Việc làm thời mùa dịch COVID- 19: Vẫn có cơ hội cho nhiều lao động

07:22 22/04/2020
Thị trường lao động do tác động của dịch COVID- 19 đang có nhiều biến động với chiều hướng xấu.

Chỉ trước dịch chưa lâu, nhiều doanh nghiệp vẫn than thiếu lao động, tuyển dụng nhân sự gặp khó khăn, nay tình hình ngược lại, rất nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, giãn việc làm.

Đặc biệt là các doanh nghiệp có đầu vào và đầu ra chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tuy vậy, theo các chuyên gia lao động, dịch COVID-19 tác động trong những khoảng thời gian nhất định và ảnh hưởng đến một số ngành nghề nhất định chứ không phải toàn bộ thị trường lao động, cơ hội vẫn mở ra ở một chiều hướng khác.

Nhu cầu tuyển dụng vẫn lớn

Gắn bó với một doanh nghiệp chuyên cung cấp thiết bị y tế từ những ngày đầu thanh lập, anh Nguyễn Trường Giang không thể ngờ mình lại rơi vào cảnh thất nghiệp nhanh như thế. Theo anh Giang từ khi xuất hiện dịch, tình hình kinh doanh của công ty ảm đạm trông thấy, một số nhân viên đã được cho nghỉ tạm thời, số còn lại đều phải giảm lương để duy trì công việc.

Đến đầu tháng 3, dịch bùng phát, khó để trụ vững nên công ty đã phải cho hầu hết nhân viên nghỉ việc, chỉ giữ lại một vài nhân viên chuyên để duy tu, bảo dưỡng máy móc cho khách hàng. Cuộc sống gia đình vẫn phải duy trì nên anh bắt buộc phải tìm việc khác.

Anh Giang cho biết, sau khi thất nghiệp, anh đến Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp. Tại đây, anh được tư vấn đăng ký tuyển dụng việc làm online và ngay sau đó, anh đã tìm được công việc mới.

“Tôi không nghĩ mình lại được tuyển dụng ở thời điểm này. Có thể do người lao động ít đi tìm việc nên tôi lại thành người may mắn. Trong mùa dịch COVID-19, so với tìm việc trực tiếp, tìm việc online giúp hạn chế đến chỗ đông người, tiếp xúc với nhiều người, tránh được rủi ro lây dịch bệnh”, anh Giang chia sẻ.

Công ty phải cắt giảm nhân sự, thế nhưng chị Nghiêm Thị Dinh cũng không phải ở nhà quá lâu. Bắt đầu từ tháng 3, công ty cắt giảm nhân sự nhưng cũng chỉ một tuần sau đó, chị đã tìm được công việc mới. 

“Được tư vấn về tìm việc online tại Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, tôi đã tìm được một công việc mới với chuyên ngành kế toán chỉ một tuần sau đó. Việc kết nối online do Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội liên kết doanh nghiệp với người lao động. Phỏng vấn online tiết kiệm cho lao động rất nhiều thời gian và công đi lại”, chị Dinh cho biết.

Theo ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, dịch bệnh COVID-19 đã tác động rất nhiều đến thị trường lao động. Bên cạnh các đơn vị, doanh nghiệp cắt giảm nguồn lực lao động thì cũng có rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng và sử dụng lao động. Trong 3 tháng dịch bệnh diễn ra vừa qua, tại Hà Nội vẫn có cả chục nghìn vị trí việc làm và chỉ tiêu tuyển dụng.

“Chúng tôi tổ chức triển khai bằng hình thức kết nối online giữa doanh nghiệp và người lao động, giúp người lao động không phải đi lại, di chuyển nhiều trong quá trình tìm việc. Đối tượng tuyển dụng tập trung chủ yếu trong các ngành nghề: Kinh doanh, cơ khí điện, điện tử, kế toán, văn phòng, nhân viên kỹ thuật… Tính đến nay, có hơn 1.000 doanh nghiệp tham gia đăng ký tuyển dụng lao động với hơn chục nghìn vị trí việc làm.

