Tỷ giá USD/VND: Không lo “sóng” cuối năm

08:00 20/09/2019
Câu chuyện tỷ giá đồng USD/VND lại trở nên nóng bỏng, đặc biệt trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Từ nay đến cuối năm, liệu VND có giữ được sự ổn định như thời gian qua?

Quý IV - thời điểm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang đến gần. Câu chuyện tỷ giá đồng USD/VND lại trở nên nóng bỏng, đặc biệt trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Từ nay đến cuối năm, liệu VND có giữ được sự ổn định như thời gian qua?

Ngày 18-9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.143 đồng (tăng 8 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.200 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.787 đồng (tăng 13 đồng). 

Thị trường ghi nhận đa số các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng USD không đổi so với cuối giờ phiên liền trước, phổ biến ở mức 23.180 đồng (mua) và 23.300 đồng (bán), mặc cho trên thị trường thế giới, tỷ giá ngoại tệ biến động mạnh. Tính từ đầu năm 2019, đồng USD trong hệ thống ngân hàng tăng 30-60 đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra.

Số liệu thống kê tại báo cáo của Công ty Chứng khoán Rồng Việt cho thấy: Tính đến hết tháng 8, tỷ giá USD/VND gần như không thay đổi so với giai đoạn đầu năm. Trong khu vực ASEAN, VND và THB là hai đồng tiền duy nhất đứng yên/tăng giá so với USD trong bối cảnh NDT giảm liên tục và chạm gần ngưỡng 7,2. Đây là hiện tượng rất hiếm khi xảy ra đối với VND do quan hệ thương mại theo hướng nhập siêu rất lớn với Trung Quốc.

Liên quan tới ngoại hối, hiện NHNN đang rất quyết liệt giải quyết tình trạng đô la hoá bằng việc chuyển quan hệ vay – mượn sang mua – bán ngoại tệ. 

Từ 31-9-2019, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ dừng cho vay ngoại tệ trung và dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ để phục vụ nhu cầu trong nước ngay cả khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay. 

Các khoản vay ngoại tệ ngắn hạn với nhu cầu và điều kiện tương tự cũng đã chấm dứt kể từ 31-3-2019. Ở góc độ điều hành chính sách, khi nền kinh tế càng hội nhập với thế giới, công tác chống đô la hoá càng cần đẩy mạnh để tối thiểu tác động lan toả từ biến động bên ngoài nền kinh tế. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp nhập khẩu để sản xuất hàng trong nước, chi phí vay vốn chắc chắn sẽ lớn hơn do vùng lãi suất vay tiền VND 6,0-8,0%/năm so với lãi suất vay tiền USD 2,8-4,7%/năm. 

Trong bối cảnh tỷ giá tiếp tục ổn định, các chuyên gia khuyến nghị đối với doanh nghiệp xuất khẩu, sử dụng các sản phẩm phái sinh như hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn,… để tối thiểu hoá rủi ro biến động tỷ giá.

Ảnh mang tính chất minh họa.

Đánh giá sự điều hành tiền tệ của NHNN là rất thành công, Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research) cho rằng, cùng với nguồn cung ngoại tệ dồi dào là những yếu tố chính giúp tỷ giá VND ổn định trong thời gian tới. 

Các chuyên gia đến từ SSI nhận định nhiều yếu tố vĩ mô thuận lợi sẽ góp phần ổn định tỷ giá trong thời gian tới. Thứ nhất, sau hai đợt mua vào ngoại tệ rất lớn là trong 4 tháng đầu năm và khoảng thời gian từ tháng 7 đến nay, dự trữ ngoại hối hiện đã ở mức cao nhất từ trước đến nay. 

Theo ước tính của SSI là khoảng 70 tỷ USD. Thứ hai, cán cân thương mại của Việt Nam và dòng vốn đầu tư nước ngoài đang diễn biến thuận lợi. Cán cân thương mại tháng 8 thặng dư 3,43 tỷ USD, đây là mức thặng dư kỉ lục tính theo tháng trong nhiều năm trở lại đây.Lũy kế 8 tháng đầu năm 2019, cán cân thương mại thặng dư 5,1 tỷ USD. 

