Việt Nam - điểm đến đầu tư đầy sức hút với Nhật Bản

09:08 05/11/2018
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) trong năm 2017 có 601 dự án mở rộng và đầu tư mới từ Nhật Bản với số vốn 8,7 tỷ USD.

Năm 2018, một số dự án đầu tư quy mô lớn như “Dự án xây dựng thành phố thông minh” với tổng vốn đầu tư 4,138 tỷ USD do Sumitomo Corporation (Nhật Bản) đầu tư với mục tiêu xây dựng khu đô thị thông minh, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội… đã nâng tổng vốn đầu tư của DN Nhật Bản tại Việt Nam trong 10 tháng năm 2018 đạt 7,6 tỷ USD, chiếm 27,5% tổng vốn đầu tư, đã giúp Nhật Bản tiếp tục là quốc gia đứng đầu về số vốn đầu tư tại Việt Nam.

Trong số 5 dự án có số vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam xây dựng nhà máy nhiệt điện, có tới 3 dự án liên quan đến doanh nghiệp (DN) Nhật Bản. Cả số dự án và số vốn đầu tư đều đạt con số kỷ lục từ trước đến nay, đưa Nhật Bản trở thành nước đứng đầu trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Điều đó cho thấy “Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy sức hút với Nhật Bản”. Ông Hironobu Kitagawa - Trưởng đại diện Văn phòng Jetro Hà Nội khẳng định.

Nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm tới thị trường giáo dục, nông nghiệp, khách sạn tại Việt Nam.

So với các quốc gia lân cận, Việt Nam được nhiều DN Nhật Bản lựa chọn là điểm đầu tư trong lĩnh vực sản xuất với những lợi thế về chi phí nhân công hay môi trường đầu tư ổn định. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển ổn định của nền kinh tế, thu nhập đầu người tăng nhanh đã giúp quy mô thị trường của Việt Nam phát triển nhanh thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong nhiều lĩnh vực. Do vậy, Việt Nam sẽ là điểm thu hút lớn trong tương lai.

Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ thương mại gia tăng trên thế giới, Việt Nam và Nhật Bản đang tích cực nhằm đưa “Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP” vốn được coi là bước đột phá trong thúc đẩy thương mại tự do đi vào hiện thực. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong số 10 thành viên còn lại của Hiệp định CPTPP, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và đứng thứ 4 trong tổng số các bạn hàng của Việt Nam trên toàn thế giới (sau Trung Quốc, Hàn Quốc và Hoa Kỳ).

Năm 2017 ghi nhận kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt hơn 33,4 tỷ USD. Trong đó Việt Nam đạt được thặng dư thương mại khoảng 250 triệu USD.

Lưu Hiệp

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文