Một số doanh nghiệp tuyển dụng với số lượng lớn đến cả nghìn công nhân. Chỉ cần một chiếc máy tính hoặc điện thoại thông minh, người lao động có thể tham gia phỏng vấn trực tuyến với nhà tuyển dụng. Thay vì chuẩn bị nhiều bộ hồ sơ, ứng viên chỉ cần chụp hồ sơ gửi đến hòm thư điện tử của nhà tuyển dụng. Có hàng nghìn đầu việc đang chờ đợi ứng viên”, ông Thành nói.

Giao dịch việc làm online, lựa chọn tối ưu cho người lao động trong bối cảnh dịch COVID- 19.

Thị trường lao động có thể sớm phục hồi

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search (Tập đoàn nhân sự Navigos), cho rằng, dịch COVID-19 tác động trong những khoảng thời gian nhất định và ảnh hưởng đến một số ngành nghề nhất định chứ không phải toàn bộ thị trường lao động, nên vẫn có thể lạc quan về cơ hội phục hồi của thị trường lao động trong thời gian tới.

Bà Mai phân tích, bên cạnh một số ngành nghề giảm tuyển dụng do dịch COVID-19, một số ngành khác lại có nhu cầu tuyển dụng tăng. Điển hình như, dịch bệnh nên người dân tăng cường mua sắm trực tuyến khiến các doanh nghiệp chuyển đổi hành vi mua sắm tại điểm bán sang đẩy mạnh phát triển các nền tảng mua sắm online, dẫn đến nhu cầu tuyển dụng các vị trí liên quan đến phát triển thương mại điện tử tăng.

“Thời điểm này, quan trọng nhất là phải giữ gìn sức khỏe của cá nhân và cộng đồng theo đúng quy tắc phòng chống dịch bệnh của nhà nước. Người lao động nên tận dụng thời gian thấp điểm trong công việc để phát triển và nâng cao kiến thức, kỹ năng, đặc biệt thông qua học tập trực tuyến. Đối với lao động mất việc có thể chủ động tìm kiếm công việc mới thông qua website tuyển dụng trực tuyến”, bà Mai chia sẻ.

Theo ông Kazuki Kunimoto- CEO freeC (nền tảng tuyển dụng HRTech), dịch bệnh mang đến thách thức lớn song cũng là cơ hội cho cả doanh nghiệp tuyển dụng lẫn ứng viên tìm việc. 

Dịch COVID-19 chính là liều thuốc cao độ để các doanh nghiệp kiểm tra năng lực nhân viên, chọn lọc người giỏi. Sau khi dịch qua đi sẽ là lúc các doanh nghiệp tìm cách phục hồi mạnh mẽ và thị trường sẽ chứng kiến cuộc tuyển dụng số lượng lớn chưa từng có.

“Thị trường công nghệ thông tin thiếu hụt 70.000 - 90.000 nhân sự mỗi năm, hiện lại càng “khát” lao động hơn sau khi nhiều chuyên gia nước ngoài không thể trở lại Việt Nam làm việc và các công ty gia công phần mềm gia tăng đơn hàng từ ngoại quốc. 

Thị trường thương mại điện tử và tiếp thị số hóa cũng chứng kiến “cú hích” tiêu dùng lớn khi người dân có tâm lý ngại mua sắm nơi đông người, dẫn đến nhu cầu tuyển dụng tăng cao trong khi nguồn ứng viên còn hạn chế do ngành mới phát triển.”, ông Kazuki Kunimoto cho biết.

Trong một động thái khác, để ứng phó với dịch bệnh và giúp người lao động ở nhà vẫn có thể tìm được việc làm, Bộ LĐ-TB-XH cho biết đang nghiên cứu để nâng cấp sàn giao dịch việc làm hiện có thành trang web Việc làm quốc gia.

Theo Bộ trưởng Bộ LĐ- TBXH Đào Ngọc Dung, trước mắt, trang web sẽ nghiên cứu để góp phần giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong điều kiện tránh tụ tập đến các Trung tâm dịch vụ việc làm để nộp hồ sơ; đồng thời tạo cơ hội tìm việc làm cho người lao động trong lúc đang bị giãn việc, ngừng việc... do dịch bệnh COVID-19. 

Trang web sẽ kết nối: Sàn giao dịch việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, tư vấn, hướng dẫn người lao động lựa chọn ngành nghề, trường nghề… để có thể thích ứng với bối cảnh hiện nay.

Phan Hoạt

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文