Tuân thủ nghiêm túc những khuyến cáo của EC để sớm được gỡ “thẻ vàng”

22:50 23/10/2019
Ngày 23-10, Đoàn công tác Chính phủ do Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng - Chủ tịch Uỷ ban quốc gia về chống khai thác IUU làm Trưởng đoàn, đã đến kiểm tra việc thực hiện khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu (EC) về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU) trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Tham gia Đoàn công tác còn có Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, UBND, các sở, ngành tỉnh Kiên Giang.Đoàn công tác đã đi kiểm tra hoạt động chống khai thác IUU tại cảng cá Tắc Cậu; kiểm tra tàu thuyền đang khai thác ngoài khơi tỉnh Kiên Giang; thăm ngư dân đang nuôi cá lồng bè tại xã đảo Hòn Nghệ, làm việc với lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Kiên Giang.

Theo báo cáo của tỉnh Kiên Giang, tính đến tháng 9-2019, toàn tỉnh có 9.858 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6m trở lên. Các tàu khai thác hoạt động gần 20 loại nghề, thuộc 5 nhóm nghề chính: lưới kéo, lưới vây, lưới rê, nghề câu và hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản. Tổng sản lượng khai thác 9 tháng năm 2019 là 450.593 tấn, đạt 76,24% kế hoạch (tăng 2,87% so cùng kỳ).

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khảo sát thực tế tại các cảng cá Tắc Cậu (tỉnh Kiên Giang).

Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của EC về chống khai thác IUU, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành nhiều chỉ thị, chương trình, kế hoạch để tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh. Để phối hợp kiểm soát, ngăn chặn tàu cá vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài theo các khuyến nghị của EC, UBND các tỉnh Bến Tre, Bình Thuận, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau đã ký kết Quy chế phối hợp trong công tác quản lý tàu cá hoạt động khai thác thủy sản trên biển.

UBND tỉnh Kiên Giang cũng ký Quy chế phối hợp với Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, Hải đoàn 28, Chi cục Kiểm ngư Vùng 5 trong công tác quản lý các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thủy sản. Các sở, ngành đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển để tiến hành xử lý các tàu cá vi phạm và có dấu hiệu vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép. Kiên quyết không lập thủ tục xuất bến cho các phương tiện không thực hiện việc ký cam kết, không chấp hành đầy đủ các quy định hoặc thiếu các loại giấy tờ cần thiết, hệ thống thông tin định vị và các trang thiết bị an toàn, cứu hộ, cứu nạn khác.

Về công tác lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, tính đến ngày 30-9, toàn tỉnh đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho 2.932 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên (chiếm 73,4%); riêng tàu cá có chiều dài 24m trở lên đã lắp được là 572 tàu (chiếm 92,5%). 100% tàu cá khi cập cảng đều được kiểm tra, thu nhật ký khai thác, nhật ký thu mua chuyển tải, báo cáo khai thác theo quy định. Khi kiểm tra phát hiện tàu cá cập cảng nằm trong danh sách tàu cá khai thác IUU hoặc chưa được trạm kiểm soát biên phòng xác nhận, ban quản lý cảng cá từ chối không cho bốc dỡ thủy sản và báo cáo cho đoàn thanh tra, kiểm soát nghề cá tại cảng xử lý theo quy định.

Bên cạnh những kết quả nêu trên, tỉnh Kiên Giang cũng nhìn nhận còn nhiều tồn tại, hạn chế cần tập trung khắc phục.

Sau khi khảo sát kiểm tra và nghe báo cáo của tỉnh Kiên Giang, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi nhận, biểu dương Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ngành và chính quyền các cấp tỉnh Kiên Giang đã vào cuộc rất quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện nghiêm 4 khuyến cáo của EC. Kết quả rõ nét nhất là việc đã ngăn chặn được tình trạng tàu cá xâm phạm ngư trường các quốc gia, quốc đảo Nam Thái Bình Dương. Đồng thời, cơ bản ngăn chặn, giảm thiểu được tàu cá vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài. Việc gắn thiết bị theo dõi, quản lý tàu cá trên biển và tại cảng, truy xuất nguồn gốc hải sản… được triển khai thực hiện tốt.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, vẫn còn một số nhiệm vụ, công việc đề ra thực hiện chưa đạt yêu cầu, ảnh hưởng đến nỗ lực chung của cả hệ thống chính trị để khắc phục cảnh báo “thẻ vàng” của EC. Kiên Giang và một số địa phương chưa ngăn chặn được tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải sản ở các nước trong khu vực. Công tác giám sát tàu cá hoạt động trên biển tuy bước đầu được triển khai nhưng chưa có chuyển biến mạnh mẽ, thay đổi về chất. Công tác truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác triển khai chưa được thực hiện đồng bộ, kịp thời và đạt độ tin cậy. Việc áp dụng chế tài xử lý các hành vi khai thác IUU chưa nghiêm, chưa triệt để….

Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, nguyên nhân khách quan là do nguồn lợi hải sản trên vùng biển của ta ngày càng suy giảm, trong khi đó năng lực khai thác của người dân vượt quá quy mô nguồn lợi hải sản. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan, quan trọng hơn, là các giải pháp để tuyên truyền, vận động, hạn chế, ngăn chặn của các bộ, ngành, địa phương chưa hiệu quả.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải hành động nhanh chóng, quyết liệt hơn nữa, tuân thủ nghiêm túc những khuyến cáo của EC để EC sớm tháo gỡ “thẻ vàng”. Đặc biệt, không để tình hình xấu hơn, khiến EC đưa ra “thẻ đỏ” với thủy, hải sản Việt Nam. Yêu cầu các bộ, ngành, UBND các địa phương thực hiện nghiêm túc, khẩn trương các chỉ thị, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Ban chỉ đạo để ngăn chặn, loại bỏ khai thác IUU. Trước mắt, phải chuẩn bị thật kỹ cho việc tiếp đón, làm việc với Đoàn thanh tra của EC dự kiến sang Việt Nam vào đầu tháng 11 tới.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Bộ Quốc phòng tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, huy động, tổ chức lực lượng trên hiện trường; Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác nắm tình hình, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm có dấu hiệu môi giới, móc nối của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đồng thời, UBND các tỉnh, thành phố ven biển cùng với Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Quốc phòng theo dõi, kiểm soát, giám sát chặt chẽ hoạt động của tàu cá trên biển, kịp thời trao đổi thông tin và xử lý nghiêm theo quy định các tàu cá vi phạm.

Về lâu dài, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, phải tái cơ cấu lại ngành Thủy sản Việt Nam. Bộ NN&PTNT phải chỉ đạo các địa phương ven biển tập trung tái cơ cấu ngành Thủy sản. Trong đó, quy hoạch, xác định rõ nguồn lợi thủy hải sản để tổ chức khai thác hợp lý; từ đó kế hoạch hóa đầu tư, phát triển hạ tầng; khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi hải sản.

Cùng với đó, cần đẩy mạnh nuôi trồng thủy hải sản, đặc biệt là phát triển mạnh ngành nuôi trồng trên biển, xác định các mô hình, cách làm hay, phù hợp, hiệu quả. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chiến lược biển Việt Nam. Cần sớm đưa ra được chiến lược phát triển ngành Thủy sản Việt Nam bền vững theo hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác, từ đó tăng năng suất, hiệu quả.

Trần Lĩnh

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文