Trong khi đó, dòng vốn FDI đăng kí và giải ngân vẫn tăng đều, đến hết tháng 8 có 11,96 tỷ USD vốn FDI giải ngân, tăng 6,3% so với cùng kì năm trước. Đồng thời, dòng vốn đầu tư gián tiếp (FII) cũng khá tích cực với các thương vụ bán vốn cổ phần lớn của Vietcombank, VinGroup, Vinaconex,... và các đợt vay vốn quốc tế của Vinmec, VPBank,.... Cán cân tổng thể thặng dư 9,1 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2019. 

Thứ ba, một số dòng vốn lớn có thể nhìn thấy sẽ về trong thời gian tới như khoản bán vốn của BIDV và mùa kiều hối cuối năm. Ngoài ra, những kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của NHNN cũng là một yếu tố quan trọng giúp ổn định tỷ giá.

Cũng chung nhận định tỷ giá USD/VND sẽ ổn định, chuyên gia tài chính - TS Cấn Văn Lực cho rằng, tác động trước mắt do Trung Quốc mất giá đồng NDT là chưa lớn. Một là, NDT chỉ là một trong 8 loại tiền tệ trong rổ tiền tệ để NHNN tính toán điều chỉnh tỷ giá. 

Hai là, ngoài biến động của các đồng tiền trên thế giới, các nhà điều hành tỷ giá khi điều chỉnh tỷ giá tính toán rất nhiều nhân tố như: Kim ngạch xuất nhập khẩu, vốn FDI, yếu tố vĩ mô trong nước… 

Trong bối cảnh thị trường thế giới diễn biến phức tạp, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục theo dõi, đánh giá, tiếp tục kiên định chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt. Phải lưu ý đối với nền kinh tế nước ta, ổn định vĩ mô là quan trọng nhất, muốn vậy thì cần phải ổn định tỷ giá”, TS. Cấn Văn Lực khuyến cáo.

Hà An

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước” và “Rửa tiền” xảy ra tại Công ty Trung Hậu 68, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang và các đơn vị liên quan.

Theo điều tra, Công ty CP đầu tư xây dựng Hùng Phát Group (có địa chỉ tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông), nay đổi tên thành Công ty CP tập đoàn đầu tư Hùng Phát Group (địa chỉ số 6 phố Hoàng Sâm, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) do Lê Phú Long (SN 1989, quê quán tỉnh Thanh Hóa, trú tại huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội) là đại diện pháp luật.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, Chủ tịch HĐTV Công ty Vận tải thủy bộ Hải Hà (Hải Hà Petro) Trần Tuyết Mai đã sử dụng sai Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) gây thiệt hại hơn 317 tỷ đồng. Ngoài ra, bị can Mai còn dùng hai hệ thống sổ sách kế toán để không đóng hàng chục tỷ đồng thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 10/1, đại diện VKSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiến hành luận tội và đề nghị mức hình phạt đối với 144 bị cáo có đơn kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam) ĐKVN), 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.

Ngày 10/1, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên án đối với bị cáo Phạm Thị Tuyết Nhung (Giám đốc Công ty Angel Lina và Công ty Thương mại Dịch vụ Hoàng Gia), Trần Thị Hồng Hạnh (Giám đốc Công ty Hoàng Kim Land) cùng 7 đồng phạm về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Chiều 10/1, Trung tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an dự và chỉ đạo hội nghị tổng kết công tác Công an năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Công an TP Cần Thơ. Về phía địa phương có đồng chí Trần Việt Trường, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ. Thiếu tướng Nguyễn Văn Thuận, Giám đốc Công an TP Cần Thơ chủ trì hội nghị. 

Ngày 10/1, lãnh đạo UBND TP Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh) xác nhận thông tin, trên địa bàn vừa xảy ra vụ nghi ngộ độc do uống rượu ngâm rễ cây rừng khiến 1 người từ vong và 4 người khác phải nhập viện cấp cứu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文