi phạm quyền lợi người tiêu dùng chủ yếu được thể hiện trong quá trình tư vấn, trao đổi thông tin giữa người tiêu dùng và nhân viên của công ty. Các nội dung này không được ghi nhận bằng văn bản hoặc tài liệu có thể tra cứu về sau, nên người tiêu dùng rất khó để chứng minh sai phạm của công ty cung cấp dịch vụ. 

Do chủ quan, nhiều người tiêu dùng thường không quan tâm hoặc không muốn tốn thời gian vào việc tìm hiểu, làm rõ các nội dung, hình thức ký kết hợp đồng, nên nhân viên tư vấn dễ dàng "dụ dỗ" ký kết hợp đồng với các điều khoản có lợi cho công ty. Khi hợp đồng đã được ký kết thì rất khó để bảo vệ quyền lợi của họ khi nảy sinh tranh chấp.

Nam Phương

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Hòa Bình vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lạc Sơn để điều tra về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Bức xúc khi chứng kiến đối tượng trộm cắp xe máy giữa ban ngày, anh Nguyễn Công Định (ngụ TP Phan Thiết, Bình Thuận) đã lao thẳng xe vào tên trộm rồi sau đó cùng người dân khống chế thành công đối tượng trộm cắp xe máy.

Tối 4/11, Công an TP Tân Uyên (Bình Dương) đã tạm giữ hình sự đối với Lê Minh Trung (SN 1977; ngụ huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương) để điều tra làm rõ hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

Ngày 3/11, Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an có Thư khen gửi đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; đồng chí Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam về thành tích đấu tranh, triệt phá đường dây sử dụng không gian mạng hoạt động mua bán trái phép chất ma tuý, thu lợi bất chính hơn 30 tỷ đồng.

Ngày 3/11, Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an có Thư khen gửi Công an tỉnh Sơn La về thành tích đấu tranh triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy xuyên quốc gia từ Lào về Việt Nam tiêu thụ.

Ngày 4/11, Công an tỉnh Thanh Hoá thông tin, Công an huyện Như Xuân vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Bùi Văn Tuấn (SN 1983), ở xã Bình Lương, huyện Như Xuân về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân…

Lương cơ sở đã tăng, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng dù xuất sắc đến đâu lương cũng "mới chỉ đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân và chi tiêu hết sức tằn tiện". Thế nên, các địa phương xin cơ chế riêng để thu hút nhân tài, Quốc hội ủng hộ nhưng nhân tài thì vẫn "như lá mùa Thu".

Chiều 4/11, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, vừa xuất quân hỗ trợ lực lượng chức năng Campuchia chữa cháy casino 7 tầng, thuộc xã Tropeng phlong, huyện Ponhia Kret, tỉnh Tbuong Khmum (Campuchia), hướng dẫn thoát nạn cho 4 người bị thương mắc kẹt trong đám cháy.

Ngày 4/11, Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) triển khai tổ công tác bí mật ghi hình các bãi giữ xe bên ngoài trường THPT Cầu Giấy (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) qua đó phát hiện không ít học sinh đi xe máy có dung tích xi lanh từ 110 – 125 cc như: Honda Vision, Spacy… gửi tại đây.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文